Cửa sông Đại Hoàng từ Tây Sang Đông ở ngoài thành Nam huyện Thanh Phổ chảy qua, trên bến cảng, bậc thềm đá được lát bằng đá tảng xanh loại lớn tầng tầng lớp lớp. Những tảng đá này quanh năm suốt tháng bị giẫm đạp đến bằng phẳng bóng loáng, ánh mặt trời giữa hè chiếu xuống, tảng đá và nước sông cùng nhau lấp lánh. Trên thềm đá xanh gần mặt nước, Chư Sinh cùng người nhà Lục thị ra đưa tiễn, và có một hình ảnh hoàn toàn đối lập với cảnh tượng ồn ào náo nhiệt bên này, đó chính là: cách bờ cao mười trượng, giữa những cây hương thung cao cao thẳng đứng, có một bóng hồng mặc quần áo màu trắng ngà, tóc bới sau gáy, trông tuổi khá trẻ đang thướt tha đứng nhìn.
Thân cây màu nâu xám, hoa nhỏ màu trắng nhạt lơ lửng rủ xuống, bóng những tán cây trải dài trên mặt đất tạo ra hình ảnh loang lổ, nữ lang đội đạo quan (mũ đạo sĩ đội) với cái eo thon thả, ống tay áo rủ xuống ấy đứng dưới bóng cây, thấy bọn người Trương Nguyên đưa mắt nhìn về phía mình, nàng liền nhẹ nhàng đội lên chiếc nón lá vành trúc đang cầm trong tay, đi ra vài bước, đứng ở dưới ánh mặt trời trông nàng rực rỡ như danh hoa ngọc thụ.
Cách xa mười trượng, khuôn mặt không thể nhìn rõ, nhưng dáng người yểu điệu thướt tha này đã cho thấy nét đẹp khuynh nước khuynh thành của nàng.
Đám chư sinh đến tiễn Trương Nguyên trên bến tàu đều xoay lại nhìn nhìn nhau, lần lượt hỏi nhau nữ nhân này là ai?
Trương Ngạc mừng rỡ, dương dương đắc ý nói:
- Đây là nữ đệ tử của Trần Mi Công, muốn trở về Nam Kinh, Mi Công giao phó cho nàng ấy đi cùng bọn ta..
Chư Sinh Thanh Phổ nghe vậy không khỏi hâm mộ, có người liền ngâm:
- Hữu mỹ đồng chu, nhan như Thuấn hoa.
Lại có người xướng:
- Mỹ nhân vừa thấy liền không thể quên.
Nhất thời có kẻ khởi xướng, thế là trò hề xuất hiện càng lúc càng nhiều.
Trương Ngạc đương nhiên không nhường việc cho ai, nói:
- Đại huynh, Giới Tử, ta đi đón nữ nhân kia xuống thuyền đây.
Nói rồi gã nhanh chóng bước đến, đi tới dưới tán cây, hướng nữ nhân kia cúi chào, nói:
- Tiểu sinh Trương Ngạc huyện Sơn Âm, hoàng hôn hôm qua từng đến chỗ của Mi Công….Ồ, tiểu sinh lần trước có báo danh tính rồi.
Lúc này mới ngẩng đầu lên nhìn kỹ nữ nhân này.
Lần trước đi nhờ trên chiếc thuyền ở Tây Hồ, Trương Ngạc chỉ cảm thấy nữ nhân này thật đẹp, rốt cuộc đẹp đến mức nào thì gã cũng chưa được thấy rõ.
Lúc này đây cô nàng đứng dưới ánh mặt trời, rõ ràng rành mạch. Cảm giác đầu tiên là làn da nữ nhân này thật trắng, phần da lộ ra ngoài áo kia óng ánh thanh tú, nói là “dương chi mĩ ngọc” cũng tuyệt đối không khoa trương chút nào, sắc mặt lại như hoa đào tháng ba, trong phấn trắng lại lộ ra nét ửng hồng, vành nón lá màu vàng đậm càng làm nổi bật hơn, lông mày cong lên, môi thoa son, nhất là cặp mắt trong sáng quyến rũ kia, giống như có thể nói chuyện.
Mỹ nhân như vậy chẳng phải là trời cao ban ân cho nam tử sao, chỉ có tài nghệ của kỹ nữ mới có thể an ủi sự nóng nãy cùng cô đơn của sinh mênh. Trương Ngạc nghĩ chính là như vậy, gã thật không phải bởi vì kỹ nữ hèn hạ mà có thể tùy tiện đùa giỡn. Chỉ là cảm thấy thế giới này có kỹ nữ mới càng đặc sắc nha.
