Tiếp đó Lưu Bang luận công ban thường, Tiêu Hạ công đầu, phong ông làm Toán hầu, thực ấp nhiều nhất. Chư hầu phân phong hoàn tất, tiếp đó là xếp thứ hạng, mọi người khuyên gián Lưu Bang:" Bình Dương hầu Tào Tham theo bệ hạ nam chinh bắc chiến, trên người bị hơn 70 vết thương, công thành cướp đất, công lao lớn nhất, nên xếp hàng đầu."
Lúc ấy quan nội hầu Ngạc Quân nói:" Trong chiến tranh Hán Sở, bệ hạ có nhiều lần toàn quân tan tác, một mình chạy thoát, toàn dự vào Tiêu Hà bổ xung quân đội từ Quan Trung. Đôi khi không có mệnh lệnh của bệ hạ, Tiêu Hà cũng phái mấy vạn người tới, vừa vặn bổ xung cho bệ hạ. Không chỉ binh sĩ, dù quân lương cũng dựa vào Tiêu Hà mới có thể cung ứng được."
"Những điều đó đều là công lao lớn sáng lập Hán gia, lưu truyền hậu thế, sao có thể đem công lao nhất thời của đám người Tào Tham xếp trước công lao muôn đời chứ! Theo ý của thần, Tiêu Hà nên xếp thứ nhất, Tào Tham thứ hai."
Một phen nghị luận này của Ngạc Quân vừa vặn trúng ý Lưu Bang, vì vậy thuận nước đẩy thuyền, xếp Tiêu Hà ở thứ nhất, cho ông ta đeo kiếm lên điện. Đồng thời phong chức cho hơn mười phụ tử huynh đệ của Tiêu Hà, đồng thời gia phong cho Tiêu Hà 2000 hộ. Như thế Tiêu Hà đừng đầu các công khanh, được xưng là "khai quốc đệ nhất hầu", thực ấp vạn hộ.
Về những lời đó, trong lòng Tào Tham nghĩ thế nào, chúng ta không biết, nhưng chúng ta biết đại khái trong lòng ông ta không dễ chịu. Bao năm qua ông ta tham dự vô số chiến sự, nam chinh bắc phạt, công lao hiển hách, Tiêu Hà chỉ ở hậu phương, vậy mà vượt qua mình xếp ở hàng đệ nhất à?
Vì sao đời sau vẫn luôn dùng thành ngữ "Tiêu quy Tào tùy" ? Bởi vì Tào Tham đối với những chính sách mà lão bằng hữu có chút "mâu thuẫn" với mình định ra, ông ta quyết định bỏ thành kiến cá nhân làm theo.
Riêng điểm đó thôi đã không tầm thường.
Lưu Phì vô cùng tôn trọng Tào thừa tướng, Lưu Phì ở nước Tề cơ bản là buông quyền giao cho Tào Tham, bản thân ở sau lưng chống lưng cho ông ta, nếu gặp phải người Tào Tham không trấn áp được, hắn mới đứng ra. Tương ứng Tào Thừa Tướng đối xử với Lưu Phì càng thêm kính lễ, không vì thân phận khai quốc đệ nhị công thần mà xem thường vị Tề vương trẻ này.
Hai người phối hợp ăn ý, quản lý nước Tề đâu vào đó, giảm bớt lao dịch thuế má, cổ vũ nông nghiệp, cho dân nghỉ ngơi. Tào Tham tung ra mấy chiêu tổng hợp, tình hình nước Tề như mặt trời đang lên, dần dần quay về dáng vẻ giàu có của nước Tề vốn có.
Nhưng lần này Lưu Phì vội vàng kéo Tào Tham lên xa giá của mình, bất chấp lễ nghi thường ngày:" Phụ hoàng nói, đất Đại có biến. Bảo chúng ta chuẩn bị sẵn sàng nghênh địch."
Lưu Phì trải qua chiến loạn, nhưng chưa từng đánh trận, bởi thế có chút hoảng loạn, Tào Tương thì vẻ mặt trấn định, đánh trận à? Chuyện đó với ông ta như cơm bữa, ông ta chẳng chút lo lắng.
"Tướng quốc thấy thế nào?"
"Nếu như có biến, đương nhiên phải trấn áp."
"Nhưng trấn áp thế nào?"
"Thần dẫn quân trấn áp."
Lưu Phì đương nhiên cũng biết phải dẫn binh trấn áp, nhưng vấn đề là, nước Tề vừa mới có chút chuyển biến tốt, sĩ tốt trong nước tối đa triệu tập được tám chín vạn, có thể triệu tập là một chuyện, nhưng nếu triệu tập nhiều sĩ tốt đi tác chiến như thế, vậy thì cục diện nước Tề hiện giờ sẽ phế hết.
Dường như nhìn ra lo lắng của Lưu Phì, Tào Tham bình thản nói:" Đại vương không cần lo, đối phó với Trần Hi không cần triệu tập quá nhiều người, có thần ở đây, Đại Vương không cần lo bất kỳ chuyện gì.
Sự bình tĩnh của Tào Tham mang tới lòng tin cực lớn cho Lưu Phì, đương nhiên Lưu Phì cũng biết chiến tích năm xưa của vị thừa tướng này. Trần Hi cũng là một mãnh nhân, nhưng tuyệt đối không thể hơn được vị này, tuy Hán Sơ Tam Kiệt không có ông, Hán Sơ Tam Đại Danh Tướng cũng không có ông, nhưng ông đích thực rất giỏi đánh trận. Tới Anh Bố là một trong tam đại danh tướng còn bị Tào Tham đánh thảm rồi, sợ gì Trần Hi.
