Mây đen trôi đi, nhường chỗ cho vầng trăng sáng. Không khí sau cơm mưa tràn ngập mùi tanh nồng của máu, đại điện chùa bị bao phủ bởi ánh lửa đang cháy rừng rực.
Sơn tặc đã bỏ chạy hết, khắp nơi la liệt những xác người.
Đám người Lưu Sấm ngồi trong một cỗ xe lơn, nhìn những người chạy tới chạy lui xung quanh. Chiến trận đã kết thúc, nhưng còn phải thu dọn tàn cục, kiểm kê thi thể, điều tra thương vong, liệt kê dah sách. Thương đội của Mi gia lần này tổng cộng đã phái đi một trăm ba mươi hộ vệ, ngoài ra còn thêm hơn trăm dân phu cùng người đánh xe. Sau trận chiến đẫm máu, số hộ vệ hy sinh quá nửa, dân phu và lính đánh xe cũng chết gần tám mươi người, thật sự là thương vong thảm trọng.
Số hộ vệ đã chết, chỉ cần ghi lại họ tên, mai táng là được rồi, sau khi trở về kiểm tra thông tin gia quyến, cho một ít bạc coi như xong. Nhưng dân phu và người đánh xe chết nhiều như vậy, lại trở nên ô cùng phiền toái.
Lấy ai điều khiển xe ngựa đây? Còn hàng hóa ai sẽ bốc vác?
Hàng loạt việc như vậy đều cần Mi Thiệp giải quyết, khiến y vô cùng lúng túng.
- Đã phái người tới Khúc Dương thông báo, muộn nhất là sáng mai sẽ có người Khúc Dương đến tiếp ứng.
Nét mặt đăm chiêu, Mi Thiệp ngước nhìn không không khí tang thương của đoàn xe. Giao dịch lần này vốn dĩ muốn thể hiện đôi chút với Mi Phương lão gia, tuyệt không ngờ có thể xảy ra sai xót lớn đến vậy. Điều này khiến y lo sợ không yên, bước xuống ngồi trên sàn xe, y buồn rầu nói chuyện với Lưu Sấm.
Trải qua chuyện lần này, Mi Thiệp không dám coi thường Lưu Sấm nữa. Trước đây vốn cho rằng hắn là kẻ nhút nhát, thế nhưng trong trận chiến vừa rồi, cái nhát gan của hắn lại như một sát thần. Số sơn tặc chết trong tay Lưu Sấm đến gần ba mươi tên, nếu là trong quân đội, con số này ít nhất bằng chiến tích của cả một đội quân rồi.
Thái độ của Mi Thiệp với Lưu Sấm từ đó thay đổi. Y có thể nhìn ra, một ngày nào đó kẻ võ nghệ đầy mình như hắn nhất định sẽ lập được công danh. Tuy nói Lưu Sấm là công cho Mi gia nhưng tuyệt không phải nô bộc, cũng chẳng phải gia nhân, tự do tự tại, không có ràng buộc với ai, ai biết được trước được thanh công sau này của hắn chứ? Vậy nên y càng không muốn đắc tội với hắn, trong lời nói của y ngoài hững câu khách khí, còn thêm phần nể sợ.
- Đã tìm hiểu rõ lai lịch của bọn sơn tặc chưa?
Lưu Sấm ngồi nghịch nửa thanh xà mâu, đoạn ném xuống đất. Nửa thanh mâu này chính là thanh xà mâu Thiết Tích trước đó của hắn, sau trận chiến bị gãy làm hai, không thể dùng được nữa. Thiết mâu vốn rắn, nhưng lại thiếu tính dẻo dai, đặc biệt khi giao chiến với đối thủ cũng dùng vũ khí rắn thì rất dễ bị gãy đoạn. Những cây thương tốt tốt nhất thường dùng những chất liệu gỗ đặc biệt làm cán thương, sau này, thiết thương thiết mâu dần dần bị đào thải, được thay thế bằng những loại thương cán bằng gỗ. Tuy nhiên, muốn có cán thương tốt cũng không phải tùy tiện loại gỗ nào cũng được.
Ví như loại mã sóc nổi tiếng nhất đời Đường, chủ yếu dùng cây gỗ chá; còn nguyên liệu chế tạo cán thương có tiếng nhất thời Minh Thanh lại là cây gỗ cây ngưu cân. Cây đại thương trong nhà Lưu Sấm chính là chế tạo từ gỗ ngưu cân, theo lời Chu Hợi, cây thương này được chế tạo vô cùng tinh xảo, đương thời khó có vũ khí nào bì được.
Trước trận chiến này, Lưu Sấm còn chưa hiểu rõ lắm tính quan trọng của binh khí; nhưng sau khi trải qua trận chiến đẫm máu, Lưu Sấm rốt cuộc cũng đã hiểu được, ở thời đại này, việc sõ hữu một vũ khí tốt quan trọng đến mức nào. Cần nhanh chóng vượt qua giới hạn của bản thân, luyện thành Thương Hùng Biến.
