Vân Lang đứng trên càng xe, tâm thần hơi mê đắm, không phải y không thấy loại cảnh sắc nông thôn như thế này này, chủ yếu nếu ở thời của y nếu ở nông thông nhà tranh vách đất thế nào có thêm vài cái cột điện xiêu vẹo, xe máy cũ cọc cạch nổ bành bạch, khung cảnh toát lên vẻ nghèo khó chứ đâu được cảm giác như ở đây.
Nông phu canh tác trong đồng ruộng không khác gì cung nô, khác biệt là ở quần áo, ở Dương Lăng, con người đều mặc quần áo.
Đừng nghĩ đó là chuyện nhỏ, đó là một khác biệt lớn giữa người và nô lệ.
Nô lệ thấy quý nhân hoặc là phải nấp đi, hoặc là phải quỳ dưới đất không để quý nhân nhìn thấy mặt của họ.
Nhưng nông phu thì khác, bọn họ được cùng quý nhân đi trên đường lớn, mặc dù vẫn giữ tôn kính với quý nhân, thế nhưng thái độ với loại thương nhân như Trác thị thì vô cùng hời hợt, nhìn thấy đội xe đi qua chỉ lùi sang bên đường, là lễ phép khi đi đường thôi, không phải tôn kính.
Nhà cửa trên cao nguyên đất vàng thì tất nhiên là dùng đất vàng làm thành tường, thêm vào mái nhà lợp cỏ thoai thoải, tạo cửa sổ, kiểu nhà nửa bên cho dù đời sau cũng không hề hiếm, còn ở thời đại này thì là một loại trào lưu.
Quan binh thủ thành thì chẳng hề có tôn kính với Trác thị, ít nhất họ không vì xe ngựa sang trọng mà miễn đi thuế nhập thành, từ khuôn mặt khó coi của quản gia Trác Chuẩn tùy hành là biết sau khi giao thiệp, khả năng phải nộp khá nhiều tiền.
Tường thành Dương Lăng không cao, đoán chừng là tầm bốn mét, bên ngoài là thành quách, bên trong là chủ thành, kiểu tỉ lệ ba dặm thành bảy dặm quách, một kiểu rất phổ biến thời Chiến Quốc.
Hoàng đế chẳng những phải dựa vào thành quách để kháng cự ngoại địch, còn phải đề phòng bộ hạ lợi dụng thành quách để chống đối mình, bởi thế độ cao của tường thành là môn học vấn.
Vân Lang đã sống ở đại đô thị chục triệu người ở đời sau, cho nên đại thành ở nơi này với y mà nói càng giống phim trường thôi, chỉ là diễn viên đóng vai quần chúng càng thêm chất phác, càng nhập vai, quần áo của họ thì màu sắc ảm đảm buồn chán.
Cửa hiệu trên đường phố trông xám xịt, được cái tương đối mới, dù sao tòa thành này đang tiếp tục phát triển.
Hàng hóa hai bên thì Vân Lang nhìn một cái vô cùng thất vọng, bất kể là thịt bu đầy ruồi, hay là vải vóc đặt trên quầy không có gì đáng nhìn hết. Còn về phần những thứ đồ thủ công như chuồn chuồn tre, ngựa trúc thì càng khiến y thở dài liên hồi.
Đội xe rẽ về phía thành tây nơi đặt xưởng luyện sắt Trác thị, xe ngựa Bình Tẩu tách khỏi đoàn, đưa Vân Lang đi dạo quanh thành.
Đường xá ở Dương Lăng ấp khá rộng rãi, đường chính có thể cho phép hai chiếc xe ngựa tránh nhau, nhà cửa san sát thật đấy song chẳng có gì đáng nhìn, người đi lại thật ra cũng có thể xem là tấp nập, nếu so với cảnh hè phố đời sau thì là lác đác thảm thương.
Đi một lúc thứ duy nhất thu hút được Vân Lang là thương phiến bán thẻ sách trống liền ghé lại xem, ở trên núi quá trình chế tác thẻ sách tốn công, rườm rà lại tẻ nhạt, chẳng khác nào hành hạ người ta.
Mực là loại mà nếu không may rơi xuống nước là rời ra ngay, chẳng cách nào so với thỏi mực thời sau có ném vào nước mười ngày nửa tháng cũng chẳng tan.
Còn về đồ gốm, Vân Lang chỉ muốn quay đầu đi, cứ nghĩ là Thái Tể sống xa cách xã hội nên đồ đạc thô sơ, dè đâu thành thị cũng chẳng khác gì, xã hội còn sơ cấp tới cái độ này khiến Vân Lang mất hết sạch hứng thú.
