Giang Nam Kinh lược nói về tổng yếu binh vụ, tỉnh thế nội ngoại Giang Nam. Luận chiến cụ, chiến bị, còn có cả bản đồ toàn diện của Giang Nam, chỉ rõ chỗ quan ải hiểm yếu.
Đây là lần đầu tiên Thẩm Mặc nhìn thấy bình luật khách quan, tỉ mỉ, cao minh như thế về quân tình Giang Nam. Trong sách tổng kết: Tiêu diệt địch ở gần bờ là thượng sách, kháng địch ở hải cảng, ven biển là trung sách, nếu thả địch vào sâu, tàn hại địa phương, là hạ sách.
Quan điểm này là chính xác, nếu như được sự dụng thì việc tiêu diệt giặc Oa đã ngắn đi đáng kể, tổn thất giảm thiểu rất nhiều.
Làm Thẩm Mặc như vớ được chí bảo là “Trù hải đổ biên", chừng 26 vạn chữ, nói tường tận về địa lý duyên hải, vũ khí trang bị cùng chiến lược phòng vệ biển.
Trong sách tác giả đưa ra nhiều kiến nghị độc đáo, không chỉ chưa bao giờ nghe thấy, mà còn phù hợp cao độ với chiến lược hải quyền hiện đại. Tác giả đề ra ba nguyên tắc lớn là, ngự hải dương, độn hải ngạn, nghiêm thủ thành.
Trong đó được Thẩm Mặc coi trọng nhất là chủ trương hải phòng phải phòng trên biển " phòng giặc ở viễn dương, diệt giặc ở cận dương".
Làm Thẩm Mặc chấn kinh hơn nữa tác giả dùng hẳn một chương trong sách nói về tầm quan trọng của chủ quyền biển đối với một quốc gia, Thẩm Mặc nhớ không nhầm khái niệm này tới tận thế kỷ 19 mới được chú trọng.
Thẩm Mặc vừa xem vừa nghiêm túc ghi chép lại, càng viết càng tò mò, rốt cuộc là bậc thiên tài nào viết được chiến lược quân sự như thế?
Về sau nghe ngóng mới biết là vị gia sư của Hồ Tôn Hiến, tên Trịnh Nhược Tằng, hiệu Khai Dương. Thẩm Mặc liền mời ông ta tới, nhưng quản gia trong phủ nói, Trịnh tiên sinh theo Hồ Tôn Hiến bắc thượng rồi.
- Ông ta vẫn theo đại soái à?
Thẩm Mặc hỏi:
- Không phải, Trịnh tiên sinh nói là về quê, chỉ thuận thuyền cùng đại soái thôi.
- Quên ông ta ở đâu?
- Nghe nói là ở Tô Tùng, chính xác ở đâu thì không biết.
Thấy không hỏi ra điều gì, Thẩm Mặc bảo quản gia lui xuống, nói với Tam Xích:
- Bảo Chu Ngũ tra tình hình người này, mau chóng báo lên.
Tam Xích vâng lệnh rời đi.
Thẩm Mặc đứng trong sân, nhìn ánh nắng chan hòa, hít không khí tươi mát, tức thì thấy tin thần khoan khoái, liền nghe ở cửa có người nói:
- Thời tiết tốt thế này chính hợp ra ngoài đạp thanh, đại nhân dừng cả ngày ở trong phòng nữa.
Thẩm Mặc quay lại nhìn, thấy Đường Nhữ Tiếp, liền cười nói:
- Huynh vì sao vẫn còn ở lại Hàng Châu?
Đương Nhữ Tiếp cung kính thi lễ:
- Hạ quan thấy đại nhân mới đến, thế nào cùng cần người hỗ trợ, cho nên mới chưa đi.
- Ha ha ha, vậy phải đa tạ huynh rồi.
- Không dám, không dám.
Đường Nhữ Tiếp cố làm vẻ thoải mái nói:
- Hôm qua hạ quan sai người tặng cho đại nhân đôi hoa tỷ muội, sao sáng nay đã bị đưa về rồi.
