Từ khi quy thuận Lưu Sấm chớp mắt đã hai năm rồi. Hai năm qua Ngụy Diên chưa lập được một tấc công lao, thủy chung vẫn luôn đợi một cơ hội sẽ đảm đương một công việc. Đối với tính cách tâm cao khí ngạo của Ngụy Diên mà nói thì đó là một sự dày vò vô cùng.
Trong chuyện này, đương nhiên là có nhân tố những cơ duyên. Nhưng nhiều hơn còn là do sự cố ý chèn ép và tôi luyện của Lưu Sấm.
Ngụy Diên trong lịch sử có khả năng xuất chúng, dù là vũ lực hay mưu trí đều thuộc hạng nhất. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩ lược bỏ khá nhiều về y. Nhưng trên thực tế, năng lực của Ngụy Diên rất cao, hơn nữa cũng rất trung thành, chỉ có điều là dục vọng đối với quyền lực quá lớn.
Lúc Gia Cát Lượng còn sống còn tiến hành áp chế y. Nhưng sau khi Gia Cát Lượng chết Thục quốc to như vậy cũng không có người nào có thể ngăn chặn được... Về điểm này, người biết được năng lực của Gia Cát Lượng đúng là không ai bằng Lưu Bị. Ông ta giữ lại phụ thần cho hậu chủ Lưu Thiện, chỉ có thể làm phụ thần chứ không thể làm chủ nắm giữ toàn cục. Cái gì mà Tương uyển phí y, Tướng quân sủng ái đều không thể chống đỡ lại khả năng của Thục quốc. Cho dù là Khương Duy, luận về kinh nghiệm lý lịch và uy vọng đều không bằng Ngụy Diên. Với tình huống như vậy Ngụy Diên tranh quyền dường như cũng là hợp tình hợp lý.
Đời sau Thục Hán, nhân tài điêu linh, nguyên nhân phần lớn là do Gia Cát Lượng. Ngụy Diên là một người cao ngạo, Tưởng Uyển, Phí Y giỏi chính vụ thì thôi... nhưng Khương Duy Hướng Sủng ngươi thì có tư cách gì mà khoa chân múa tay với ta? Thực tế là cuối cùng y bị Mã Đại chém chết, cũng không hề lộ ra ý mưu phản. Nói trắng ra, đây là một kẻ đáng thương, một kẻ cực kì khát khao quyền lực càng hy vọng có được cơ hội để chứng minh mình thì lại càng là một kẻ đáng thương mà thôi...Sau khi Ngụy Diên chết cũng là sự đại diện cho sự xuống dốc của Thục Hán.
Lưu Sấm cũng không quá lo lắng về lòng trung thành của Ngụy Diên. Cái cách nói gọi là “não hậu sinh phản cốt”, nghĩ phần nhiều là lúc La Quán Trung viết Tam Quốc Diễn Nghĩa là cách nói tự bào chữa, không có tính tham khảo. Nhưng Ngụy Diên ngạo mạn và ngang ngược lại qua ma luyện, cho nên y làm phó tướng dưới tay Hoàng Trung thực ra cũng là muốn dùng Hoàng Trung để tôi luyện Ngụy Diên. Luận về tuổi, về kinh nghiệm, danh vọng, võ công... Ngụy Diên đều không bằng được Hoàng Trung.
Hoàng Trung rong ruổi trên chiến trường, lúc đối kháng với trăm vạn giặc Khăn Vàng, Ngụy Diên còn chưa có tiếng tăm gì nữa. Ở Kinh Châu, hai người cùng bị giai tầng chèn ép, nhưng luận về trình tự Hoàng Trung lại cao và xa hơn Ngụy Diên...
Hai năm tôi luyện cũng khiến cho Ngụy Diên chững chạc hơn nhiều, lúc giơ chân giơ cũng bớt đi sự càn rỡ và mạnh mẽ hơn so với lúc đầu. Tính cách thay đổi là rất rõ ràng, cho nên sau khi Lưu Sấm đến Liêu Tây liền quyết định lôi Ngụy Diên ra duyệt một lần.
Trong lòng Diêm Nhu có hơi căng thẳng nhưng nhìn thì lại có vẻ rất bình tĩnh.
Ngụy Diên trầm giọng nói: - Hoàng thúc ủy thác trọng trách cho ta ta sẽ dốc lực hoàn thành. Nay Liêu Đông có liên quan đến đại kế trong tương lai của hoàng thúc. Cho nên nếu không thể hoàn thành nhiệm vụ thì ta đâu còn mặt mũi nào mà về gặp mặt hoàng thúc nữa?
- Vậy ý của ngươi là?
