Đáng lý nói tới đây thì câu chuyện về Triệu Văn Hoa phải kết thúc rồi, hắn sẽ già trong một cái thôn nhỏ xa xôi, chết đi trong cô độc nghèo khó. Ai mà thèm quan tâm chứ? Nhưng có một chuyện không sao tin được khiến cái chết của hắn được sử sách ghi chép lại, được kể say sưa ngàn ngàn vạn vạn lần, thậm chí liệt vào thập đại nghi án thời Gia Tĩnh.
Thời gian tới ngày 23 tháng 10 năm Gia Tĩnh 35, gió thu mưa nhỏ, Triệu Văn Hoa bị đuổi về quê, trên đường qua Sơn Đông, vì đường lầy lội không thể tới kịp trạm nghỉ, đánh qua đêm ở một thôn tên Thập Tự Pha.
Cách kinh thành gần nghìn dặm, sự kiện khiến hắn thân bại danh liệt cũng đã trôi qua gặp một tháng. Triệu Văn Hoa cuối cùng khôi phục lại từ trong đả kích, có tinh thần, cũng muốn ăn uống rồi.
Hắn sai chủ quan bày một bàn rượu thịt, trong gió mưa lạnh lẽ, cùng đám tiểu thiếp thê thảm quây quanh bàn, vì phu nhân của hắn đã qua đời.
- Khóc cái gì mà khóc.
Giọng Trệu Văn Hoa có chút thều thào, nhưng vẫn giáo huấn:
- Ta còn chưa chết cơ mà.
Chỉ nghe các di thái thái khóc:
- Ôi trang sức của thiếp.
- Hu hu hu, không còn tiền, tương lai sống ra sao.
Nửa ngày trời mới biết người ta khóc "nghèo", chứ chẳng khóc cho hắn.
Điều này làm Triệu Văn Hoa rất mất mặt, hắn cười gằn liên tục:
- Đám đàn bà không đọc sách các ngươi, không biết chuyện "thỏ đào ba hang" chứ gì?
Hắn còn có số diêm dẫn trị giá ba mươi vạn giấu trên người, số tiền này đủ cho hắn phung phí cả đời rồi.
Chính lúc hắn đang định khoe khoang lấy lại uy phong ai ngờ một di thái thái độc mồm nhất lập tức phản bác:
- Bọn thiếp là phụ đạo nhân gia, vô tài mới là đức, không đọc sách là đúng. Nhưng lão gia nếu xem nhiều sách hơn một chút, chúng ta không tới mức rơi vào cảnh này.
- Nói vậy là sao?
Triệu Văn Hoa nghẹn họng.
- Giờ người ta ai cũng nói, cái hào trạch bên hoàng cung của lão gia không phải cái đầu tiên.
Vị di thái thái mồm liếng thắng:
- Nghe nói một trăm năm trước, cái kẻ tên là Thạch Hanh cũng xây nhà bên ngoài hoàng cung, kết quả bị hoàng đế nhìn phải, thế là hết đời. Người ta nói chuyện này viết trên rất nhiều sách, lão gia xuất thân thượng thư, sao chưa đọc qua?
- Sao ta lại chưa đọc?
Triệu đại nhân không khỏi cảm thấy đúng là hổ xuống đồng bằng bị chó khinh, hiện giờ ngay tiểu thiếp cũng dám bắt nạt hắn rồi, đành tức tối nói:
- Ta đọc rồi.
- Đọc rồi?
Di thái thái kia bĩu môi:
- Vậy càng khó tin.
Triệu đại nhân tức phát điên, ném đũa đứng dậy.
- Ngươi bớt nói vài câu đi.
Đại di thái trừng mắt di thái thái lắm một kia, nói với Triệu Văn Hoa:
- Lão gia còn chưa ăn cơm mà.
- Không ăn nữa.
Triệu Văn Hoa tức giận nói:
- Tức nó bụng rồi, còn ăn cái rắm gì nữa.
"Tức no" tới ợ một cái, hắn xoa bụng về phòng.
Các di thái thái gọi không lại chỉ đành mặc hắn, bọn họ ăn xong thấy lão gia hẳn là nguôi giận rồi, liền dùng mâm mang thức ăn phần lên phòng cho hắn.
Nhưng trên phòng thấy lão gia ôm bụng lăn lộn, các di thái thái tức thì hốt hoảng, vội tới đỡ hắn dậy. Song hắn vật quá dữ, không ai lại gần được, đánh trơ mắt ra nhìn hắn vỗ bụng quắn quại... Y phục đã rách nát, ngay cả bụng cũng bị hai tay cáo cho rách cả da thịt.
Cho dù đau đớn thành như vậy, hắn vẫn không kêu một tiếng, chỉ dùng hai tay móc bụng, làm một di thái thái đầu óc thiếu sợi giây thần kinh nào đó nói:
- Lão gia, thiếp thân trách oan người rồi, người là một hán tử.
- Còn không mau gọi người.
Đại di thái cao giọng quát:
- Người đâu, mau tới đây.
Đám gia đinh nghe thế tràn vào, đại di thái ra lệnh:
- Mau giữ lấy lão gia.
Đám gia đinh vội đi tới, nhưng không còn kịp nữa, chỉ nghe roạt một tiếng, Triệu Văn Hoa móc tay vào bụng xe toạc ra...
Một cảnh nát gan thủng bụng thật sự, máu me lênh láng, thê thảm vô cùng, đó ch là điều bí ẩn Triệu Văn Hoa để lại cho hậu thế.