Thẩm Mặc lấy cớ:
- Huynh biết đấy, ân sư ta vừa qua đời, mặc dù công vụ bận rộn không thể để tang cho sư phụ, nhưng cấm sắc dục vẫn phải làm.
Ra là thế, Đường Nhữ Tiếp thở phào:
- Đại nhân chí thành, chí hiếu, là gương mẫu cho hạ quan học tập.
Đây không phải lời nói xuông, Đường trạng nguyên sinh ra trong nhung lụa, gần đây lại mặc áo vải, không biết là học ai.
Hắn không cam tâm đi uổng công, lại ân cần nói:
- Vậy đi dạo Tây Hồ, thả lỏng một chút, chắc không hỏng hiếu đạo chứ ạ?
- Cái này thì không.
Thẩm Mặc lắc đầu, nếu còn không nể mặt, đoán chừng Đường Nhữ Tiếp sẽ sụp đổ mất, nhưng đúng lúc này có tiếng bước chân gấp gáp vang lên.
Thẩm Mặc quen thuộc với tiếng này, áy náy nói:
- Đoán chừng là tin gấp ở Bắc Kinh.
Đường Nhữ Tiếp buồn bực, thầm nghĩ:" Sao lại xui đến thế?"
Quả nhiên gác cửa đưa tín sứ bụi bặm đường đất tới, quỳ một chân trước mặt Thẩm Mặc:
- Hỏa tốc tám trăm dặm, xin đại nhân ký nhận.
Thẩm Mặc gật đầu lấy quan ấn ra xác nhận, rồi xé phong bì thư ra xem.
Đường Nhữ Tập cũng thức thời nói:
- Hạ quan ra ngoài một chút.
Hỏa tốc tám trăm dặm chuyển đạt quân cơ đại sự, hắn tất nhiên phải tránh đi.
Thư của nội các, nói gần đây liên tục có quan viên Cống Việt dâng thư, nói quê hương luân lạc trong bàn tay bạo ngược của Tam Sào, có năm vị quan bị giết cả nhà, năm người này mặc hiếu phục quỳ khóc ngoài Tây Uyển, chấn động kinh sư, hoàng thượng lệnh nội các bằng mọi giá tiêu diện Tam Sào, trả lại bình an cho Cống Việt.
Cuối cùng còn có thân bút của Từ Giai:" Đã tiến cử ngươi làm kinh lược đông nam, tổng lĩnh quân chính lục tỉnh, xong việc tất về triều. Lệnh bổ nhiệm sẽ tới ngay, bình định Tam Sào phải trong nửa nam, nếu không hai ta đều bất lợi."
Đọc cẩn thận hai lần, xác nhận không để sót gì, Thẩm Mặc mới phân phó:
- Mời Đường đại nhân vào đi.
Đường Nhữ Tập vào thấy đại nhân ngồi sau bàn lớn, biết tới lúc bàn việc công, vì thế cung kính thi lễ, sau đó theo lệnh ngồi xuống ghế.
Thẩm Mặc chẳng khách sáo:
- Vừa rồi nội các gửi thư tới thúc giục mau chóng bình loạn Tam Sào, nhưng bản quan không rõ tình hình Cống Việt, Đường huynh có nhân tuyển nào có thể giúp cho bản quan không?
Đường Nhữ Tập nghĩ một lúc rồi nói:
- Lưu Hiển từng làm tham tướng ở Quảng Đông, đại nhân có thể hỏi ông ta.
Thẩm Mặc gật đầu lệnh bên ngoài:
- Mời Lưu tổng binh tới nói chuyện.
Trong lúc chờ, Đường Nhữ Tập nói:
- Đại nhân, hạ quan thấy Cống Việt là lửa xa, còn khói giần càng nguy hiểm hơn.
- Lửa xa? Khói gần?
