Trong ký ức của y, sư phụ là người cổ hủ hà khắc trong trường học, là danh sĩ khi từ biệt trên bến tàu, là hán tử khảng khái thế không đội trời chung với gian đảng trên triều đường...
Bất kể hình tượng nào, lưng sư phụ luôn ưỡn thẳng, miệng mang nụ cười khinh miệt quật cường, chưa bao giờ thay đổi.
Nhưng hiện giờ y nhìn thấy mặt yếu đuổi thống khổ của sư phụ, thì ra người không phải chẳng bận tâm, người cuồng ngạo đều vì làm dịu trái tim kiêu ngạo của mình...
Đúng thế, sư phụ rất kiêu ngạo, rất tự tôn, nhưng hiện thực làm ông liên tục bị đả kích, đôi mày chưa bao giờ dãn ra, cả đời làm duy nhất một việc lớn, cũng bị không ít người dèm pha.
Thẩm Mặc nghe được lời dem pha của đám tiểu nhân, nói Thẩm Luyện ỷ mình có hai quý môn sinh, biết bản thân dù bất kể làm gì cũng bình an vô sự, nên mới dám mạo hiểm đàn hặc cha con họ Nghiêm.
Nếu không vì sao ông ta dâng thư đầu tiên lại bình an vô sự, còn đám Dương Kế Thịnh kẻ tàn người mất, không ai có kết cục tốt.
Đặc biệt là sau khi Nghiêm đảng rớt đài, bên trên đánh tiếng muốn trọng dụng quan viên bị bãi chức vì đụng chạm tới Nghiêm đảng, Thẩm Luyện được ủng hộ lớn.
Khi đó Thẩm Mặc cho rằng dù sư phụ không nhận lời ra làm quan cũng rất vui mừng, đồng thời kẻ nói Thẩm Luyện "mua danh kiếm tiếng" cũng phải ngậm miệng.
Nên Thẩm Mặc im lặng, hi vong thời gian mang đi lời nói không hay đó.
Nhưng cuối cùng Thẩm Mặc biết mình sai, còn sai lớn, y có thể bình thản với vinh nhục vì y đã có quá nhiều vinh quang: Thẩm lục thủ, phong cương trẻ nhất, bộ đường trẻ nhất. Những vầng hào quang rực rỡ khiến y không thèm biện hộ, không thèm quan tâm tới lời phỉ báng cả kẻ khác.
Song sư phụ y gần như không có cái gì, cho nên vô cùng trân trọng thanh danh chính trực, không chịu nổi người khác chất vấn nghi ngờ, thậm chí bị một chiếc lá che mất thái sơn, không thấy được đa phần mọi người tán dương ca ngợi ông.
Đoạn sau thư ông còn viết:" Nếu như năm xưa ta chết trên pháp trường Tuyên Phủ, phải chẳng sẽ không mang tới lời chất vấn đó?"... Có thể thấy những tiếng xì xầm đó gây tổn hại tận sâu tâm khảm của ông.
Một vị anh hùng lưu danh sử sách, trước khi chết đau đớn biện họ cho mình, đó là bi ai của ông, cũng là bi ai của cái dân tộc này...
Thẩm Mặc biết, chỉ cần tin tức cái chết sư phụ lan đi, tất cả lời phỉ báng bị chôn vùi, chỉ còn thương tiếc và tán dương.
Nhưng tại sao khi đèn đã tắt, người ta mới có thể vứt bỏ thành kiến, vứt bỏ u ám trong lòng? Chẳng lẽ các ngươi không biết người chết vĩnh viễn không nghe thấy?
Nghĩ tới sự uất ức trước khi lâm chung của sư phụ, y hối hận mình quan tâm tới sư phụ chỉ dừng ở bề ngoài, chưa từng nghĩ tới sư phụ nghĩ gì.. Nước mắt không sao khống chế được chảy mãi chảy mãi, rất lâu mới tiếp tục đọc tiếp được lá thư.
Thẩm Luyện vẫn là Thẩm Luyện, dù bất mãn thế nào, đó cũng xuất phát từ tình yêu tha thiết với quốc gia, cho nên đa phần trình bày quan sát và cái nhìn của ông với tình thế phương bắc cho Thẩm Mặc hay.
" Trước khi tới phương bắc, ta toàn nghe Thát Lỗ là hạng mặt người dạ thú, tàn ác như chó sói, bất nghĩa vô đức, làm họa ngàn đời của Đại Hoa ta."
"Không chỉ ta, mà sĩ đại phu đều cho rằng như vậy, họ tin người Mông Cổ là kẻ thủ trời sinh của Đại Minh, nếu chúng có lương thực dư dả, có đầy đủ binh mã, nhất định vượt biên xâm phạm. Cho dù là khúm núm hạ mình, cống nạp lễ vật chẳng qua là muốn thông thương, cướp lợi của Đại Minh. Suy nghĩ này thâm căn cố đế, tựa hồ là tuyệt đối chính xác."
"Nhưng ta ở biên cương bảy năm, mỗi ngày quan sát chuyện xảy ra nơi này, coi như có quyền phát biểu về họa biên cương -- Ta muốn nói, cái nhìn của ta đã thay đổi."
" Trước tiên phải thừa nhận người Mông Cổ chưa bao giờ thiếu vũ dũng, hơn nữa qua nhiều năm sinh sôi nảy nở, như cỏ thảo nguyên đốt mãi không hết, dù với tài Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân, Thành Tổ suất hết binh sĩ bình định thiên hạ tới cũng chẳng thể diện trừ... Hiện giờ Đại Minh suy vi, võ tướng ngu lợn lợn, càng chẳng phải nói..."
