Hắn vừa hạ lệnh, đám phiên tử trong bóng tối xông thẳng vào đám ngôn quan.
Tức thì bóng người tán loạn, bóng roi khắp nơi, đám quan văn đáng thương tay không tấc sắt đang quỳ còn chưa hiểu ra sao đã bị đánh ngã một loạt, máu tươi đầy mặt.
Đó là do hắn thiếu kinh nghiệm, không biết rằng trong roi da kia còn có lõi thép, đánh người cũng có thể làm bong da tróc thịt.
Lâm Nhuận mặc dù ở tiền tuyến, nhưng hắn thân thủ nhanh nhẹn, chẳng những không bị ăn đòn, còn cướp được một cái roi da, còn rảnh rỗi nói lớn:
- Không được lui, nếu không chúng ta sẽ thành trò cười thiên cổ. Chư vị, liều mạng đi, để cho bọn chúng thấy, lưng của ngôn quan ta không thể bị đánh cong được.
Đám người đằng sau thấy Cẩm Y vệ đánh người đạnh len lén chuồn đi, nhưng nghe Lâm Nhuận nói thế đều không động đậy nữa:" Đánh đi, dù sao sống không bằng chế, đánh chết rồi còn được lưu danh sử sách."
Vì thế bọn họ khoanh chân, mặc cho bị hành hung, ngay cả Lâm Nhuận cũng vứt roi đi, từ bỏ kháng cự.
Khung cảnh này làm chấn động đám đồ tể của hoàng đế, bọn chúng không sao tưởng tượng được? Sức mạnh nào chống đỡ cho những người này? Cả đời bọn chúng cũng không hiểu ra.
- Dừng tay.
Lúc này quan lớn trong triều hay tin chạy tới, Cao Củng cưỡi ngựa xong thẳng tới, rống lớn:
- Không được đánh! Ai cho các ngươi đánh? Còn vương pháp nữa hay không?
Từ Giai từ trên kiệu cuống cuồng chạy xuống, hoảng hốt hô:
- Không được đánh.
Lôi Lễ, Cao Diệu, Giang Đông cũng bất chấp thân phận lao vào ngăn cản.
Sợ đánh vào bọn họ, Lục Cương vội hạ lệnh dừng tay, nhưng lúc đó quá loạn, phải một lúc sau Cẩm Y vệ mới lần lượt dừng lại. Khung cảnh hỗn loạn, trừ số ít cực kỳ may mắn, đại bộ phận bị đánh lăn ra đất, thậm chí đánh ngất đi.
Nhưng Lâm Nhuận vẫn ngồi, dù toàn thân đầy thương tích, hắn vãn ngồi ngay ngắn, lau máu trên khóe miệng, chắp tay với đám Từ Giai:
- Đa tạ các vị, nhưng không tham tấu lật nhào các vị, chúng tôi không lui.
Đám Hà Dĩ Thượng chỉ cần còn nhúc nhích được là ngẩng đầu lên:
- Đúng, chúng tôi đàn hặc chính là các vị, đánh chết chúng tôi cũng không thay đổi.
Đối diện với thảm cảnh đó, Từ Giai nước mắt dàn dụa, vái các quan viên:
- Quốc sự như thế, ta biết mọi người đau khổ, nhưng không thể làm như thế, hoàng thượng sẽ nghĩ thế nào? Bách tính sẽ nghĩ thế nào? Giờ hiểu lầm đã thành, mọi người mất lý trí, xin hãy về trị thương đi đã, tấu chương đàn hặc chúng tôi, ngày khác có thể đọc trước mọi người trên đình nghị, lão phu và các vị thượng thư có tội, ắt tự tự chức..
Lão thủ phụ đúng là khổ, rõ ràng tội không phải ở mình, nhưng phải im lặng chịu đựng, còn dỗ dành hai bên, còn bị cả hai bên khinh bỉ.
- Thủ phụ, đừng ba phải nữa.
Một tên ngôn quan nói lớn:
- Hiện giờ Đại Minh có bệnh, không cần Cam Thảo, mà cần thuốc mạnh.
- Đúng, cần thuốc mạnh.
Đám ngôn quan căm phẫn nói:
- Hoàng thượng đem giang sơn giao cho các vị, nhưng các vị biến giang sơn tươi đẹp thành ra thế này đây!
Từ Giai và mấy vị thượng thư mặt đầy hổ thẹn.
Nghe đám tiểu thái giám báo cáo, Gia Tĩnh để chẳng có chút vẻ gì là hả giận:
- Chỉ gà mắng chó! Bọn chúng căn bản không đàn hặc nội các lục bộ, bọn chúng đàn hặc trẫm, bọn chúng ép trẫm đây mà...
Nói tới đó ho kịch liệt, đột nhiên cổ họng ngòn ngọt, vội dùng khăn tay che lấy.
Hoàng Cẩm hết đấm lưng lại rót nước cho hoàng đế, len lén nhìn cái khăn tay, tháy có vết máu đỏ sậm, nước mắt chảy ra.
Gia Tĩnh đế khàn khàn nói:
- Tiên đan.
Hoàng Cẩm có lòng can gián, nhưng thời điểm không thích hợp, đành lau nước mắt đi lấy thứ chết người kia, Gia Tĩnh đế uống vào, đả tọa, lại qua được một lần nữa, nhưng mặt biến thành đỏ sậm cực kỳ đáng sợ, hồi lâu mới hỏi:
- Giờ nào rồi.
- Đầu giờ Mão ạ, còn nửa canh giờ nữa là trời sáng.
