Trương mẫu Lã Thị nghe nói Trương Nguyên trong ba tháng đều phải ở luôn tại Hội Kế Vương gia học tập thì có chút không vui. Con trai lớn như vậy nhưng trước nay chưa hề rời bà một ngày, nói:
- Con ở nhà quen rồi, giờ tới nhà người khác, chỉ sợ không quen thôi.
Trương Nguyên nói:
- Mẫu thân đừng quá lo lắng, con sẽ tự biết chăm sóc bản thân, cử cách ba, năm ngày con lại về nhà một lần. Nhà Hước Am tiên sinh cũng không xa, chỉ có bảy, tám dặm thôi.
Trương mẫu Lã Thị cũng biết chuyện học hành của con quan trọng hơn, không nói thêm nữa. Đến đêm bà giúp con chuẩn bị quần áo, đồ dùng, sảng sớm tiễn Trương Nguyên tới Vương phủ ở Hội Kế, để tiểu nô Vũ Lăng đi theo hầu hạ, sáng sớm đã sai Thạch Song đi gánh hành lí cho thiếu gia tới Hội Kê. Vốn dĩ định gọi kiệu tới đưa Trương Nguyên đi, nhưng hắn không chịu, nhất định đòi đi bộ.
Trương mẫu Lã Thị tiễn con tới hàng rào trúc ngoài của, dặn con nông năm nhất định phải về, lại dặn đêm và sáng trời lạnh cẩn thận kẻo bị cảm, đùng học tới khuya quả sẽ hại mắt, lại lo con trai không quen ăn đồ ăn bên Vương gia thì làm thế nào, dặn dò mãi những chuyện vặt vãnh đâu đâu, Trương Nguyên cười nói:
- Mẫu thân, con trai đâu có đi xa, còn chưa cách nhà tới mười dặm.
Trương mẫu Lã Thị cười nói:
- Được rồi, không nói nữa, con đi đi.
Đúng nhìn con trai và Vũ Lăng đi trước, Thạch Song cách hành lí theo sau, đợi ba người đã khuất mới quay người đi vào, tới thu phòng phía tây, thấy giấy và mục trên bản đều lấy đi cả rồi, con trai không ở nhà, xung quanh chỗ nào cũng trống vắng, không còn tiếng đọc sách nên bà cảm thấy không quen.
Lại nghĩ " Con trai học giỏi, làm bát cổ hay, sau này còn tới Hàng Châu thi Hương, còn phải vào kinh thi Hội nữa, đây mới gọi là đi xa, lúc đó chắc mình còn không yên tâm hơn.”
Trương mẫu Lã Thị quay đầu lại nhìn, Mục Chân Chân đứng bên giếng ngoài của thư phòng, hơi khom khom người, có vẻ giỏ trúc trên lưng nàng khá nặng.
- Chân Chân sao sớm vậy đã tới rồi, có chuyện gì sao?
Trương mẫu Lã Thị đi ra cửa, thấy cô thiếu nữ này gò má hồng hồng, trên trán còn lấm tấm mồ hôi, giầy rơm dính đầy bùn đất, rõ ràng là vừa đi một đoạn đường rất xa. Mục Chân Chân lấy cổ tay áo lau mồ hôi trên mặt, thở hổn hển nói:
- Thiếu gia thích ăn quýt, lần này tới Hội Kê học mấy ngày không về, tiểu tỷ đi ra đường lớn mang một sọt quýt đến cho thiếu gia mang đi. Thái thái, thiếu gia đi lúc nào vậy?
Kênh đào Thiệu Hưng đi đi về về cũng tới hai mươi dặm đường, đúng là một cô nương ngốc, quýt thì ở đâu mà chẳng mua được mà phải chạy vội tới đây như vậy! ?!
Trương mẫu Lã Thị cảm động nói:
- Nó vừa đi qua Phủ học cung thôi, con đuổi theo đi, vẫn kịp đấy.
