Trần Hoành hay tin Hoàng Cẩm qua đời cũng thương cảm một hồi, thấy Thiệu Phương khác, sống mũi cũng cay cay:
- Hoàng công công là người có trước có sau rất hiếm có, đi như vậy cũng là phúc.
Hai người tưởng niệm một lúc, Trần Hoành đột ngột hỏi:
- Vậy ông ấy đánh giá ta ra sao?
Thiệu Phương biết lão thái giám đang kiểm tra mình:
- Hoàng công công nói ngài là cao thủ ngồi ghế lạnh, ăn cá mặn trở mình.
Tới đó thấy mặt Trần Hoành lộ vẻ hiền từ hiếm có, biết mình nói đúng rồi, hắn có biết Hoàng Cẩm, nhưng chưa thân thuộc tới mức đó. Lời này thực chất là hồi ức của Mã Toàn, chẳng biết có chuẩn xác không?
- Nếu ngươi là cố nhân của Hoàng công công, vậy không phải người ngoài, ta mời cơm.
Trần Hoành lau nước mắt, vịn vai Thiệu Phương đứng dậy.
- Cơm thì không vội.
Thiệu Phương lấy ra một cái túi gấm, đổ thư bên trong ra:
- Nơi này có một lá thư cố nhân của công công viết.
Trần Hoành tiếp lấy xem trước mặt Thiệu Phương, thư của Mã Toàn, chứng minh thân phận của Thiệu Phương, đồng thời nói thấy người này như thấy mình, hi vọng chiếu cố v..v..v..
Trần Hoành xem xong trách:
- Sao không lấy ra sớm? Mất công làm vất vả một ngày.
- Thảo dân cũng phải xem ngài có phải là Trần công công thật không đã chứ.
Thiệu Phương cười.
- Ta cũng đâu nói mình là ai.
Đối với bằng hữu của ân chủ, Trần Hoành không bày ra bộ mặt cương thi nữa.
- Thảo dân tin là được.
Thiệu Phương vỗ mông đứng dậy.
- Đúng là kẻ thông minh.
Trần Hoành bật cười:
- Chẳng trách được lòng hai vị lão công công.
Tối hôm đó Trần Hoành bày nông yến khoản đãi Thiệu Phương, hai người nói chuyện rất vui vẻ.
Có người nhìn người trên bàn rượu, có người nhìn người trên xới bạc, Trần Hoành nhìn người ở đồng ruộng, hiển nhiên càng thực tế hơn hai kiểu trước. Trong mắt ông ta, ai chịu thành thực cúi mình xuống làm ruộng, hoặc là người bổn phận chất phác, hoặc là người tâm chí kiên định... Bất kể loại nào cũng không tệ.
Rượu ngà ngà say, Trần Hoành mở lòng nói:
- Cao Tân Trịnh không phải là không thể quay lại, nhưng ngươi phải cho ta một lý do hợp lý.
Thiệu Phương trầm ngâm nói:
- Nghe đâu ngôn quan tóm lấy cái chết của thê tử Thạch Tinh, bày linh đường trong đại nội bắt bách quan đến viếng, dằn mặt vạn tuế gia, yêu cầu giao ra hung thủ, triệt để thay ti lễ giám?
- Đúng, gần đây áp lực của hoàng thượng rất lớn, người trong cung cũng hoảng loạn.
- Lục khoa có thể bày linh đường trong Tử Cấm Thành, không có người chống lưng là không thể.
- Nhưng Cao các lão về thì có gì khác?
Trần Hoành chậm rãi nói:
- Ta và chỗ Cao các lão là chỗ quen biết cũ, năm xưa ông ấy giạy học ở vương phủ ta là thiếp thân thái giám của hoàng đế. Nhưng ông ta chưa từng nhìn ta lấy một cái, ông ta khinh thường thái giám từ sâu trong lòng. Vừa lên đài đã san bằng chút sát nghiệp dưỡng lão của đám con cháu ta, ai nhắc tới Cao Tân Trịnh cũng hận thấu xương, ngươi bảo ta tiến cử ông ta thế nào?
- Đó là Cao các lão trước kia, giờ ông ấy đã tỉnh ra, biết phải tôn kính người trong cung, nếu ông ấy có thể quay về, tất nhiên sẽ làm tốt quan hệ với nội đình, phò tá quân vương.
- Đó mới giống tiếng người.. Nhưng làm sao ta biết đây là tâm ý của Cao các lão? Làm sao đảm bảo ông ta sẽ luôn nghĩ như thế?
- Làm sao công công mới tin?
- Lời nói gió bay, viết chữ làm bằng. Không phải ta làm khó ngươi, thực sự bị ngoại thần làm cho sợ rồi, không thể đuổi sói đi, rước hổ vào được.
- Phải.
Thiệu Phương gật đầu cười khổ:
- Nhưng người như Cao các lão, có thể cho thảo dân đi làm đại biểu đã là cực hạn rồi, sao có thể chấp nhận việc này?
- Cái này ta không thể giúp được rồi.
Trần Hoành thở dài.
-....
Thiệu Phương im lặng mất một lúc:
- Thảo dân lập văn tự được không?
- Ngươi à?
Trần Hoành chỉ nói tới đó, hiển nhiên "ngươi không đủ tư cách".
- Thêm vào bốn chữ này...