Vẻ mặt của Ngụy Diên kiên định: - Ta nghe nói, năm đó Ban Định Viễn khi đi Tây Vực, đêm có sứ giả Hung Nô đến khiến Tây Vực sinh lòng phản. Định Viễn Hầu liền suất bộ tập kích giết sứ giả Hung Nô. Cục diện như hôm nay và kết quả của Định Viễn năm đó có phần giống nhau? Đại trượng phu sống trên đời dựa vào Tam Xích Kiếm để xây dựng công lao sự nghiệp... Bá Chính sẽ xây dựng sự nghiệp ngay trong đêm nay.
Diêm Nhu ngẩn người ra, nhưng ánh mắt nhìn Ngụy Diên đã không còn như trước nữa. Đây là một người rất có hùng tâm tráng tri, nhân tài tụ dưới tay Lưu hoàng thúc thật sự đều là những người tài ba...
Nghĩ đến đây, Diêm Nhu liền mỉm cười! Y hạ giọng nói: - Văn Trường nói rất hợp ý ta. Lúc trước tuy Định Viễn Hầu chưa có đến ba mươi sáu người đã có thể bình định được Tây Vực, còn nay ta có đến mấy trăm người, hơn nữa còn có bậc dũng tướng như Văn Trường, sứ giả Đạp Đốn thì có là gì chứ?
Định Viễn Hầu, Ban Định Viễn chính là Ban Siêu. Năm Vĩnh Bình thứ mười sáu, cũng chính là Công nguyên năm 73, Phụng Xa đô úy Đậu Cố cầm binh phạt Hung Nô. Lúc đó Ban Siêu nhậm chức Đại Lý Tự Tư Mã bắc chinh. Đậu Cố phái Ban Siêu đi sứ Tây Vực liên kết tấn công Hung Nô. Ban Siêu nhận lệnh dẫn theo ba mươi sáu người đến Thiện Thiện. Lúc đó Thiện Thiện Vương mới bắt đầu cũng rất thân thiết với họ. Nhưng sau đó lại thay đổi thái độ dần dần lạnh nhạt với đám người Ban Siêu. Ban Siêu cảm thấy sự tình có thay đổi, vì thế đã tìm cơ hội hỏi thăm thì biết hóa ra là sứ giả Hung Nô đã đến. Lúc đó thực lực của Hung Nô rất mạnh mẽ, Thiện Thiện Vương không dám địch lại. Ban Siêu lập tức triệu tập bộ hạ dùng lời nói chọc giận mọi người, đã để lại câu danh ngôn thiên cổ “Không vào hang cọp sao bắt được cọp con”. Sau đó Bán Siêu dẫn người nhân ban đêm chém chết sứ giả Hung Nô, khiến cho cuối cùng Thiện Thiện Vương phải quy thuận Hán Thất.
Còn thế cục mà nay Diêm Nhu, Ngụy Diên gặp phải cũng khá giống với Ban Siêu năm đó. Hai giáp luân hồi, dường như tất cả lại trở về điểm ban đầu. Chỉ có điều năm đó Ban Siêu đã sớm quy hồn về suối vàng thì nay đổi lại là Diêm Nhu và Ngụy Diên. Diêm Nhu là người có tính khí cực kì kiên cường, có khả năng cơ biến cũng không kém gì Ngụy Diên. Nếu không như thế thì sao năm đó y lại từ tù binh của Tiên Ti trở thành thượng khách?
- Như vậy, Văn Trường chỉ cần buông tay mà làm, ta tự đi gặp Tô Phó Diên thu hút sự chú ý của y.
Diêm Nhu vừa dứt lời liền giữ chặt tay của Ngụy Diên nói: - Đại nghiệp của hoàng thúc có liên quan đến ta và ngươi. Như Văn Trường đã nói, Đại trượng phu lập nghiệp ở ngay hôm nay.
Ngụy Diên cười to: - Bá Chính cứ việc đi gặp Tô Phó Diên, không biết lúc ông ta nhìn thấy đầu sứ của Đạp Đốn sẽ phản ứng thế nào nhỉ?
*******
Sau khi hai người thảo luận xong, Diêm Nhu liền đừng dậy cáo từ. Ngụy Diên thì triệu tập bốn gã tâm phúc của mình thảo luận chuyện này. Gã cử ra 800 người, 200 người một Khúc, tổng cộng có bốn gã quân hầu, không có Quân Tư Mã. Bốn gã quân hầu này đều là tâm phúc mà hai năm qua Ngụy Diên đã lôi kéo được. Phùng Tuấn; Tự Kiêu Đằng - người Cao Mật Bắc Hải quốc; Nhạc Tỳ - người Chu Hư Bắc Hải quốc; Dương Lâm người Tứ Mặc Bắc Hải quốc; Triệu Dực tự Công Ngạn - người huyện Hoàng Đông Lai. Bốn người này đi theo Ngụy Diên đã nhiều năm, cũng là là bộ hạ mà Ngụy Diên tín nhiệm nhất.