Chưa nói dứt lời Mục Chân Chân đã xoay người chạy đi, đuổi theo ra đến Phủ học cung hơn một dặm cuối cùng cũng thấy bóng lưng của Trương Nguyên, vội vàng gọi với theo:
- Thiếu gia, thiếu gia Trương Nguyên...
Trương Nguyên quay đầu nhìn lại, thấy Mục Chân Chân chạy tới, chạy tới gần mới thấy cô thiếu nữ này có bỗng nhiên có chút ngượng ngùng, nói:
- Tiểu tỳ mang quýt tới cho thiếu gia.
Trương Nguyên thấy bộ dạng mặt đầy mồ hôi của Mục Chân Chân, cảm thấy hết sứccảm động, cũng không hỏi gì nhiều, chỉ vui mừng nói:
- Tốt lắm, vừa hay ta mang tới Hội Kê ăn.
Thạch Song buông quang gánh xuống, mang hai giỏ hành lí bỏ làm một, đầu bên kia để đặt ba mươi cân quýt.
Trương Nguyên nói:
- Chân Chân người chưa ăn sáng đúng không, đến nhà ta ăn đi, nhỏ thường xuyên tới thăm mẹ ta đó.
Mục Chân Chân trong lòng vui mừng, giọng lanh lảnh: - Thiếu gia yên tâm, tiều tỳ ngày nào cũng sẽ đến. Trương Nguyên nói xong, vẫy tay chào Mục Chân Chân rồi xoay người đi về hướng Hội Kê.
Lúc chủ tớ ba người đi tới phủ Vương Tư Nhâm phía đông chùa Hạnh Hoa cũng mới đầu giờ sáng. Quản gia của Vương Tư Nhâm ra đón, nói:
- Trương công tử đến thật là sớm, lão gia nhà chúng ta cũng mới dậy.
Dẫn Trương Nguyên vào dãy phòng trong nội viên, chỉ vào một gian, nói:
- Đây là căn phòng của đại thiếu gia nhà ta, năm trước đại công tử tới Quốc Tử Giám ở Nam Kinh học, căn phòng này lại trông không có người ở. Hôm qua lão gia đã dặn dò bảo Trương công tử tới ở phòng này, chúng nô tài đã đặt một chiếc giường nhỏ, những đồ dùng còn lại cũng đã chuẩn bị đầy đủ, Trương công tử nhìn xem nếu còn thiếu gì thì cứ việc dặn dò tiểu nhân.
Trương Nguyên nhìn qua một lượt, căn phòng sáng sủa sạch sẽ, tất cả đồ dùng đếu dọn dẹp gọn gàng, cười nói:
- Vất vả cho quản gia rồi, Tiểu Vũ, mua bầu rượu cảm tạ quản gia đi.
Vũ Lăng liền đem ra sáu tiền chuẩn bị từ trước tặng cho quản gia. Vương quản gia nhất định không chịu nhận, Trương Nguyên nói:
- Ta học ở đây, sau này còn làm phiền quản gia nhiều, nếu đến tiền hai bầu rượu mà quản gia cũng không chịu nhận thì sau này ta muốn nhờ quản gia giúp đỡ cũng không dám mở miệng đầu.
Vương quản gia thấy cậu thiếu niên này khiêm tốn lễ độ, nói chuyện cũng khéo léo thì cảm thấy rất vui, nhận lây bạc, nói:
- Nếu vậy thì tiểu nhân xin nhận, chắc Trương công tủ vẫn chưa ăn sáng rồi? ồ, vậy xin công từ chờ ở đây một lát, tiểu nhân đi xem lão gia đã chuẩn bị xong chưa.
Thạch Song bỏ hành lý và sọt quýt ra rồi từ biệt thiếu gia quay trở về.