Lưu Phì đem chuyện tác chiến giao cho Tào Tham, Tào Tham bắt đầu bí mật triệu tập quân đội ở nước Triệu, chuẩn bị sẵn sàng xuất chinh.
Lưu Giao và Lưu Cổ sau khi trở về cũng như thế, dưới quyền chỉ huy của Lưu Giao không có loại mãnh nhân như Tào Tham, nhưng nước Sở rộng lớn giàu có, có thể triệu tập được không ít sĩ tốt. Nhưng xấu hổ cho Lưu Cổ quốc gia của hắn mới lập ra, vừa không có mãnh tướng lại không giàu có, cũng không có lính ... Nhưng hắn vốn là chư hầu vương xuất thân quân công, nên hắn không sợ, huống hồ đất Đại cách hắn xa như vậy.
Ở đất Đại, Trần Hi sắp dẫn đầu thế cục mới của thiên hạ, mặt không cảm xúc, nghe Vương Hoàng thao thao bất tuyệt trước mặt mình.
Vương Hoàng vốn là một thương nhân, sau thành tướng lĩnh dưới quyền Hàn Tín. À, Hàn Tín này không phải là Hàn Tín kia, mà là Hàn vương Tín. Vị Hàn vương Tín là là hậu duệ của vì Hàn vương cao thâm mạt trắc nào đó, kế thừa hoàn mỹ gen tốt thông minh cao thâm mạt trắc của vương thất nước Hàn.
Khi Hung Nô tới vây công Hàn vương Tín, Hàn Tín nhiều lần phái sứ giả cầu hòa với Hung Nô. Lưu Bang phái người dẫn quân tới cứu viện, nhưng hoài nghi Hàn Tín nhiều lần phái sứ giả riêng, có ý phản bội Hán triều, phái người trách mắng.
Hàn Tín cực kỳ sợ hãi, vì thế liền cùng Hung Nô ước định tấn công Hán Triều, khởi binh tạo phản, đem cả quốc đô Mã Ấp ra đầu hàng Hung Nô, đồng thời dẫn quân tấn công Thái Nguyên.
Lưu Bang suất quân đánh tan quân đội của Hàn Vương Tín, Hàn vương Tín chạy sang Hung Nô, Vương Hoàng và Mạn Khâu Thần lập hậu duệ của vương thất nước Triệu là Triệu Lợi lên làm vương, lần nữa thu gom sĩ tốt thất tán của Hàn Vương Tín, cùng Hung Nô hợp mưu đánh Hán, bị Lưu Bang phá.
Về sau Hàn vương Tín dưới vây cánh Hung Nô nhăm nhe, mong có một ngày "phản công đại lục", đại thần Vương Hoàng của hắn thì theo Trần Hi, cùng chủ nhân cũ Hàn vương Tín dụ dỗ Trần Hi tạo phản.
"Chúa công, chư hậu hận Hán lâu rồi, nếu như ngài có thể khởi binh, Hàn Vương Tín nhất định sẽ dẫn quân Hung Nô hưởng ứng hành động vĩ đại của ngài."
"Nay Lưu Bang đã già, Sở vương càng bị ông ta bắt vào Trường An, Lương vương và Hoài Nam vương càng lén bất mãn với Lưu Bang, ông ta đã không còn năng lực đánh tướng quân nữa, bây giờ ngài xuất binh, không ai có thể đánh bại được ngài."
Có lẽ là do căn dặn của Hàn Tín trước khi đi, hoặc có lẽ là Hàn vương Tín cho ông ta dũng khí.
Tóm lại là dưới sự ảnh hưởng của hai vị Hàn Tín, tháng chín năm Hán đế thứ mười, một tháng sau khi thái thượng hoàng giá băng, Trần Hi tạo phản.
Nước Đại vốn có đại vương, cũng chính là Lưu Hỉ ca ca Lưu Bang. Nhưng khi Hung Nơ tấn công, chẳng ngờ vị Đại vương này lại vứt bỏ quốc gia của mình để chạy một mình, Lưu Bang phẫn nộ biếm ông ta thành hầu. Mặc dù nước Đại không còn đại vương nữa, nhưng nước Đại vẫn tồn tại, người thống lĩnh nơi này trên danh nghĩa là Triệu Tương, thực tế là Đại thừa tướng Trần Hi.
Ngày hôm đó Trần Hi gọi các đại thần nước Đại vào vương cung.
Nước chư hầu đầu thời Hán có thể nói là "đầy đủ ngũ tạng", nghiễm nhiên thành nước trong nước. Toàn bộ quan chức của Hán triều, bọn họ cũng có, từ thừa tướng tới thái phó, ngự sử đều có cả. Hơn nữa là chư hầu vương, bọn họ có hai quyền lực vô cùng trọng yếu.
Thứ nhất là có thể tự miễn nhiệm quan lại bổng lộc dưới 2000 thạch, trên 2000 thạch do Hán triều bổ nhiệm cách chức.
Thứ hai, có thể thu thuế má của thần dân trong nước, tự do phân phối.
Chú giải: Ai phong tước ở Quan Trung thì gọi là quan nội hầu, bên ngoài là quan ngoại hầu, khi đó vùng Quan Trung là trung tâm quốc gia nên quan nội hầu tất nhiên có giá hơn. Hết chú giải.