Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 1280: Đình Thôi (2)

Chương 1280: Đình Thôi (2)




Dịch: lanhdiendiemla.

Chẳng phải Dương Bác nhỏ mọn hẹp hòi, mà kinh nghiệm làm quan nói cho ông ta, nếu không báo thù kẻ mạo phạm mình, sẽ còn có thêm nhiều kẻ nữa báo thù mình.

Song thủ đoạn phải kín đáo, không được làm mất hình tượng, cho nên lúc này ông ta đang đau đầu vì một tên ngự sử cho nhỏ dám thẳng mặt chỉ trích mình.

Hôm đó Dương Bác bị Chiêm ngự sự làm bẽ mặt thành trò cười cho người ta. Tiếp đó khi ông ta thay mặt cho Thẩm Mặc tham gia tiệc mừng công, không ít ánh mắt khác thường, lời nói bóng gió truyền vào tai, tổn hại nghiêm trọng tới uy tín và tự tin của ông ta.

Không may là ông ta chẳng làm gì nổi Chiêm Ngưỡng Tí, vì hắn là tiến sĩ năm Gia Tĩnh thứ 44, năm ngoái mới chen chân vào quan trường, thân thế thanh bạch.

Loại lấc cấc ngu xuẩn này là khó chơi nhất, vì không nắm được điểm yếu của hắn, lại không thể dùng thế áp hắn, nếu không tâm lý "bảo vệ kẻ yếu bị bức hại" của số đông sẽ ngả theo hắn.

Dương Bác như mắc xương ở cổ, khạc ra không được, thuộc hạ của ông ta tất nhiên bị tai ương, vì lỗi nho nhỏ mà bị ông ta chửi mắng té tát, tất cả trốn ra xa. May mà có một đại nhân vật tới, mọi người cùng thở phào.

- Ai chọc giận Bồ Châu công thế?

Một giọng nói vang vang đi kèm người tướng mạo đường đường xuất hiện.

Dương Bác có tức tới đâu cũng không dám trút lên Cao Củng, cười khổ:

- Làm Tân Trịnh chê cười rồi, có một số tên hề khó chịu, nhưng không đáng nói.

- Ồ chúng ta đồng bệnh tương lân rồi.

Cao Củng xưa nay luôn có sao nói thế, tuyệt đối không quanh co.

Cao Củng xích mích với ngôn quan là vì tên Hồ Ứng Gia kia, mặc dù gặp đúng lúc giao tiếp hoàng quyền, bản tấu vu không điêu độc đó không dàm gì được ông ta, nhưng có kẻ vẫn chú ý, nên ngôn quan không chịu bỏ qua, nhất quyết đào bới thêm vấn đề bôi nhọ ông ta...

Lời đồn đại càng truyền càng quái dị, cuối cùng thành " Cao Củng ngày đêm dâm dục", hoàn toàn ngược hẳn với chân tướng. Nhưng Cao Củng không giải thích được, nếu không càng bôi càng đen, chỉ tăng thêm trò cười.

Ông ta không nói cũng chẳng trở ngại cho quần chúng bịa đặt tình tiết ướt át, kết quả thành tiếng háo sắc như mạng, làm mất hết thể diện.

Cao Củng xưa nay luôn trân trọng thanh danh, kết quả bị trà đạp thành ra như thế, trong lòng phẫn hận thế nào khỏi nói cũng biết. So ra Dương Bác còn nhẹ nhàng hơn nhiều.

- Đám ngự sử ngôn quan này quá đáng quá thể lắm rồi.

Cao Củng giận dữ vỗ bàn:

- Triều đình thiết lập ngôn quan là để chúng đính chính sai phạm, rửa sạch tệ nạn, chứ không phải chỉ vì mua lấy thanh danh.

Có lẽ vì đồng cảm, Dương Bác thấy ông ta nói quá đúng:

- Phải, đúng là đám chó dại cắn càn.

- Ngay cả hoàng thượng cũng bị chúng cắn, đám này không trừng trị không được.

Cao Củng lấy một bản tấu ra:

- Ông xem đi, hoàng thượng đưa cho nội các đấy.

Dương Bác vốn không muốn nhận, nhưng vừa nhìn thấy cái tên Chiêm Ngưỡng Tí là máu nóng xộc lên đầu, cầm lấy xem, tức thì há trật quai hàm...

Thì ra Chiêm ngự sử chẳng biết nghe đâu ra gần đây hoàng hậu sinh bệnh, mà nguyên nhân tựa hồ do tình cảm phu thê bất hòa, vì hoàng hậu chuyển khỏi cung Khôn Ninh.

Đáng lý chuyện cung cấm xưa nay luôn giữ kín, chút tin tức đồn thổi ra ngoài không đang tin, ít nhất không thể lấy làm tư liệu viết tấu. Nhưng họ Chiêm kia lại tin, còn dâng tấu khuyên hoàng thượng phải phu thê hài hòa, đừng chọc giận hoàng hậu, nếu không hoàng hậu có gì không hay thì làm sao?

Đương nhiên hắn biết mình phạm kỵ húy "thăm dò chuyện trong cung", sợ hoàng thượng giận chặt đầu mình, nên thòng thêm câu "tuy tử hiền vu sinh", ý là ông giết ta thì ta càng vĩ đại, nên nghĩ cho thanh danh của mình thì đừng giết ta.