Thiệu Phương như hóa phép biến ra một bức tranh chữ, bốn chữ "Hiệp Chi Đại Giả", lọt vào mắt Trần Hoành.. Còn có hai hàng chữ nhỏ "ngày x tháng y năm z, ở Đan Dương gặp Xư Hủ nói chuyện thật vui, coi như thượng khách, chí đồng đạo hợp. Rượu tới hứng lên, múa bút tặng chữ.. Hiệp chi đại giả, vì nước vì dân, Xử Hủ không thẹn lời này."
Thấy Trần Hoành lộ vẻ kinh ngạc, Thiệu Phương tự hào nói:
- Xư Hủ là phỉ hiệu của thảo dân.
Trần Hoành rốt cuộc đã gật đầu, là đại thần nội các phải chú ý hình tượng, có thể làm tới mức này đã là mạo hiểm cực lớn nữa, nên không cưỡng ép thêm.
Nếu Cao Củng mà biết, đảm bảo sẽ tức lăn ra ngất xỉu, sau đó sách đao truy sát toàn thế giới tên Thiệu đại hiệp gan lớn trùm trời này.
Trần Hoành lại xem đây là thư bảo đảm chắc chắn, khẳng định Thiệu Phương không thể tự quyết, hài lòng thu lại, bảo Thiệu Phương về nhà đợi tin tức.
Cao Củng cũng chờ đợi, nhưng Thiệu Phương cứ như bốc hơi khỏi nhân gian, Cao Củng tin người này làm hỏng việc, không còn mặt mũi nà gặp lại mình nữa.
Có điều nút thắt trong lòng ông ta được cởi bỏ, chủ động đảm nhận công tác dạy học trong tộc, để trong trang tiết kiệm tiện thuê tiên sinh.
~~~o0o~~~~~~~~~
Ngày 16 tháng 3 năm Long Khánh thứ 2, tiễn biệt Từ Giai xong, Thẩm Mặc lặng lẽ về Bắc Kinh.
Trong ba tháng y rời kinh, quan trường kinh thành phát sinh biến hóa kinh thiên động địa, đầu tiên là Từ Giai đột nhiên từ chức, Lý Xuân Phương được bổ nhiệm làm tân thủ phụ, Thẩm Mặc tất nhiên tiến lên thành thứ phụ.
Tiếp đó Triệu Trinh Cát đảm nhận vị trí của Vương Đình Tương, còn vị trí trống ở lễ bộ do Cao Nghi nguyên lễ bộ thượng thư đã nghỉ hưu thay thế. Hình bộ thượng thư Hoàng Quang Thăng cũng từ chức, do Nam Kinh lễ bộ thượng thư Mao Khải lên thay.
Lễ bộ tả thị lang Ân Sĩ Chiêm chuyển sang làm đô ngự sử đốc tào vận, Trương Tứ Duy thay chức, chỗ còn trống do Lục Quang Tổ bổ xung...
Sự biến động động này làm người ta nhìn mà hoa cả mắt, nhưng có thể nhìn ra chút manh mối trong đó: Đầu tiên nhìn từ bề ngoài, đây là dư chấn cái chết của Hồ Tôn Hiến, các vị thần tiên phải trả giá cho tin xấu lan truyền trong ngoài. Nhưng bản chất là một cuộc soán quyền thành công nhắm vào thế lực của Từ Giai do Sơn Tây bang và Đông Nam bang liên thủ.
Nếu như nhìn thấu bản chất thì có thể hiểu được hàng loạt biến động nhân sự kia.
Đương nhiên, lần này Đông Nam bang có thể lấy được hai vị trí thượng thư có chút thành phần may mắn.
Trừ trận động đất gây chấn động quan trường ra còn có một việc thu hút ánh mắt của mọi người, đó là khoa cử khoa đầu tiên triều Long Khánh được cử hành.
Tháng trước đã cử hành thi hội, hai vị đại chủ khảo là Lý Xuân Phương và Trương Cư Chính. Lệnh bổ nhiệm này vừa công bố, tức thì gây nên không ít tranh luận, nhưng Sơn Tây bang ủng hộ, Đông Nam bang cũng không dị nghị, đám Thanh Lưu dù khó chịu nhưng có thể làm được gì?
Bất kể trong triều gió mây vần vũ ra sao, lần thi Hội đầu tiên triều Long Khánh vẫn diễn ra thuận lợi, 1600 sĩ tử tới từ khắp nơi trong cả nửa, trải qua kỳ thi thành ma thành quỷ, lại thấp thỏm bất an chờ đợi, cuối cùng cũng nhìn thấy bảng vảng, người thi đỗ tất nhiên là mừng phát điên, người thi trượt như mất cha mất mẹ, người chuẩn bị hành trang về nhà dùi mài kinh sử phục hận, người tới Tần lâu Sở quán, mượn những hồng nhan tri kỷ hiểu lòng người kia an ủi tâm linh tổn thương của mình...
Có điều bất kể họ làm gì cũng không quan trọng, vì sự chủ ý cả mọi người đã thu hút tới cuộc thi Điện sắp diễn ra.
Người ta không quan tâm tới vận mệnh của kẻ thất bại, đó là hiện thực vô tình.
Khi Thẩm Mặc về tới nhà thì là hai ngày trước cuộc thi Điện, cùng người nha hưởng thụ hạnh phúc gia đình, bù đắp áy náy không thể cùng họ ăn năm mới.
A Man đã tới phủ trước năm mới, tất nhiên được Nhược Hạm và Nhu Nương vô cùng hoan nghênh, cô bé năm xưa được hai nàng vô cùng yêu thích, khiến hai nàng trổi dậy tình mẹ, quan tâm săn sóc vô cùng, hoàn toàn coi nàng thành trưởng nữ trong nhà.