WEBSITE đã NGỪNG nạp LT bằng MOMO và ZALOPAY, mọi người CHUYỂN KHOẢN NGÂN HÀNG nhé.
Hãn Thích

Chương 507: Bạo Tuyết (4)

Chương 507: Bạo Tuyết (4)






- Đức Tín, sao ngươi lại không nói gì thế?


Điền Thích phát hiện, Mộc Tịnh luôn luôn ngồi ở một bên, trầm mặc không nói, vì thế liền mở miệng hỏi.

Mộc Tịnh do dự một chút, hạ giọng nói:

- Hai vị công tử muốn tới Liêu giao thủ với Lưu hoàng thúc, chí hướng rất tốt.

Nhưng vấn đề là tình hình Liêu Tây hiện nay đã phát sinh biến hóa rất lớn. Sau khi Lưu hoàng thúc đánh chiếm Liêu Đông, tin rằng sẽ bình định thế cục Liêu Đông rất nhanh, đặc biệt khi Công Tôn Độ đã trở thành tù binh. Còn Công Tôn Khang, mặc dù lãnh binh đóng ở tây An Bình nhưng không thể so sánh được với Công Tôn Độ, càng không thể ảnh hưởng đến thế cục Liêu Đông. Nói cách khác, tiếp theo đây, chiều hướng Liêu Đông về Hán sợ rằng không ai có thể ngăn cản nổi.

Ngươi nói Trọng Giản tướng quân thực sự nhìn không thấu sao? Hiện tại cho dù y nhìn thấu cũng vô ích … Dù sao, sau khi Lưu hoàng thúc chiếm Liêu Đông thì Ô Hoàn ở Liêu Tây đương nhiên sẽ phải bị phân liệt.

Lưu hoàng thúc có thể thần không biết quỷ không hay từ thuộc địa của Liêu Đông xuất binh Liêu Đông, vậy chẳng lẽ Tô Phó Diên và Lâu Ban ở núi Y Vu Lư thực sự hoàn toàn không biết gì cả sao? Điền Thích và Tự Hộc nghe vậy, trong lòng không kìm nổi giật mình.

Liêu Đông tổng cộng có mười một huyện, tuy rằng cho tới giờ Lưu Sấm mới chỉ chiếm bốn thị trấn nhưng lại sinh ra ảnh hưởng cực kỳ sâu xa.

Mấy vạn quân Liêu ở Tương Bình gần như chỉ trong một đêm đều trở thành tù binh.

Đồng thời, bởi Liêu Đội, Tương Bình, Bình Quách bị Lưu Sấm chiếm lĩnh, cánh cửa Liêu Đông đã bị Lưu Sấm hoàn toàn mở ra.

Mà Công Tôn Độ bị bắt càng khiến cho Liêu Đông lập tức lâm vào cảnh xấu hổ rắn mất đầu. Tuy rằng con trai cả Công Tôn Khang của Công Tôn Độ đóng ở tây An Bình, nhưng nếu so sánh danh tiếng và năng lực của Công Tôn Khang với Công Tôn Độ thì thực sự là không đáng để lo nghĩ. Công Tôn Khang khác với Công Tôn Độ, y chỉ là một kẻ con ông cháu cha mà thôi. Tuy rằng trong lịch sử, người này đúng là tiếp quản Liêu Đông, nhưng lại bị Cao Cú Lệ nhỏ yếu hơn y gấp mấy lần đánh cho không có lực trả đòn. Sau đó rơi vào đường cùng, y đành phải cầu viện Tào Tháo.

Đến lúc quân Tào Ngụy tiến vào chiếm giữ Liêu Đông, mới bình định được loạn Cao Cú Lệ. Tuy nhiên, lúc đó Tào Tháo lựa chọn chiêu an đối với Cao Cú Lệ mà không đuổi tận giết tuyệt đối với họ.

Việc này cũng tạo thành nguyên nhân khiến trong giai đoạn Ngũ Hồ loạn Hoa, Nam Bắc triều chấn động, Cao Cú Lệ nhanh chóng quật khởi, trở thành cái họa trong lòng của giang sơn nhà Hán.

Lưu Sấm đương nhiên sẽ không đi lên vết xe đổ trước kia.

Nhưng theo tình huống hiện tại, hắn không thể suy xét vấn đề Cao Cú Lệ, bởi vì khi Liêu Đông đại loạn, hắn tự mình dẫn hải quân đến núi Lão Thiết.

Liêu Đông đã được tính toán kỹ từ trước, không cần Lưu Sấm lo lắng.

Hiện tại việc hắn cần làm là đánh tan quân đội của Quản Hợi, để nó không còn là cái họa trong lòng nữa.