Tấu chương vô lễ này không may lời nói đều là sự thực, nên Long Khánh giận mà không phát tác, còn vì thể diện hoàng gia phê:" Hậu hầu trẫm nhiều năm, có chút bệnh, chuyển chỗ ở khác vì thế mà thôi. Khanh không hiểu chuyện trong cung, nghe đồn không truy cứu." Chẳng những không trách còn kiên nhẫn giải thích, đúng là tốt tính hiếm có.

Nhưng nếu Long Khánh không để ý thật thì bản tấu này đã chẳng tới tay Cao Củng, ý tứ hiển nhiên là ta bị bắt nạt, khanh xử hắn đi.

Chuyện sờ vảy rồng không dễ phạm vào, Dương Bác trầm ngâm:

- Ý nội các là?

- Sắp tới kinh sát rồi, ngôn quan cũng phải ở trong phạm vi thẩm tra.

Cao Củng thong thả nói:

Dương Bác đương nhiên muốn thừa cơ chỉnh đốn đám ngôn quan, nhưng theo lệ thì ngôn quan không bị kinh sát, nếu lỗ mãng đề xuất ra, sẽ bị nước bọt nhấn chìm. Ông ta không muốn chịu tội thay kẻ khác, nên hỏi lại:

- Đây là ý hoàng thượng?

- Không, đây là ý của ta.

Dù là đúng Cao Củng cũng đâu thể thừa nhận.

Dương Bác cân nhắc nói:

- Tân Trịnh nói có lý, ta rất muốn làm theo, nhưng nếu đưa chúng vào kinh sát, chúng sẽ nói " nếu chính phủ hơi chút có thể thẩm tra khoa đạo, thì khoa đạo sao có thể giám sát chính phủ?" Tới khi đó chẳng phải gây thêm rắc rối cho nội các?

- Ngôn quan không phải quan à?

Cao Củng lạnh lùng nói:

- Vì sao không thể nạp vào phạm vi kinh sát? Ngôn quan là tai mắt triều đình, để giữ công bằng, diệt bất pháp. Nhưng một số kẻ mang lòng dạ bất trắc, bịa đặt thị phi, nếu không nghiêm trừng, quốc gia còn đâu chính đạo.

- Vậy ý các lão là gì?

Dương Bác đã động lòng, nhưng còn cách hành động xa lắm.

- Ta đã đề xuất trong nội các, ông ta không ý kiến.

Từ Giai đương nhiên hi vọng Cao Củng đấu quyết liệt với ngôn quan, nhưng Cao Củng chẳng bận tâm, ông ta cần thuyết phục Dương Bác:

- Lại bộ muốn làm gì sao phải nghe nội các.

- Nói là thế, nhưng hạ quan xưa nay kính trọng thủ phụ, nên cần có thái độ chính xác mới được.

- Ông mù mắt à?

Nghe thế, Cao Củng tức giận:

- Kính trọng ai thì không kính trọng, lại kính trọng ông ta, đúng là bị người ta hại còn cảm tạ ơn đức.

- Tân Trịnh cẩn thận.

Dương Bác sầm mặt xuống:

- Từ các lão đối với ta chí thánh chí ái, các lão nói nhiều vô ích.

- Thật đúng là.

Cao Củng nhìn ông ta với vẻ thương hại:

- Nếu đúng thế thì ta đã chẳng được làm thứ phụ rồi.

- Các lão có ý gì, nói rõ ra xem.

Vẻ mặt Dương Bác rất bất thiện, dù sao ông ta là đại soái, trừng mắt lên có thể làm người ta vỡ mật.

- Quát tháo cái gì?

Có điều sao dọa nổi Cao Củng:

- Không tự nghĩ xem vì sao không được nhập các?

Đến giờ đây vẫn là câu đố mà Dương Bác nghĩ mãi không ra.

Đương nhiên ông ta đoán được Từ Giai giở trò, nhưng hai bên vốn là đồng minh, Từ Giai lại thề thốt giúp ông ta nhập các, sau đó còn hết sức áy náy xin lỗi, nói hoàng đế vì uống đan dược, tính cách thất thường, muốn thay ông bằng Lý Xuân Phương, khuyên thế nào cũng vô ích.

Vì khi Gia Tĩnh bệnh nặng, ngoài Từ Giai không tiếp ngoại thần, nên Dương Bác tuy không tin, nhưng không có chứng cứ. Về sau Từ Gai gả nữ nhi duy nhất cho Trương Tứ Duy thật nên không nghi ngờ nữa, thêm vào sau đại tiệp còn nói đỡ mình, Dương Bác càng thêm an tâm.

Nhưng hiện giờ Cao Củng nhắc lại chuyện cũ, vết thương lòng tái phát, đau tới thắt tim:

- Ông có chứng cứ không?

- Khi đó không có ngoại thần ở đó, không có nghĩa là không ai biết.

Cao Củng cười nhạt.

- Ý ông là, Hoàng Cẩm?

Cao Củng không đáp:

- Dù sao ta không tin do hoàng đế lú lẫn gây ra.

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch