Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Chàng Rể Mạnh Nhất Lịch Sử

Chương 80: Thiên tài đè bẹp! Hứa Văn Chiêu hết hồn (1)

Chương 80: Thiên tài đè bẹp! Hứa Văn Chiêu hết hồn (1)





Đương nhiên, Hứa Văn Chiêu vẫn chưa nói hết.

Nếu Thẩm Lãng đáp đúng năm đề trở lên, vậy chứng minh là Hứa Văn Chiêu sinh sự từ việc không đâu, phải nhận lỗi trước mặt Thẩm Lãng.

Chẳng lẽ có khả năng này ấy à?

Dù cho mặt trời mọc hướng tây cũng không thể nào, cho nên cũng không cần nói gì thêm nữa.

- Nhớ cho kỹ, trong nửa canh giờ phải trả lời xong, quá thời hạn sẽ không tính nữa!

Tiếp đó, Hứa Văn Chiêu tự thắp một nén nhang.

Lúc nhang tàn vừa đúng một giờ.

...

Nhìn thấy cảnh này, Bá Tước đại nhân cũng không khỏi bất đắc dĩ mà lắc đầu.

Như thế này chỉ sợ là Thẩm Lãng phải chịu tội!

Hứa Văn Chiêu lúc còn trẻ đã như vậy, không có tấm lòng bao dung, lòng háo thắng rất mạnh.

Nhưng làm một chủ tử thành công, quan trọng nhất là biết dùng người. Phải biết tóm được nhân tài và đặt vào những vị trí chủ chốt phù hợp.

Người dùng đúng việc, vật dùng đúng chỗ. Lúc trước Bá Tước cũng xem như thành công ở điểm này, thế nhưng hiện tại đang đối mặt cục diện này, ông thật không biết phải làm gì.

Bên trái là con rể của ông, mặc dù vô cùng nghịch ngợm, hơn nữa còn có khoảng cách thế hệ nhất định với ông. Thế nhưng từ tận đáy lòng, Bá Tước đại nhân vẫn tán thưởng, đồng thời thích thằng con rể này.

Mà bên phải là tâm phúc của ông, hơn nữa quản lý thu chi của phủ Bá Tước hai mươi mấy năm, là người mà ông đặc biệt kính nể.

Cho nên có chút thời điểm, dù cho làm chủ cũng rất khó quyết định tùy ý được.

Mà đối với mười mấy thanh thiếu niên ở đây mà nói hoàn toàn là một vở kịch đặc sắc.

Bọn họ hưng phấn đến nỗi khó lòng kiềm chế, tên Thẩm Lãng kia dám đối đầu với ông thầy Hứa Văn Chiêu khó tính, đúng là chuyện mười năm khó gặp à nha.

Quả thực quá mức mong đợi.

Mặc dù trong lòng bọn họ có một chút xíu nghiêng về phía Thẩm Lãng, nhưng càng muốn xem Thẩm Lãng bị quất roi một trăm cái.

Ai cho ngươi cưới nữ thần của bọn ta vậy?

Ngươi không xui xẻo, làm sao đám đàn ông kia hài lòng chứ?

...

Thẩm Lãng đọc thoáng qua mười câu hỏi này, trong lòng không khỏi hô nhỏ một tiếng.

Ái chà!

Ta để cho Hứa Văn Chiêu vắt hết óc suốt một giờ ra đề bài, những tưởng nó khó khăn như thế nào?

Hoá ra lại đơn giản như vậy!

Để ta đường đường là thạc sĩ tới giải mười câu toán này, đơn giản là giết heo dùng dao mổ trâu rồi.

Đọc thử câu thứ nhất.

Người đầu tiên nắm một hạt gạo, người thứ hai nắm hai hạt gạo, và người thứ ba nắm ba hạt gạo, với tổng số một trăm người.

Hỏi, có bao nhiêu hạt gạo mà 100 người này nắm?

Đây là lớp 4 tiểu học? Hay là đề toán lớp 5 vậy?

Lúc Thẩm Lãng viết lên câu trả lời, cũng cảm giác mình giống thiểu năng trí tuệ, ai đời lại giải bài toán đơn giản như vậy.

Đương nhiên, câu hỏi đối với Thẩm Lãng mà nói đúng là giản đơn đến mức không cách nào nhìn thẳng, nhưng đối với người của thế giới này mà nói, đã cũng đủ khó khăn.

Chí ít mười mấy học trò ở đây, người có thể ở trong thời gian người có thể làm câu hỏi này trong một thời gian ngắn, về cơ bản không tồn tại.

(Chú thích của Bánh: Câu hỏi này được viết trong Olympic toán học cấp ba tại thành phố vào năm 1993, nhưng không có ai làm được, đừng hỏi ta làm sao biết điều đó.)

...

Tiếp tục Thẩm Lãng nhìn thấy câu thứ hai.

Ồ?

Có chút thú vị!

Mặc dù nó vẫn còn rất đơn giản cho Thẩm Lãng, nhưng đối với thế giới này đã là đặc biệt khó khăn.

Hiện nay có một ẩn số, chia số đó cho 3 dư lại 2, chia số đó cho 5 còn dư lại 3, chia số đó cho 7 còn dư 2, con số đó không hơn một trăm, vậy hỏi con số đó là bao nhiêu?

(*Đây là bài toán trong quyển Tôn Tử Tính Kinh. Đáp án của nó ra một loạt số như 23, 128, 233, 338, 443... Nhưng vì có tổng không hơn 100 nên chỉ chọn số nhỏ nhất là 23.)

Được rồi, phải dùng đến phương trình.

Chỉ có 3 giây, Thẩm Lãng liền ra đáp án 23, còn chả cần dùng laptop Alienware.

Câu thứ ba thú vị hơn.

Tam nhân đồng hành thất thập hi, Ngũ thụ mai hoa nhập nhất chi; Thất tử đoàn viên chính bán nguyệt, Trừ bách linh ngũ tiện đắc tri!

(Tạm dịch: Ba người cùng đi đường thì vui gấp bảy mươi lần, măm cây hoa Mai có hai mươi mốt nhánh, bảy chàng dạo chơi vườn Đào vào giữa tháng của mùa Thu, thêm hay bớt một trăm lẻ năm để định đáp số. Đây là đề toán trong Toán Pháp Thống Tông, phương pháp giải vẫn y chang Tôn Tử Vấn Đề, được viết thành 4 câu thơ trong Tôn Tử Ca. Đáp án là: 2×70+3×21+2×15=140+63+30=233, sau đó lấy 233-105-105=23)

Thầy cho là viết thành thơ, là có thể che giấu hắn là một đường giản đơn toán học đề chân diện mục?

Thẩm Lãng vẫn không cần tốn nhiều sức giải ra đáp án.

Tiếp theo là đề thứ tư, thứ năm, thứ sáu và thứ chín.

Thực sự, không có một câu hỏi nào có thể làm cho Thẩm Lãng cảm giác được có một chút xíu độ khó cả.

Không có câu hỏi nào có thể khiến hắn mất hơn hai phút.

Do đó, hắn đặt tất cả những kỳ vọng của mình vào cái câu hỏi cuối cùng.

...

Câu hỏi cuối cùng thực sự chiếm toàn bộ một trang, Thẩm Lãng nhìn thoáng qua, không khỏi mở to hai mắt.

Câu hỏi này, có chút thú vị, có chút khó khăn rồi!

Thậm chí là siêu khó!

Tổng cộng có hai mươi cây, mỗi hàng có 4 cây, tối đa được bao nhiêu hàng.

Chỉ có phương pháp dùng hình vẽ ra, nếu như ít hơn 14 hàng thì đáp án coi như sai!

Câu hỏi này nhìn như giản đơn, lại là câu hỏi khó ngàn năm trên trái đất.

Người bình thường luôn nghĩ, tổng cộng 20 cây, một hàng 4 cây, đó là 5 hàng.

Đương nhiên hoàn toàn không phải như thế, bởi vì cây có thể được trồng theo hình dạng bất quy tắc nên chắc chắn lớn hơn con số 5 đó rất nhiều.

Vào thế kỷ XVI, người La Mã hoàn thành việc sắp xếp 16 hàng.

Nhà toán học nổi tiếng Gauss trong thế kỷ thứ mười tám đã hoàn thành sắp 18 hàng.

Mãi cho đến cuối thế kỷ hai mươi, hai vị cao thủ máy tính đã sử dụng máy tính để hoàn thành việc sắp xếp 20 hàng.

Đây đã là một kỷ lục.

20 hàng, mỗi hàng có 4 cây, thực sự trồng 20 hàng.

Tuy nhiên, vào thế kỷ hai mươi mốt, con số mới đã được được sinh ra, và một số người đã hoàn thành việc sắp xếp 23 hàng.

(*Vì không thể up hình bài giải nên Mèo chỉ có thể miêu tả sơ lược đáp án là một hình ngôi sao 6 cánh, thêm hai điểm khi nối các đỉnh ngôi sao lại ra tổng số 23)

Câu hỏi này cũng là đề mục Hứa Văn Chiêu đắc ý nhất, ông ta đã tìm thấy nó trong sách toán cổ.



trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch