WEBSITE đã NGỪNG nạp LT bằng MOMO và ZALOPAY, mọi người CHUYỂN KHOẢN NGÂN HÀNG nhé.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 407: Phó Quan (1).

Chương 407: Phó Quan (1).




Dịch: lanhdiendiemla.

Chẳng ai để ý tới lời chối bỏ trách nhiệm của hắn, hỏi tới:

- Vậy ngài thấy sẽ thất thu mấy thành, giá gạo sẽ ra sao?

- Cái này khó nói lắm.

Ngụy tứ gia lại làm bộ làm tịch.

Lập tức Long Tỉnh thượng hạng được đưa lên, hắn mới hạ thấp giọng nói:

- Nghe lão bản nói thất thu mất ba phần, Thường Thục xác lập giá gạo mới, tăng tới chừng ba lượng ba một thạch.

- Vậy thì chẳng phải các loại khoán đều sẽ tăng giá...

Đám đông đồng thanh thốt lên.

Nhưng làm Thẩm Mặc không hiểu là trong mắt những người này lộ ra không phải sự tức giận mà là hưng phấn! Như sói đói thấy thịt vậy.

*

Khoán, tức như cái giấy hợp đồng bây giờ, mỗi bên giữ một cái giấy để làm bằng cứ. Phàm văn tự để làm tin đều gọi là khoán.

Nghe những người kia thảo luận hào hứng, Thẩm Mặc hơi hoang mang, cảm giác như mình đang đi vào sàn giao dịch chứng khoán đời sau vậy, nhà bình luận cố phiếu và dân chơi cổ phiếu đang diễn một tiết mục người ngoài nhìn vào thấy vô cùng hoang đường, lập đi lặp lại ngày qua ngày...

Phải một thời gian rất dài y mới thoát ra được cảm giác hoang đường đó, béo mạnh lên chân mình, nhắc nhở bản thân đây là năm Gia Tĩnh thứ 36, thành Tô Châu Đại Minh, mình không phải xuyên việt ngược trở về.

Thẩm Mặc sinh hứng thú lớn về nội dung đàm thoại của những người này, gọi tiểu nhị tới hỏi:

- Bọn ta là ngươi bên ngoài, nghe thấy mọi người đều đang nói tới "khoán", là cái gì vậy?

- Khách quan, tôi bận lắm...

Tiểu nhị cười khổ.

Một đỉnh bạc được Tam Xích ném tới, tiểu nhị lập tức thu lại vẻ mặt khó xử, cười lấy lòng:

- Nhưng bận đến đâu cũng không thể thất lễ với khách quan phải không ạ?

- Trở mặt nhanh thật đấy.

Thiết Trụ ném cho một câu.

Tiểu nhị cười trừ, lấy từ trong lòng ra một tờ giấy nói:

- Đây là mọt loại khoán.

Hắn nói có chút đắc ý:

- Hơn nữa là tổ tông của các loại khoán, " khoán bánh bơ" của Vạn Phúc ký.

- Ta có thể xem được không?

Thẩm Mặc hỏi.

- Đương nhiên.

Tiểu nhị vội dùng hai tay đưa tờ "khoán bánh bơ" to bằng lòng bàn tay cho Thẩm Mặc.

Thẩm Mặc xem xét tờ khoán, thấy nó được làm bằng loại giấy chất lượng cực tốt, ở giữa viết hàng chữ bắt mắt, đổi phiếu lấy năm cân bánh bơ, ở góc bên trái viết ba chữ "Vạn Phúc ký" màu xanh, góc dưới viết ba chữ " Thẩm Hồng Xương", còn dùng con dấu đỏ tư nhân.

Lại lật qua mặt kia, cũng là chữ tương tự, cũng đóng ấn riêng của "Thẩm Hồng Xương".

Thẩm Mặc cầm tờ khoán bánh bơ, hỏi:

- Có thể mang tờ giấy này tới Vạn Phúc ký đổi lấy năm căn bánh bơ, phải không?

- Khách quan thật lợi hại.

Tiểu nhị giơ ngón cái lên:

- Đúng là ý này.

Thẩm Mặc khẽ lắc đầu:

- Thế thì kỳ quái rồi.. Vừa xong ta nghe bọn họ thảo luận mùa màng và giá khoán hình như có liên quan tới nhau, nếu như là đi đổi thì đương nhiên giá càng rẻ càng tốt, tại sao bọn họ thấy giá cao lại mừng?

- Này chàng trai, không hiểu chứ gì?

Bên cạnh có vị khách lắm chuyện ghé tới, cầm lấy tờ khoán của tiểu nhị, chỉ cho Thẩm Mặc thấy:

- Ngươi nhìn này, bên trên này không ghi rõ giá, tức là bất kể ngươi mua tờ khoán này vào lúc nào, kệ giá lên xuống như thế nào, cũng sẽ không trả lại tiền cho ngươi, cũng không bắt người bù thêm tiền.

- Mà bánh thì làm từ lương thực, giá của nó sẽ tăng lên theo lương thực, cái này có hiểu không?

Vị thực khách nhiệt tình đó hỏi, thường mà nói thì người đọc sách đối với loại chuyện này đầu óc không được linh hoạt cho lắm, thực khách sợ đàn gẩy tai trâu, cho nên phải hỏi như vậy.