Vì thế, Tư Mã Ý đã chuẩn bị trong thời gian rất lâu, dùng tên Chu Thương sửa năm chiếc lâu thuyền dưới trướng thành bề ngoài thương thuyền, không ngừng qua lại giữa Đông Lai và Thạch Cữu Đà. Tư Mã Ý tin rằng trước khi vịnh Liêu Đông đóng băng, Quản Thừa sẽ thừa dịp tập kích thương thuyền qua lại.

Đặc biệt theo tình hình triển khai chiến sự Liêu Đông, sự chú ý của Quản Thừa cũng sẽ bị phân tán.

Căn cứ phán đoán của Tư Mã Ý đối với tâm lý của Quản Thừa, Quản Thừa sẽ cảm thấy lúc này nhất định Lưu Sấm đã không còn sức để tiếp tục điều tra tung tích y, cũng là thời kỳ an toàn nhất của y.

Dù sao trước đây Lưu Sấm phái hải quân phong tỏa vịnh Liêu Đông đã tạo áp lực rất lớn cho Quản Thừa. Sau khi Đông Lai tặc đánh lén Thạch Cữu Đà thì đã rất lâu không thấy xuất động. Kể từ đó tất nhiên Đạp Thị sẽ xuất hiện vấn đề thiếu thốn vật tư.

- Tin rằng Quản Thừa kia nhất định sẽ không kiên nhẫn nổi nữa.

Tư Mã Ý tràn trề tự tin nói.

Mà Lưu Sấm thì chăm chú nhìn sa bàn vùng biển, không nói gì cả.

Tiết Văn vẫn mặc áo tang đứng ở bên cạnh Tư Mã Ý, bộ dạng nóng lòng muốn thử.

Một lúc lâu sau, Lưu Sấm nói:

- Trọng Đạt, Nguyên Phúc bên kia đã đổ bộ thành công chưa?

Tư Mã Ý nói:

- Biểu huynh yên tâm, ba ngày trước Nguyên Phúc đã đổ bộ, lẻn vào Đạp Thị … Hơn nữa, ta đã lệnh cho mật thám tiếp ứng y vào thành, hiện giờ chắc hẳn đã chuẩn bị thỏa đáng. Chỉ chờ khi Quản Thừa rời bến là Nguyên Phúc sẽ có hành động tương ứng. Lần này có thể nói là kế hoạch chu đáo, tuyệt đối không có bất cứ sơ suất gì.

Đây cũng là một sự khác nhau lớn nhất giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng vĩnh viễn không nói trọn vẹn, càng không nói điều gì tuyệt đối … Còn Tư Mã Ý lại tương đối tự phụ, trong ngôn ngữ đã thể hiện rất rõ.

Tuy nhiên Lưu Sấm cũng không bài xích sự tự phụ này của Tư Mã Ý.

Là đại tướng, sao không thể tự phụ chứ? Lần này hắn quyết tâm muốn thu thập Quản Thừa , bởi vì Lưu Sấm sắp vào Liêu, nếu không thể sớm xử lý Quản Thừa thì sớm muộn gì cũng sẽ trở thành mối họa của Thạch Cữu Đà. Tuy rằng bến tàu Thạch Cữu Đà có trọng binh bảo vệ nhưng một khi Lưu Sấm vào Liêu, hải quân của Cam Ninh cũng sẽ rời khỏi theo.

Ở Liêu Đông có hai đám hải tặc, chính là Trường Sầm và Chiêm Thiền, đều có lực lượng hơn xa Quản Thừa ở Đông Lai.

Lưu Sấm cần hải quân của Cam Ninh đóng ở Đạp Thị, kiềm chế Trường Sầm tặc và Chiêm Thiền tặc, khiến chúng không thể trợ giúp Công Tôn Khang.

Kể từ đó, Lưu Sấm tất nhiên vô lực quan tâm khu vực vịnh Liêu Đông.

Mà bến tàu Thạch Cữu Đà là một cơ cấu quan trọng được Lưu Sấm cực kỳ coi trọng. Cho dù bờ biển có lực lượng hùng hậu canh gác nhưng vẫn phải phòng ngừa tập kích trên biển.

Tục ngữ nói, chỉ có ngàn ngày làm kẻ trộm, nào có ngàn ngày đề phòng cướp chứ? Cho nên Quản Thừa này chính là mối họa trong lòng Lưu Sấm.

Mức độ nguy hại của nó thậm chí còn vượt qua cả người Ô Hoàn.

- Đã từng do thám xem khi nào thì Quản Thừa ra biển không?

- Chỉ trong mấy ngày nay thôi!