- Vâng, bên kia dù sao cách quá xa, có gây chuyện lớn tới đâu cũng chỉ là chuyện nhỏ, giải quyết không tốt cũng chẳng có gì to tát... Còn khói gần ví như chuyện Cù Châu, chuyện quân lương.
Đường Nhữ Tiếp làm bộ chân thành thản nhiên:
- Ví như vấn đề nhân tuyển tổng đốc...
Thẩm Mặc nhìn hắn:
- Nhất là nhân tuyển tổng đốc càng tối quan trọng, phải không?
Đường Nhữ Tập đỏ mặt:
- Hạ quan một lòng vì chuyện công, hiện giờ văn võ đông nam vẫn hoài niệm Hồ Tôn Hiến, không nghe lệnh đại nhân lắm, sớm ngày định ra nhân tuyển tổng đốc, những người đó ắt cảm ân đức ngài, giúp trấn áp người dưới, như thế chính lệnh của đại nhân mới thông suốt, dễ lập nên công tích bất hủ.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Ta không cần công tích gì, bình an vượt qua thời gian này là đã phải thắp hương vái tạ rồi... Có điều huynh nói cũng đúng, một mình phải ứng phó với nhiều nơi như thế, áp lực quá lớn.
- Vâng, phải có người chia sẻ với đại nhân mới được.
Đường Nhữ Tiếp kích động nói:
- Hạ qua mặt dày tự xung phong làm tổng đốc Giang Bắc, nhất định để đại nhân không phải lo chuyện Trường Giang trở lên nữa.
Thẩm Mặc mân mê ngọc chặn giấy, cười lớn không rõ ý tứ, làm Đường Nhữ Tập chột dạ, chỉ biết cười khan.
Thẩm Mặc nheo mắt nhìn hắn:
- Huynh muốn làm tổng đốc Giang Bắc?
- Có cầu tiến cử hiền tài không hiểm thân nhân.
Đường Nhữ Tiếp vỗ ngực:
- Đương nhiên càng không cần tránh bản thân.
- Tốt, có trách nhiệm.
Thẩm Mặc khen, song lại nói nhỏ:
- Có điều, khi huynh làm tuần phủ, chiến sự đã chuyển tới Giang Nam, kết quả trong kháng Oa không có công tích gì, nếu như ta lập huynh làm tổng đốc, e lòng người không phục.
- Chẳng phải chuyện một câu nói của đại nhân là xong sao.
Hắn quen thời Nghiêm Tung bá đạo nói một câu là định đoạt, nhưng quên Thẩm Mặc hiện giờ tới nửa thế lực Nghiêm Tung cũng chẳng bằng.
Thẩm Mặc cười khổ, lấy mấy phong thư trong ngăn kéo ra đưa cho hắn:
- Huynh tự xem đi.
Đường Nhữ Tập cung kính nhận lấy xem, thư là của Cao Củng tiến cử Lý Duyên binh bộ thị lang Nam Kinh làm tổng đốc Giang Bắc, còn cả của Trương Cư Chính, ám thị Từ Giai bảo hắn viết thư, tiến cử Ân Chính Mậu tuần phủ Hồ Quảng làm tổng đốc Giang Bắc, thậm chí còn có Nghiêm Nột cũng tiến cử học sinh của mình... Còn cả người khác nữa, nhưng hắn không còn lòng dạ nào xem tiếp.
Đường Nhữ Tiếp rầu rĩ lẩm bẩm:
- Chẳng qua chỉ là chức tổng đốc thôi, sao lắm người nhắm vào thế?
- Không nói thế được, tổng đốc Giang Bắc quản Tô Châu, Dương Châu, Tùng Giang... Thiên hạ có chỗ nào giàu có hơn nữa không?
- Đại nhân.
Đường Nhữ Tiếp khao khát nhìn Thẩm Mặc:
- Ngài trơ mắt ra nhìn cây mình vun trồng bao năm, chớp mắt bị người khác hái mất quả sao?