Thất vọng là từ ngắn gọn nhất để miêu tả tâm trạng Vân Lang lúc này.
Các loại biểu hiện của Vân Lang lọt vào mắt Bình Tẩu không sót chút nào.
Chỉ cùng Vân Lang đi quanh phố một vòng, ông ta liền phát hiện nếu chỉ dựa vào mua chuộc, Trác thị không cách nào giữ chân được thiếu niên này.
Bất kể là kỳ trân trong hiệu châu báu, hay là mỹ phụ ở câu lan viện đầu không giữ nổi ánh mắt của y.
Bình Tẩu không hiểu, một kẻ sa sút bị sư môn trục xuất, bị tông tộc chèn ép vì sao lại có nhãn quang cao như thế.
Là người sẽ có nhược điểm, người tham tài, người háo sắc, kẻ thích danh, mê quyền thế, rượu ngon mỹ thực, biến thái chút là giết chóc.
Tiền bạc? Đây là thứ Bình Tẩu phủ nhận trước tiên, vì hôm qua y phải cúi xuống nhặt năm lượng bạc tốt ném xuống đất lên, vậy mà hôm nay y tùy ý ném ba lượng cho một phụ nhân cùng ba đứa bé quỳ bên một cỗ thi thể, muốn bán thân chôn chồng, phụ nhân đó đã xấu xí lại còn ba đứa con bẩn thỉu, để làm gì?
“ Tiên sinh, tiên sinh, chúng ta ăn cơm ở Trác thị có mất tiền không?” Vừa làm Mạnh Thường Quân một phen, Vân Lang mới chợt nhớ ra mình vừa vung tay hơi quá trán:
Bình Tẩu thở dài:” Không cần tiền, mỗi ngày có phó phụ mang cơm tới.”
Vân Lang liền vui vẻ ngay:” Đãi ngộ không tệ, có điều bảo họ mang tới bộ dụng cụ nấu nướng, tiểu tử chuẩn bị tự làm.”
Bình Tẩu tò mò hỏi:” Vì sao thế?”
Vân Lang kinh khủng nhìn quán ăn bên đường, mấy thứ hổ lốn họ bán trong mắt y không khác gì thức ăn cho lợn: “ Không tin được họ.”
Bình Tẩu vỗ trán: “ Không ai hạ độc ngươi đâu.”
Vân Lang chỉ chỉ quán ăn vô cùng tấp nập, ở đó có cái đỉnh chứa thứ đủ màu: “ Thế khác gì hạ độc chứ?”
“ Món đó đứng đầu bát trân, tên gọi pháo đồn, đầu tiên treo lợn lên cột làm sạch, nhét táo vào bụng, bọc bùn ướt, nướng khô. Sau đó mới bóc bùn ra, xoa bột gạo khắp thân lợn, dùng đỉnh lớn rán chín, thái phay, thêm quả. Sau đó cho vào đỉnh nhỏ, dùng lửa nhỏ nấu ba ngày ba đêm. Khi mở ra đến thần linh cũng phải kéo đến, vậy mà không lọt vào mắt tiểu lang quân sao?”
Vân Lang nỗ lực di chuyển ánh mắt ra khỏi một người dùng thìa gỗ moi cục mỡ lợn ăn cho vào mồm ăn ngon lành, thời đại khác nhau, con người ăn khác nhau, chẳng có gì lạ.
Mỡ với người Hán mà nói mà món ăn ngon nhất trên đời, thứ quan trọng nhất là nguồn nhiệt lượng.
Khi một con lợn được đưa vào bếp, các bào trù suy nghĩ làm sao để có thể tận dụng toàn bộ mỡ trên người nó, chứ không phải là mùi vị. Giống như khi Vân Lang trời qua thời kỳ khó khăn, càng thích thịt mỡ béo ngậy chứ không phải là xương sườn hay thịt nạc.
Tác dụng nguyên thủy của thức ăn với con người là bổ xung nhiệt lượng, chứ không phải là thỏa mãn cái bụng.
Mới đi được nửa thành thôi mà Vân Lang đã chán chẳng muốn đi nữa, cùng Bình Tẩu tới thành tây.
Xưởng luyện sắt được mở ở khu xầm uất nhất trong thành, bên ngoài có cửa hiệu lớn, đi qua cổng thì khói bốc cuồn cuộn, tiếng lửa cháy rừng rực, tiếng rèn sắt coong coong không ngớt bên tai, không ngờ nhà ở ngay cạnh xưởng ... Đây là đặc trưng của thời đại này, bọn họ thích náo nhiệt.
*** Câu lan viện: Chính là thanh lâu, vì đứng ở lan can, để câu dẫn khách nên có tên đó.