Lưu Sấm thầm hạ quyết tâm, nhất định phải nâng cao thực lực để ó thẻ chính thức làm chủ cây Bàn Long thương kia.
Mi Thiệp nói:
- Là Vũ sơn tặc.
- Hả?
- Lúc nãy đã bắt sống được mấy tên, truy hỏi lai liijch thì chúng khai là Vũ sơn tặc. Tiếc là không tra khảo ra vì sao chúng đánh lén chúng ta. Mấy tên đó hỉ là bọn lâu la, những gì chúng biết được cũng không rõ ràng. Chỉ khai nhận được được tới đây đánh lén, co slex hai tên đầu sỏ kia biết nhiều hơn một chút, đáng tiếc lại bị Bùi Thiệu chém chết, không còn cách nào lấy khẩu cung được nữa.
Khi thủ lĩnh sơn tặc hạ lệnh tấn công, chỉ có Lưu Sấm cùng Bùi Thiệu bốn người đứng ở cửa chùa. Bởi vậy Mi Thiệp không nghe rõ tiếng hô của bọn sơn tặc, cho nên càng không biết được, ở đây còn tồn tại một nhân vật thái tử.
Lưu Sấm từng nghe nói về Vũ sơn tặc, đó là một nhóm cường đạo, do chúng tập trung trên núi Vũ Sơn, nên mới được gọi như thế. Đồn rằng chúng có trên nghìn tên, rát có thế lực ở quận Đông Hải, là lực lượng hải tặc lớn phía sau Úc Châu Sơn. Vũ Sơn nằm ở cảnh nội huyện Cù, đồng thời cũng là đỉnh cao nhất của quận Đông Hải. Thế lực của bọn chúng trải dài khắp hai vùng huyện Cù và huyện Đàm, nhưng trước giờ chưa từng nghe nói chúng dám động thủ với Mi gia.
Từ xưa tới nay, Vũ sơn tặc và huyện Cù huyện Đàm luôn duy trì thái độ nước sông không phạm nước giếng, mà cũng bởi huyện Đàm và huyện Cù không đủ binh lực nên khồn dám xuất binh trấn áp. Thế nhưng bây giờ, Vũ sơn tặc lại ngang nhiên ra tay với đội buôn Mi gia ; không những thế, xconfn nhằm vào chính những người thuộc đội buôn Mi gia để động thủ, thật khiến người ta không khỏi kinh ngạc.
Bọn sơn tặc này muốn cái gì đây ?
Hơn nữa Lưu Sấm có chút kì lạ, hắn và Vũ sơn tặc trước giờ chưa hề quen biết, cớ sao tên ‘Thái tử’ trong đám đó lại muốn đối phó với hắn ?
"Thái tử" mà bọn Vũ Sơn tặc nhắc đến, liệu có phải chính là tàn dư của Khuyết Thiêm Tử?
Trước đây tàn dư của Khuyết Thiên Tử đã từng ám hại Lưu Sấm, thậm chí còn cho người truy sát Lưu Sẩm, ở đây hẳn phải có lượng thông tin rất lớn. Nhưng nghĩ kĩ lại, Lưu Sấm quả thực không nhớ ra hắn đã bao giờ đắc tội với tàn dư của Khuyết Thiên Tử hay với cái bọn Vũ Sơn tặc kia hay không ? Lưu Sấm trước đây nhát gan sợ chết, chẳng bao giờ xô xát với người khác. Nếu như vậy thì càng không có khả năng Lưu Sấm có liên quan đến tàn dư của Khuyết Thiên Tử.
Mà chính Lưu Sấm từ khi sinh ra đến giờ, ngoài vụ tranh chấp ở bãi chăn ngựa và Cung Lê ra, thì chỉ trở mặt với Bộ gia Ngũ Hổ ở Hoài Âm. Bộ gia Ngũ Hổ là một vọng tộc lâu đời ở Hoài Âm, kể cả có sa sút thì cũng không có khả năng trở thành tàn dư của Khuyết Thiên Từ. Nếu thật sự như vậy, e rằng Trần Đăng là người đầu tiên không bỏ qua cho Bộ gia, sao có thể dễ dàng để Bộ gia càn quấy ở Hoài Âm được?
Không phải Bộ gia, vậy chỉ còn lại Cung Lê rồi. Nhưng Cung Lê lại là thân thích của Mi Phương, Mi gia giờ chỉ mong muốn dựa vào Lưu Bị, sao có thể dính dáng đến tàn
dư của Khuyết Thiên Tử được?
Chuyện này thực càng ngày càng phức tạp.
Lưu Sấm hạ giọng hỏi:
- Mi quản sự này, bọn Vũ Sơn tặc kia trước giờ luôn chiêm đóng núi Vũ Sơn sao?
Mi Thiệp ngẩn ra, nghĩ ngợi hồi lâu rồi lắc đầu đáp:
- Cũng không hẳn là vậy. Hồi nhỏ ta chưa từng nghe nói trên núi Vũ Sơn có sơn tặc xuất hiện, hình như là đầu năm Hưng Bình. Sau khi Tào Mạnh Đức xuất binh đến Từ Châu rồi lui binh, cái đám sơn tặc này mới chiếm giữ núi Vũ Sơn, từ đó về sau cố thủ luôn nơi ấy.