- Chúng không cần thể diện nhưng trẫm cần.
Gia Tĩnh đế lạnh lùng nói:
- Nếu không muốn về thì mời hết vào chiều ngục ăn tết, trẫm bao cơm.
Thái giám truyền chỉ mau chóng chạy ra chuyển lời cho Lục Cương.
Lục Cương nghĩ thầm:" Ta không giúp nổi các ngươi rồi." Liền gật đầu, hạ lệnh bắt người.
- Chậm đã.
Từ Giai vội ngăn cản, nói với thái giám truyền chỉ:
- Xin công công đợi một lát, lão hủ diện thánh đã rồi hẵng định đoạt.
- Hoàng thượng có chỉ, hôm nay không gặp ai hết.
Thái giảm nghiêm mặt nói:
- Bao gồm cả Từ các lão.
Từ các lão mặt đỏ bừng bừng, thân là thủ phụ, tuyệt đối không thể trơ mắt nhìn những quan viên trẻ kia bị bắt đi, nếu không sau này còn mặt mũi nào đứng trên đời? Râu tóc dựng lên:
- Nếu muốn bắt người thì lấy thánh chỉ ra đây, nếu không bản quan không cho.
Đám Cao Củng cũng quỳ xuống bên cạnh, che chắn cho ngôn quan:
- Trừ khi bước qua xác bọn ta.
Thái giám truyền chỉ tức giận tới run lên:
- Từ các lão, ngài kháng chỉ sao?
- Lão phu không kháng chỉ, chỉ hỏi công công, thánh chỉ đâu?
- Hoàng thượng truyền khẩu dụ, ngài cho rằng nô gia dám giả truyền thánh chỉ hay nghi ngờ hoàng thượng?
- Ta đương nhiên không dám nghi ngờ hoàng thượng, nhưng từ cung Thánh Thọ tới đây khá xa, e rằng công công nhớ nhầm.
Từ Giai dứt khoát nói:
- Mong công công bẩm báo một tiếng.
Ông ta đang kéo dài thời gian, mong Gia Tĩnh đế mừng giật thất thường đổi ý.
Thái giám kia đành quay lại xin chỉ thị, khi sao mai đã lên, hắn trở lại thở dài:
- Hoàng thượng bảo nô gia truyền chỉ lại lần nữa, nếu như chưa tin, tất cả thái giám trong cung sẽ tới truyền chỉ, tới khi ngài vừa lòng mới thôi.
Từ Giai tuyệt vọng, xem ra hoàng đế đã quyết tâm diễn lại sự kiện Tả Thuận Môn lần nữa.
- Xin mời thủ phụ và các vị thượng thư vào trị phòng nghỉ ngơi.
Thái giám kia nhìn Lục Cương một cái nghiêm khắc, hiển nhiên hoàng đế cực kỳ thất vọng về hắn.
Lục Cương lòng trầm xuống, nói:
- Các vị, mời.
Liền có mấy phiên tử đi tới "mời" bọn họ tới trị phòng.
Thừa tướng xưa nay đều được hoàng đế các triều kính như sư trưởng, hôm nay rơi vào cảnh này, chưa từng nghe thấy, thể thống và thể diện của Đại Minh mất hết rồi.
Thấy bọn họ bị đối đãi như thế, đám ngôn quan bi thương dâng lên, khóc ầm ĩ.
- Không cần khóc, đến lúc các ngươi khóc thôi.
Thái giám hận bọn họ làm năm mới không được yên thân, phất tay:
- Bắt hết lại.
Người của Đông Xưởng và Cẩm Y vệ cùng xông tới, muốn bát người, nhưng tiếng trống như sấm từ phía Thừa Thiên môn vang lên.
- Trống Đằng Văn, có người gõ trống Đằng Văn rồi.
Đám ngôn quan đang như nhà có tang đột nhiên trở nên hưng phấn.
Kẻ khai quốc các triều đa số nhìn thấy quá trình bại vong của triều trước, biết ngôn luận bế tắc, khiến tiểu dân không có chỗ kêu oan, cuối cùng khiến giang sơn vạn dặm bị trong sớm tối, nên rất chủ ý ngôn luận thông suốt.
Từ thời Hán đã dựng ở phủ nha các cấp chính phủ toàn quốc trống Đằng Văn, để người kêu oan có thể gặp trực tiếp trưởng quan.
Sau này các triều đều thiết lập trống Đằng Văn, Chu Nguyên Chương thân là hoàng đế thân dân chân chính, tất nhiên không bỏ truyền thống tốt đẹp này, còn phát huy nó, một khi có oan dân gõ trống, vị hoàng đế tinh lực thịnh vượng này đích thân thụ lý, nếu quan viên can ngăn sẽ xử phạt hết.
Không chỉ tự mình làm gương, ông ta định ra tổ chế, bất kể là ai, chỉ cần gõ trống Đằng Văn, có thể trực tiếp giao tấu lên hoàng đế, hoàng đế ắt phải tiếp nhận.
Không cần nói nhiều, thứ này là gai sau lưng quan viên, ngay hoàng đế đời sau cũng không thích nó, thời Tuyên Đức có quan viên từng dâng tấu bỏ nó, nhưng hoàng đế không cho.
Mặc dù tổ chế khó sửa, nhưng quy củ là chết, người là sống, về sau không biết có tên khuyết đức nào nghĩ ra dùng hàng rào bao quanh nó, phái Cẩm Y vệ nghiêm ngặt canh phòng, giống như đời sau bảo vệ bia anh hùng vậy, không cho tới gần chỉ đứng đằng xa chiêm ngưỡng.