~~~~~~~~~~~~~~
Đương nhiên ở Bắc Kinh vẫn chưa có ai biết cảnh thê thảm đó, có điều dù là biết cũng không rảnh đi suy đoán nội tình, vì chuyện liên quan tới lợi ích sát sườn của bọn họ đã bắt đầu.
Ngày 23 tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 35, Gia Tĩnh đế lấy tội đại học sĩ Lý Bổn chuyên quyền độc đoán khảo sát, không thương lượng với đô sát viện, không cho quan khao đạo tham gia vào, nên khó tránh khỏi phán xét khiến người ta chê cười " Triệu Văn Hoa xếp hạng thượng đẳng", phạt một năm lương bổng, tất cả danh sách ông ta đưa lên hủy bỏ, đình chỉ công tác tự kiềm điểm.
Đồng thời do Từ Giai, cùng tân nhiệm lại bộ thượng thư Ngô Bằng, Đô sát viện tả đô ngự sử Chuy Duyên, ba người cùng tiến hành kinh sát.
Trong chỉ dụ giao nhiệm vụ cho ba người Gia Tĩnh đế nhấn mạnh: " phân biệt quân tử và tiểu nhân, có vài điều khác biệt. Quân tử độc lập khó gần, khó tránh khỏi cổ hủ. Tiểu nhân a du nịnh bợ, che đậy khuyết điểm. Khảo sát đại điển phải nhìn rõ tâm thuật, phân rõ thị phi. Không chia sang hèn, không tính thân sơ, không truy chuyện cũ, cùng lấy chuyện đã rồi ra để chọn hiền..."
Đó là bài học đút kết ra được trong năm Lý Mặc và Triệu Văn Hoa gây ra thị phi của Gia Tĩnh, có thể nói là chân lý để đời sau tuân theo.
Hôm sau, quan viên tứ phẩm trở lên một lần nữa dâng sớ tự trần thuật, Gia Tĩnh khen thưởng ưu tú, hoặc giáng chức điều động, có biện làm trí sĩ ngồi mát. Gần như không có biến động.
Cùng lúc đó ba vị đại quan chủ trì khảo sát kinh quan dưới ngũ phẩm, đánh giá tham ô hai người, già cả bệnh tật hai lăm người, bất cẩn một trăm linh hai người...
Nói chung phản ánh lần kinh sát này rất nhạt, không hừng hực như Lý Bổn. Nguyên nhân chủ yếu lần này Gia Tĩnh đế thu quyền thẩm tra quan viên trên tứ phẩm. Còn lần trước kinh sát bất luận phẩm cấp do Lý Bổn làm, có thể thấy lần trước thiếu công bằng thế nào.
Lần kinh sát này khó tránh khỏi hiềm nghi bao che đồng đảng, nhưng nhìn chung mà nói là làm đúng trình tự, đặt nặng khảo quan viên có xứng chức hay không. Đối với các quan viên vừa mới trái qua sóng to gió lớn mà nói, đây là kết quả không thể tốt hơn rồi.
Hơn nữa dưới sự chỉ trì của Từ Giai, lần kinh sát này làm đúng theo chế độ, còn có quan khoa đạo tham gia đàn hặc, khiến kinh sát duy trì được đại thế, làm mọi người đều phục.
Từ Giai cũng vì kinh sát, tấn thăng lên làm đại học sĩ điện Hoa Cái, đãi ngộ ngang với Nghiêm Tung.
~~~~~~~~~~~~~~~~
Thẩm Mặc vốn cho rằng kinh sát chẳng liên quan gì tới mình, dù sao y mới nhậm chức chưa đến một năm. Nhưng trong danh sách ba tám người ở cấp thượng đẳng, đột nhiên lại có tên "nội các ti trị lang Thẩm Mặc", còn Trương Tứ Duy vất vả bao năm lại không có.
Có điều Trương Tứ Du chỉ nói vài câu mà thôi, hắn ở trong nội các lâu năm, tất nhiên biết trên đời này có nhiều phép tắc, nhưng không có cái nào tên là "công bằng". Nói với Thẩm Mặc, phàm là hoa nở liên tiếp như thế, ắt phải có đạo lý đằng sau đó.
- Huynh đúng là tốt số đấy Chuyết Ngôn.
Cười đùa chán Trương Tứ Duy không khỏi cảm khái:
- Trước tiên được lên trung doãn; sau Từ các lão nắm kinh sát lại là sư phụ của huynh, cấp huynh thưởng đẳng mà vàng cũng không đổi được. Huynh mà không bay cao mới là vô lý.
Trương Tứ Duy nói chẳng sai, chỉ ba ngày sau Gia Tĩnh đế triệu kiến Thẩm Mặc, đồng thần đích thân tuyên bố: Ti trị lang trung doãn Thẩm Mặc ra ngoài làm đồng tri Tô Châu.
Thẩm Mặc đúng là choáng váng, Tô Châu cao hơn Thiệu Hưng một cấp, cho nên tri phủ là chính tứ phẩm, đồng tri là chính ngũ phẩm, ngang hàng với các tri phủ khác. Nói cách khác chỉ chưa đầy một tháng qua y thăng liền hai cấp.
"Trong vòng nửa năm, tăng liền ba cấp, có nổi bật quá không nhỉ?" Thẩm Chuyết Ngôn kết cấu não bộ khác biệt rõ ràng với người thường nghĩ như thế.
Nhưng tiếp sau đó thì sao, chỉ nghe Gia Tĩnh đế cười tủm tỉm nói:
- Tuần phủ Tô Tùng Tào Bang Phụ đã bị điều đi; tri phủ Tô Châu Vương Sùng Cố điều tới Tùng Giang. Trẫm không phái người đảm nhiệm hai chức vụ này, có hiểu nghĩa là gì không?