Tư Mã Ý ngẫm nghĩ một chút, đáp:

- Theo tin tức mật thám ở Đạp Thị truyền đến, bởi vì năm nay tuyết đến sớm nên vật tư ở Đạp Thị chuẩn bị cũng thiếu thốn. Hơn nữa trước đây biểu huynh phái người phong tỏa vịnh cũng khiến cho Quản Thừa bị thiếu thốn lương thảo, vật tư. Mấy ngày nay, đệ không ngừng lệnh cho thương thuyền qua lại núi Lão Thiết. Tin rằng Quản Thừa này sẽ không nhẫn nại được bao lâu nữa đâu.

- Rất tốt!

Lưu Sấm không kìm nổi tán dương:

- Trọng Đạt làm rất tốt, cần phải mau chóng kéo Quản Thừa xuất hiện. Chúng ta có không nhiều thời gian, ta cũng lập tức phải đi tới Tương Bình … Trước đây Khổng Minh ở Liêu Đông đánh cho họ Công Tôn một phát trở tay không kịp, nhưng vẫn không thể diệt trừ Công Tôn Khang. Nếu ta đoán không sai, sau khi Công Tôn Khang có phản ứng, nhất định sẽ có hành động. Ta không hy vọng trận chiến này kéo dài lâu quá. Trận chiến Liêu Đông nhất định phải chấm dứt trước đầu xuân. Ta không hy vọng vì chiến sự mà ảnh hưởng tới việc khai hoang của năm sau.

Đúng lúc đó, Trác Ưng vội vàng chạy tới.

- Công tử, vừa nhận được tin, Quản Thừa đã xuất động.

- À?

Tư Mã Ý nghe vậy, lập tức tinh thần linh hoạt hẳn lên.

- Quản Thừa xuất động bao nhiêu hải thuyền?

- Tổng cộng năm chiếc hải thuyền, khoảng hai ngàn hải tặc.

Lưu Sấm nhíu mày, hạ giọng nói:

- Đây gần như là dốc toàn bộ lực lượng rồi … Tốt lắm, tiếp tục điều tra. Mặt khác, mau chóng thông tri Bá Hầu, lệnh hắn sau khi nhìn thấy hải tặc thì phải bám trụ thật chặt. Trước khi chúng ta vây kín thì tuyệt đối không thể sử dụng để lộ phách can.

- Vâng!

Trác Ưng lĩnh mệnh mà đi. Lưu Sấm nhìn Tư Mã Ý rồi lại nhìn sang Tiết Văn.

Một lúc lâu sau, hắn mới trầm giọng nói:

- Nguyên Đại!

- Dạ!

- Do ngươi tới chỉ huy trận hải chiến này, báo thù rửa hận cho cha ngươi!

Tiết Văn run lên, lộ ra vẻ kích động. Y hít sâu một hơi, cố gắng ổn định cảm xúc.

- Công tử yên tâm, Văn tất không buông tha cho cẩu tặc Quản Thừa kia.

Tuy rằng Tiết Văn còn trẻ, hơn nữa chưa bao giờ có kinh nghiệm làm hải tặc, nhưng dù sau y cũng sinh ra trong đám hải tặc núi Úc Châu, nên cũng không xa lạ gì việc chỉ huy hải chiến.

Cho dù năm đó khi Tiết Châu là hải tặc, chủ yếu là tập kích vùng duyên hải và đổ bộ tác chiến, nhưng vẫn cực kỳ phong phú kinh nghiệm trong việc chiến đấu trên biển. Những năm cuối Đông Hán, hải chiến thì húc thuyền và tiếp mạn thuyền để trèo sang thuyền khác là chính, đặc biệt là hải chiến giữa những thuyền lớn. Như vậy, đi trên biển như thế nào, va chạm, húc nhau như thế nào, trèo sang thuyền tác chiến như thế nào, chính là hình thức hải chiến chủ yếu của thời đại này. Nếu đơn thuần xét về kỹ thuật chỉ huy đi biển thì Tiết Văn coi như là con tiếp nhận sự nghiệp của cha.

Tiết Văn đã sớm chờ đợi trận hải chiến này từ lâu.

Mà nay Lưu Sấm hạ lệnh cho y chỉ huy khiến trong lòng y vô cùng kinh ngạc, vui mừng.

- Biểu huynh, Nguyên Đại y …

Tư Mã Ý hơi khẩn trương. Dù sao Tiết Văn còn khá trẻ nên Tư Mã Ý hơi không yên tâm.

Nếu trận chiến này do Cam Ninh hoặc Chu Thương chỉ huy thì Tư Mã Ý sẽ rất yên tâm … Nhưng nếu là Tiết Văn chỉ huy, không khỏi hơi lỗ mãng.

Lưu Sấm cười nói:

- Trọng Đạt yên tâm, ta tin Nguyên Đại lần này sẽ tỉnh táo hơn bất cứ lần nào khác.



Trang 250# 1











trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
WEBSITE đã NGỪNG nạp LT bằng MOMO và ZALOPAY, mọi người CHUYỂN KHOẢN NGÂN HÀNG nhé.