Vương Vi nhớ rõ Trương Ngạc này. Đêm đó trên thuyền ở Tây Hồ người vỗ mép thuyền la hét “Đơn Đao Hội” đúng là gã, còn tự xưng xem công danh như rác rưởi, lúc này mới chỉnh đốn lại trang phục, vén áo thi lễ nói:
- Đa tạ Trương tướng công thịnh tình mời, tiểu nữ tử làm phiền.
Hỏi:
- Bây giờ có thể lên thuyền được chưa ạ?
Ánh mắt Trương Ngạc không dời đi được, hoa mắt mê hoặc, tuyệt sắc như vậy trên đời hiếm thấy, lại cảm thấy cô gái này khẩu âm Kim Lăng cũng là vô cùng dễ nghe, luôn miệng nói:
- Có thể có thể. Mời.
Liền có một người cường tráng người đầy mồ hôi đi đến tàng cây xách hành lý, Vương Vi gọi người này là “Diêu thúc”. Còn có một tiểu nha hoàn mười hai, mười ba tuổi, tính cả thằng bé tóc dài nữa thì ở phía Vương Vi tổng cộng bốn người, Trương Ngạc ở phía trước dẫn đường, bốn người họ cùng đi theo bước lên thềm đá.
Chư sinh đứng trên thềm đá xanh thoáng chốc an tĩnh lại, nhìn nữ nhân xiêm y thanh lịch này, dáng người yểu điệu như tiên nữ bước xuống thềm đá, ánh mắt nhìn thẳng đi qua tấm ván bắc lên thuyền, chư sinh đợi cho đến khi nhìn không thấy bóng dáng của cô nữa mới phát ra từng trận cảm thán, đều đoán nữ nhân này rốt cuộc là ai?
Trương Nhược Hi đến để tiễn đưa đệ đệ nhìn nữ nhân này xuống thuyền, kinh sợ hỏi:
- Tiểu Nguyên, cô gái này là ai?
Trương Nguyên nói:
- Là nữ đệ tử của Trần Mi Công, nhà ở Nam Kinh, muốn cùng đồng hành với thuyền của chúng ta.
Trượng Nhược Hi nghi ngờ nhìn đệ đệ Trương Nguyên, hắn lại cười nói:
- Tỷ nhìn đệ như vậy làm cái gì? Chẳng lẽ không tin lời nói của đệ sao?
Trương Nhược Hi nói:
- Được rồi, tỷ cũng không hỏi nhiều nữa, đệ đi ra ngoài học, cũng không nên phóng đãng nữa.
Trương Nguyên nghiêm mặt nói:
- Tỷ tỷ còn không biết đệ sao, từ nhỏ đã rất hiền lành mà.
Trương Nhược Hi “Xì” một tiếng, dùng cây quạt lụa vỗ cánh tay Trương Nguyên, nói:
- Đệ thành thật sao, tỷ sao không nhìn ra, đệ từ nhỏ vốn đã không nghe lời.
Lý Thuần bên cạnh nhanh chóng chen lời:
- Mẫu thân, cậu Giới Tử hồi nhỏ cũng bướng bỉnh không nghe lời sao ạ?
Trương Nhược Hi vội nói:
- Mẫu thân và cậu con nói giỡn thôi, cậu Giới Tử của con lúc nhỏ thích đọc sách viết chữ, rất hiếu động.
Lý Khiết hỏi:
- Cậu Giới Tử có ngoan như con không ạ?
Trương Nguyên sờ sờ đầu hai đứa cháu trai nhỏ, cười nói:
- Cậu mới trước đây cũng không ngoan bằng hai con, chữ to của hai con đều viết rất tốt, cậu đều khâm phục các con.
Hai anh em rất sung sướng, tỏ vẻ về sau cũng phải giống cậu Giới Tử đi Nam Kinh đọc sách.
Hành lý đã được đem lên thuyền, người chèo thuyền đứng trên bờ chờ chèo thuyền.
- Tiểu Nguyên, nếu phụ thân đã tới Nam Kinh, ngàn vạn lận nhớ mời lão nhân gia đến Thanh Phổ ở mấy ngày.
Trương Nguyên gật đầu nói:
- Tỷ tỷ yên tâm, đệ nhớ kỹ.
Trương Nhược Khi lại nói:
- Đệ năm trước từ Nam Kinh về nhà, cũng đã nói dối sẽ sang thăm tỷ đó.
Trương Nguyên đáp ứng nói:
- Được rồi mà, nhất định đến.
Trương Nguyên, Trương Đại cáo biệt bọn người Lục Thao, Dương Thạch Hương, lên thuyền ba mái chèo, thuyền này có thể chứa bốn, năm mươi người, mười người của Trương Nguyên tính cả bốn người phía Vương Vi, còn có bốn gã chèo thuyền tổng cộng có ba mươi người, cho nên trong khoang thuyền vẫn có chút hơi rộng. Trương Ngạc đã sớm theo Vương Vi lên thuyền, đang cùng Vương Vi ngồi đối diện nói chuyện, bộ dạng nho nhã lễ độ.