Đầu năm Hưng Bình? Cũng có nghĩa là năm 194 sau công nguyên!
Luru Sấm cố nhớ lại, cái năm 194 trước công nguyên này ục đã xảy ra sự kiện gì.
Tào Tháo phạt Từ Châu, Đào Khiêm liền cầu viện Lưu Bị, mà Lưu Bị sau khi đến Từ Châu chưa một lần rời khỏi nơi đó. Nguyên nhân Tào Tháo thảo phạt Từ Châu, nghe nói là vì phụ thân Tào Tung trên đường qua Từ Châu đã bị thuộc cấp của Đào Khiêm là Trương Khải giết chết. Sau đó không biết Lưu Khải đi về đâu, vậy nên mới dẫn đến chiến tranh ở Từ Châu.
Lưu Sấm đột nhiên lạnh người trong đầu bỗng hiện lên một ý nghĩ kì dị:
- Chẳng lẽ đám Vũ Sơn tặc kia chính là tàn dư của Khuyết Thiên Tử? Còn tên thủ lĩnh Vũ sơn tặc, chính là Trương Khải, kẻ đã sát hại Tào Tung?
Nhớ rằng Hoàng Triệu từng nói Trương Khải vôn là thuộc hạ của Khuyết Thiên Tử, về sau quy thuận Đào Khiêm. Nếu Trương Khải là kẻ trung nghĩa, rất có khả năng sẽ báo thù cho Khuyết Tuyên. Nhưng Đào Khiêm lúc đó nắm giữ cả Từ Châu, được triều đình sắc phong làm Từ Châu Mục, chư hầu thống lĩnh một phương, Trương Khải tuyệt đối không thể đối phó.
Vậy nên Trương Khải liền giết Tào Tung, đuổi hổ nuốt sói, âm mưu báo thù cho Khuyết Tuyên. Sau đó thể lực của Đào Khiêm sa sút, Trương Khải liền chiếm cứ núi Vũ Sơn, xưng là Vũ Sơn Tặc!
Nếu suy đoán như vậy thì mọi thứ đã rõ ràng.
Thế nhưng không cần biết Vũ Sơn tặc có phải là tàn dư cũa Khuyết Thiên Tử hay không, điều khiến Lưu Sấm để tâm hơn, chính là gã "Thái tử" kia. Tên đó, vì hải giết ta?
- Mi quản sự, ta nhớ rằng hình như cũng trong hai năm này Cung Lê đã đến cậy nhờ Nhị lão gia ?
- Ả, là đầu năm Hưng Bình. Ta nhớ không rõ lắm, lúc đó Đại lão gia và Nhị lão ra đang nhận lệnh ở Hạ Bì, Cung thiếu gia đem tới một bức thư cùng mười mấy hộ vệ đến xin giúp đỡ. Cung nương tử vốn là người quận Thái Sơn, không bao lâu sau khi gả cho Nhị lão gia thì mât liên lạc với người nhà. Khi Cung Lê thiếu gia đến cầu giúp, Cung nương tử vẫn đang rất kích động, đích thân phái người đến Hạ Bì báo cho Nhị lão giã.
Lẽ nào Cung Lê chính là "Thái tử"?
Nhớ hôm đó khi mình vừa ra ngục, cùng Mi Hoán đên bài nuôi ngựa. Lưu Sấm căn bản không biết Cung Lê, nhưng Cung Lê lại giận dữ chạy đến gây sự với Lưu Sấm. Sau đó Cung Lê bị Lưu Sấm đả thương, còn bị Lưu Sấm giết mất một tên quản sự. Nếu lúc ấy không có một tên quản sự tên Trương Thừa ra can ngăn, nói không chừng đã lớn chuyện rồi.
Trương Thừa, Trương Khải, Cung Lê!
Lưu Sấm có trực giác, liền năm được môi liên hệ trong đó.
Nếu như Cung Lê là tàn dư của Khuyết Thiên Tử, thậm chí chính là Khuyết Thiên Tử, thì cái danh "Thái tử" kia có thể giải thích được. Mi Thiệp cũng đã nói, năm xưa Cung Lê tới nhờ cậy Mi gia là dựa vào một bức thư. Mà tiểu thiếp Cung nương tử nhà Mi gia đã mất liên lạc với gia tộc nhiều năm, căn bản không quen biết Cung Lê.
Giả sử Cung Lê lại là một người khác.
Nhưng dọc đường bị Vũ sơn tặc sát hại, sau đó Khuyết Thiên Tử lại dựa vào bức thư đó mạo danh đến nhờ cậy Mi gia. Vậy chẳng phải tất cả đã có thể giải thích một cách rõ ràng rồi hay sao!?
Còn vì sao Cung Lê lại muốn gây sự với Lưu Sấm?
Không quản trọng!
Quan trọng là Cung Lê mạo danh đến nhờ cậy Mi gia là vì mục đích gì?