Sau khi nói rõ tình hình với bốn người này, gã liền trầm giọng: - Ta noi theo việc của Định Viễn Hầu năm đó, đánh lén sứ đoàn Ô Hoàn. Bốn người các ngươi đều là tâm phúc của ta, cho nên ta mới bàn chuyện này với các ngươi. Chuyện này có hơi mạo hiểm, chắc chắn là sứ đoàn Ô Hoàn sẽ canh phòng nghiêm ngặt. Nhưng các ngươi chỉ cần nghe theo sự sắp xếp của ta, chắc chắn sẽ thành công. Nếu chuyện này thành công, sẽ là công đầu để hoàng thúc nhập Liêu.
Phùng Tuấn trầm mặc ít lời không thích nói chuyện. Nhưng sau khi nghe Ngụy Diên nói vậy, không đợi ba người kia mở miệng, y lại giành nói: - Lệnh của tướng quân sao dám không theo. Xin tướng quân cứ chỉ bảo.
- Người Ô Hoàn kia từ trước đến nay ngang ngược kiêu ngạo, Kiêu Đằng và Công Ngạn dẫn theo một đội, nghĩ cách tạo xung đột với sứ đoàn Đạp Đốn. Ta và Nhạc Tỳ, Dương Lâm dẫn theo ba mươi sáu người thừa dịp hỗn loạn chà trộn vào sứ đoàn Đạp Đốn giết chết sứ giả, thì cả sứ đoàn tất nhiên sẽ đại loạn.
Dứt lời, mắt của Ngụy Diên sáng như đuốc nhìn về phía Nhạc Tỳ và Dương Lâm.
- Việc này cực kì nguy hiểm, hoàng thúc từng nói: Phú quý chỉ có được từ trong gian khó... Vinh hoa phú quý sau này của chúng ta phải trông chờ vào dũng khí của hai ngươi. Hai ngươi có dám cùng ta mạo hiểm không?
Nhạc Tỳ, Dương Lâm nghe thấy vậy lập tức cười to: - Tướng quân còn không sợ thì ta sợ gì chứ?
Ngụy Diên nghe vậy mừng rỡ lập tức ra lệnh cho Nhạc Tỳ tuyển ba mươi sáu quân sĩ tinh nhuệ âm thâm lặng lẽ dời khỏi chỗ dừng chân.
Hai người Phùng Tuấn và Triệu Dực cũng phân chia nhau đi tiến hành sắp xếp. Trước tiên là hai người sai mấy người giả làm say rượu phát sinh xung đột với thủ vệ ở bên ngoài nơi mà sứ đoàn Đạp Đốn dừng chân. Đương nhiên chắc chắn là phải chịu thua thiệt! Người Ô Hoàn và Lưu Sấm giao chiến sao có thể thiện cảm với bọn họ được, những người kia suýt nữa thì bị mất mạng.
Nhưng như vậy lại chọc giận được đám quân tốt trong doanh.
Phùng Tuấn và Triệu Dực gặp tình huống như vậy lập tức cổ động đám quân tốt, suất bộ đi vào chỗ dừng chân của sứ đoàn chửi mắng. Thủ vệ của sứ đoàn Đạp Đốn cũng là những kẻ ngang ngược. Bọn họ đi vào Y Vu Lư Sơn, biết Lưu Sấm đã phái sứ giả đến, cho nên rất không khách sáo với đám người Phùng Tuấn. Nhưng dù sao ở đây cũng là địa bản của Tô Phó Diên... đám thủ vệ cũng biết cách khắc chế. Có một câu là “hai nước giao tranh không chém sứ giả”... Cho dù là muốn động thủ cũng phải để Tô Phó Diên ra mặt, bọn họ làm như vậy ngược lại sẽ khiến Tô Phó Diên và Lâu Ban bất mãn. Sứ giả Đạp Đốn cũng biết Lâu Ban vẫn muốn về Liễu Thành tiếp chưởng Ô Hoàn Đại Thiền Vu.
Thế nhưng uy danh của Đạp Đốn rất mạnh mẽ, Lâu Ban căn bản là không có cơ hội. Lần này Đạp Đốn triệu tập binh mã Ô Hoàn cũng làm cho Tô Phó Diên và Lâu Ban tổn hao tâm trí. Cho nên sứ của của Đạp Đốn kia hẳn cũng phải kiềm chế vô cùng: - Đánh với bọn họ thì được nhưng không thể làm người bị thương.