Vương Vi thấy Trương Nguyên, Trương Đại lên thuyền, đứng dậy nói:
- Đa tạ hai vị tướng công đồng ý cho nữ tử lên thuyền, làm phiền rồi.
Trương Đại nói:
- Đâu có, đâu có.
Mặc dù đã là lần thứ ba gặp nữ nhân này, nhưng vẫn cảm thấy kinh diễm.
Trương Nguyên chỉ cười gật đầu một cái, đi đến đầu thuyền nhìn người chèo thuyền kéo neo lên, phất tay chia tay thân hữu trên bờ, đến khi thuyền rời xa bến, lúc này mới trở lại khoang chính, thì đã đã thấy Đại huynh Tông Tử, Tam huynh Yến Khách đều có điểm bị nữ nhân này mê hoặc đến thần hồn điên đảo. Điều này cũng khó trách, nữ nhân này thật sự xinh đẹp, toàn thân không có một chút tỳ vết nào, nếu Trương Nguyên chỉ là Trương Nguyên trước kia khi còn mười bảy tuổi, khẳng định cũng sẽ bị hút mất hồn, mà hắn hiện tại so với Đại huynh, Tam huynh có vẻ vững vàng, bình tĩnh hơn một ít.
Thuyền đi ngược dòng nên khá là chậm, tiếng nước vỗ vào mạn thuyền kêu oạp oạp. Trương Đại luận thơ cùng Vương Vi, Vương Vi thong thả nói về những giai thoại thi gia của bản triều, từ Cao Khải đến Vương Thế Trinh, rồi đến Thám Hoa Tiền Khiêm Ích khoa Canh Tuất năm Vạn Lịch thứ ba mươi tám, cô thuộc như lòng bàn tay. Trương Đại vô cùng khâm phục, mở lời khen:
- Nữ lang có thể nói là một mỹ nhân học sĩ, Trương Đại bội phục.
Vương Vi mỉm cười, nhìn Trương Nguyên.
Trương Nguyên ngồi ở một bên mỉm cười lắng nghe, rất ít khi chen vào nói, nhưng hắn có một loại cảm giác, rằng nữ nhân này rất để ý đến thái độ của hắn, mỗi khi nói đến phần mình hài lòng, liền nhìn qua hắn, tròng mắt duyên dáng như đang hỏi: Giới Tử tướng công nghĩ như thế nào?
Trương Ngạc nghe đến không còn kiên nhẫn được nữa, nói:
- Thi sĩ triều đại này đều không có gì hay để nói, thơ hay đều bị người triều Đường viết hết, cho dù có, đã sớm có thế hệ Tô Đông Pha, Hoàng Sơn Cốc lấy hết đi rồi, tới triều đại này, đều là chuyện cũ mèm, cặn bã!
Trương Ngạc đem một gậy đánh nghiêng toàn bộ thi sĩ Đại Minh, dường như làm thơ là đoạt bảo, thơ hay luôn bị cướp, thơ triều Minh cũng là đống đồng nát sắt vụn không có gì đáng nói.
Vương Vi nói:
- Bằng không, đương thời như Công An Tam Viên, Cánh Lăng Chung Đàm, đều chú ý không câu nệ tiểu tiết, chỉ là bộc lộ nội tâm của mình, thơ hay luôn thấy.
Trương Ngạc:
- Công An Tam Viên biết, Cánh Lăng Chung Đàm thì chưa nghe nói qua.
Vương Vi khóe miệng nhếch lên, như giễu cợt, nói:
- Chung là Chung Bá Kính, Đàm là Đàm Hữu Hạ, đều là thi sĩ nổi tiếng bây giờ.
Trương Ngạc hỏi:
- Đặt trước Lý - Đỗ - Âu - Tô thì sao hả?
Vương Vi mở to đôi mắt đẹp rất đáng yêu, nói:
- Không nói chuyện cùng tướng công nữa, chẳng lẽ người nào làm thơ đều là Lý Đỗ Âu Tô – Trương tướng công hay là chỉ biết vài cái thi sĩ Lý Đỗ Âu Tô này?
Lời này thật sắc bén, đánh trúng điểm yếu của Trương Ngạc, y đã học qua không nhiều thơ cho lắm, chỉ biết mấy người Lý Bạch, Đỗ Phủ, Âu Dương Tu, Tô Đông Pha, Hoàng Đình Kiên, lại bị nữ nhân này vạch trần, cũng may Trương Ngạc da mặt dày, cũng không xấu hổ, nói:
- Vừa hưởng qua mỹ vị quý và lạ, lại để cho ta đi ăn cơm rau dưa, vậy đơn giản là sống không bằng chết.