"Ta biết triều đình muốn đem quan phương nam tới đối phó với người Mông Cổ, nhưng đừng trách ta nói thẳng, dù có mấy danh tướng, suất lĩnh hàng vạn tinh nhuệ, có thể đánh bại đối phương trên chiến trường, song không thể tiêu diệt hết được. Mà biên cảnh đại Minh ta kéo dài ngàn dặm, người Mông Cổ chiếm tiên cơ linh hoạt kỵ mã. Tướng lĩnh phương nam lại ít cưỡi ngựa, nên ta nói, dựa vào vũ lực không thể giải quyết được vấn đề phương bắc."
"Ta phát hiện, người Mông Cổ kỳ thực cũng là người, hùng tâm Thành Cát Tư Hãn sớm biết mất trong huyết mạch bọn họ, có lẽ một số vương công quý tộc mang vọng tưởng đó, nhưng người dân mông cố chán ghét cuộc sống khổ cực, chỉ mong bình an ổn định."
"Chẳng phải ta nói tốt cho kẻ địch, bởi vì có sự thực đáng buồn, qua nhiều năm không ngừng bị cướp đoạt, dân biên cương cũng nghèo khổ chẳng kém gì, người Mông Cổ tới chẳng có thứ mà mình muốn, bọn họ lại không dám xâm nhập nội địa. Triều đình đóng cửa không giao thương, cho nên bọn họ luôn ở trạng thái thiếu thốn."
" Ta muốn nói là, hiện giờ phá hoại phương bắc, làm bách tính bị khốn đốn chính là quân đội Đại Minh chứ không phải là người Mông Cổ. Đám tướng lĩnh cửu biên, đem tướng sĩ và bách tính là tài sản riêng của mình, trắng trợn tước đoạt tài sản của họ. Người dân nói, người Mông Cổ dù ác như lang hổ, nhưng một năm chỉ tới một lần, chống đỡ qua là sống được, nhưng biên quân khiến bọn họ quanh năm sống trong dầu sôi lửa bỏng."
" Cho nên người dân Đại Minh chịu không thấu người trong nước chèn ép, chạy ra ngoài Trường Thành, thỉnh cầu kẻ địch, đúng là một chuyện mỉa mai, nhưng chứng minh rõ, ai mới là đại họa"
" Quan phủ không biết hối cải, bảo bọn họ "phản quốc", bắt được là tru di cửu tộc. Sói ngài hổ trong, đều ăn thịt người, bách tính chỉ có thể chọn kẻ ăn ít hơn, cho họ sống lâu hơn mà thôi. Dù có phản quốc cũng vì cái quốc gia này chẳng đáng để bọn họ lưu luyến."
" Huống hồ dù luồn cúi Thát Lỗ, nhưng họ vẫn mặc y phục Hoa Hạ, ma chay cưới hỏi vẫn đúng phong tục Hoa Hạ, ta cho rằng bọn họ không phản bội quốc gia, chỉ thoát khỏi triều đình mà thôi. "
" Ta còn phát hiện rất nhiều người Mông Cổ cũng chuyển tới Bản Thăng, sống hài hòa với phản dân Mông Cổ. Sư mẫu con từng ở đó một thời gian, tận mắt nhìn thấy bọn họ cùng thả dê, cùng trồng trọt, nói cùng thứ tiếng, không phân biệt được đâu là người Hán, đâu là người Mông nữa."
" Vì vậy ta cho rằng Hán Mông đúng là có thù sâu tựa biển, bọn họ từng diệt quốc gia của chúng ta, chúng ta từng diệt quốc gia của bọn họ. Cả hai cùng tạo ra vô số cô nhi quả phụ, nhưng oan oan tương báo tới khi nào? Nếu có thể làm hai dân tộc cùng bỏ đao kiếm xuống, không đánh trận nữa, vì sao không thể bỏ thù hận qua bên trước?"
Thẩm Luyện tin, chỉ có vượt qua lòng hám danh mê lợi của đám sĩ đại phu, đứng ở góc độ người dân, xem xét quan hệ Minh, Mông, mới có thể tìm ra con đường mới.
Nên ông nghĩ, biện pháp giải quyết vấn đề biên cương phải chú trọng cả trong lẫn ngoài.
Đối nội phải chỉnh đốn vệ sở, tăng cường sức chiến đấu, ít nhất phải kháng cự được sức tiến công của người Mông Cổ. Đồng thời sáng tạo điều kiện sinh sống thoải mái cho bách tính biên cương, không truy cứu trách nhiệm liên đới, như thế mới giảm khả năng bách tính ngả theo người Mông Cổ.
Bên lên bên xuống, nguy hại với Đại Minh tất nhiên giảm sút.
Nếu chính sách đối nội có hiệu quả, người Mông Cổ sẽ phải hạ mình cống lễ xin thông thương, lúc đó phải giữ thái độ tôn trọng, không được khinh nhục, phải đáp ứng yêu cầu của bọn họ. Nếu như mù quáng từ chối, đối đãi thô lỗ, chỉ đẩy cao mâu thuẫn hai bên.
Người đứng đầu quốc gia không được vì tranh chấp vô vị mà làm chuyện ngu xuẩn có hại vô lợi.