Trương Nguyên đi tới cửa trước xem xét qua một lượt sân vườn này.Sân hình chữ nhật, phía bên trái tường có một hòn non bộ bằng đá Thái Hô cao tám thước, đá núi nhô lên, sắc bén, góc cạnh, bên dưới còn có vài khóm lá hông tươi, dưới lá còn có đây những quả bé xíu mọng nước, phía tường bên cạnh là một ô của tròn, khóa cửa ở đầu bên kia, lúc này của vẫn đang đóng.
Trương Nguyên thầm nghĩ "Đây là nội viện phía tây, phía bên kia của chắc là nơi ở của Huớc Am và gia đình, à, vậy chỗ này là Tây Sương phòng rôi.".
Hôm qua Trung Nguyên nghe tộc thúc tổ Trương Ngũ Lâm nói mới biết Hước Am tiên sinh có một vợ và hai thiếp, có ba con trai và hai người con gái, con trai cả mới được hai mươi tuổi, học ở Quốc Tử Giám ở Nam Kinh, con trai thứ hai còn nhỏ, trưởng nữ Vương Tĩnh Thục năm ngoái mới gả cho nhà họ Trân ở Tiêu Sơn, thủ nữ thì không biết tên là gì.
Trương Nguyên lúc ấy đã nghĩ "Nói như vậy thì cô gái họ Vương hôm đó đi theo Hước Am tiên sinh rất có khả năng chính là thứ nữ của Huớc Am tiên sinh rỗi, cô gái ấy chắc cũng trạc tuổi mình.”
Nếu trước kia Trương Nguyên còn có chút tò mò về cô gái họ Vương muốn mua " Kim bình mai” thì bây giờ đứng trong tiểu viện nhà họ Vương, Trương Nguyên chỉ còn muốn toàn tâm toàn ý học bắt cổ, không muốn nghĩ tới những chuyện khác. Đợi tới khi thắng lão Diêu Phục kia rồi để mẹ nhờ người tới Thương gia cầu hôn, cử như thế mà làm, hắn suy nghĩ rất đơn giản như vậy.
Đang mải suy nghĩ thì Vương quản ra đã đến, nói lão gia mời hắn tới.
Trương Nguyên liên đi theo quản gia đi vào thu phòng bái kiến Vương Tư Nhâm. Vương Tư Nhâm nghiêm nghị, đạo mạo không nói đùa với Trương Nguyên nữa mà nghiêm túc nói:
- Trương Nguyên, ngươi đã đọc mấy trăm bài hát cổ, vậy hãy nói xem, bắt cổ khó ở điểm nào? Hay ở điểm nào?
Trương Nguyên đáp:
- Học trò cho rằng phá đề là khó nhất, một khi phá để không hay, toàn bộ phần sau đều sẽ hỏng.
Vương Tư Nhâm nói:
- Nói không sai. Chế nghệ bắt cổ cũng giống như chọn mĩ nhân, khuôn mặt là phá đề, cổ là thừa đề, vai là khởi đoạn, eo là đoạn giữa...
Rồi bỗng dưng im bặt, thầm nghĩ "sao ta lại ví dụ như vậy trước mặt một thiếu niên cơ chủ, thật hổ thẹn, hổ thẹn quá.
Vương Tư Nhâm đem chuyện ngắm mĩ nữ ra so sánh với làm đầu đoạn trước sau của bắt cổ. Trương Nguyên nghe rất lí thú, hiểu ra nhiều điều, thấy Vương Tư Nhâm bỗng dưng im lặng, nhất thời không hiểu tại sao, tiếp lời nói:
- Vậy thì chân được coi là kết thúc, tổng thể của bát cổ nằm ở sự tươi đẹp hấp dẫn, hiện mà ẩn, gần mà xa, lấy khuôn mặt làm chính, khuôn mặt không đẹp, những thứ còn lại có đẹp cũng vô ích, cho nên nói phá đề là điều quan trọng nhất, tiên sinh là muốn nói điều này phải không?
Vương Tư Nhâm ngẩng đầu nhìn xà gỗ trên trần nhà, thầm nghĩ "Đây là thiếu niên mười lăm tuổi sao, giống như một cao thủ tình trường vậy.”