Thấy Thẩm Mặc chậm rãi gật đầu, thực khách kia nói tiếp:

- Mà giá lương thực lên xuống chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, ngoại trừ mùa màng thất thu được mùa, còn có quan phủ trung thu, thu mua. Rất nhiều nhân tố làm giá lương thực lên xuống, khiến cho giá bánh cũng thay đổi theo.

Nói rồi lấy là một tờ khoán bánh giống vậy ra nói:

- Bình thường năm cân bánh bơ bán với giá một trăm văn, còn khi giá cực thấp thì có thể chỉ bán được ba mươi văn tiền; nhưng khi lương thực đắt đỏ có thể ba với giá ba trăm văn tiền, chênh lệch tới mười lần đấy.

Thẩm Mặc đã học qua kinh tế học, tất nhiên rất hiểu đạo lý đơn giản này, nhưng y vẫn có chỗ không thông, hỏi:

- Mặc dù không phải là khách hàng của Vạn Phúc ký, nhưng tin rằng trong thời gian ngắn giá cả sẽ không thể giao động quá lớn, nếu như muốn kiếm lợi, ít nhất phải giữ khoán bánh này chừng nửa năm một năm.

Y lắc đầu:

- Hơn nữa một một cửa hiệu bánh có căng hết sức ra thì một ngày có làm nổi một nghìn hộp bánh không? Cho dù có thu mua lại tất cả khoán bán của bọn họ thì cũng kiếm nổi mấy đông? Sao không thua mua trực tiếp lương thực cho rồi.

Ngươi kia bị y nói cho sững người, nhưng mau chóng lắc đầu nói:

- Ngươi nói không đúng, riêng ta đã có một trăm tờ khoán bánh rồi.

Nói xong hắn xả giọng hô:

- Các vị ngồi đây, có ai trong tay không có trên một trăm tờ khoán bánh, xin giơ tay lên xem một chút.

Chỉ có lác đác vài người giơ tay cười nói:

- Chúng tôi mặc dù khoán bánh không nhiều, nhưng khoán gạo, khoán thịt, khoán vải không ít hơn mọi người đâu.

Người kia cười nói với Thẩm Mặc:

- Ngươi xem đó, cả đại sảnh hơn trăm người, vậy ít nhất phải có khoán bánh lên tới vạn cân.

Hắn chỉ vào sảnh trong, lầu trên nói:

- Hơn nữa chúng ta còn là người bình thường đấy, những người có tiền thực sự, có ai không sở hữu vạn cân khoán bánh, còn khoán thịt, khoán vải.

Cuối cùng thực khách đó tổng kết:

- Nhiều khoán như thế thì cần mua đúng, chẳng lẽ lại không kiếm nổi tiền sao?

Nhưng vẻ nghi hoặc trên mặt Thẩm Mặc càng đậm.

Ăn sáng xong Thẩm Mặc dạo chơi trong thành Tô Châu, "trên trời có thiên đàng, hạ giới có Tô Hàng", có thể thấy vẻ đẹp của Tô Hàng là ngang nhau. Nhưng cái đẹp của Hàng Châu nằm ở Tây Hồ, đẹp ở thắng cảnh nhân văn, nhưng nếu ngươi muốn thấy được vẻ đẹp sông nước Giang Nam chân chính, biết thế nào là thủy lục song hành, đường sông kế sát, thì phải tới Tô Châu.

Tô Châu là thành phố đại biểu cho Giang Nam, không phải bởi vườn cảnh, thứ tác phẩm tuyệt mỹ đó đều ở sâu trong hào môn, làm người ngoài không thể chiêm ngưỡng, chỉ có thể tưởng tượng.

Vì trong tất cả vùng sông nước, Tô Châu lớn nhất, đẹp nhất, cũng lâu đời nhất. Cho dù là trong tháng giêng rét mướt, cả Tô Châu vẫn dạt dào sức sống mơn mởn, tất cả cứ như trong tranh vẽ. Cầu nhỏ suổi chảy, hành lang quanh co, tường phấn ngói lớn, ngươi cảm thụ sâu sắc được thế nào là hai con đường kẹp một con sông, thuyền và ngựa song hành; tản bộ ở trong thành, có thể tận tình thưởng thức phong cảnh tuyệt mỹ "người ở trong hoa".

Khi y đi mệt rồi, đứng ở trên con phố đông vui tấp nập, nhìn dây mây buông trên cổ thảnh, quay lại ngó tháp Hồ Khâu tang thương, không khỏ nhớ tới Tây Thi, nhớ tới Câu Tiễn, nhớ tới Lục Mông Quy, nhớ tới Phạm Trọng Yên, cùng với Đường Bá Hồ vừa qua đời vài năm trước...

*

Lục Mông Quy: Nhà thơ??

Phạm Trọng Yên: Nhà quân sự thời Bắc Tống.

Thẩm Mặc đột nhiên nhớ tới, năm ngoái ở kinh sư, đám đồng liêu ở hàn lâm viện suốt ngày ăn no không có việc gì làm, thường nằm mơ giữa ban ngày, nói nếu như sau này được đưa ra ngoài thì Tô Châu là nơi tuyển chọn hàng đầu.

Vì trong mắt tất cả mọi người Tô Châu tượng trưng cho nhàn nhã, không phải sao? Quá phải, nơi này vườn cảnh tuyệt đẹp, nước sông trong xanh, có hoa đào đỏ tươi, có tiếng đàn du dương, nơi này có món ăn vặt tinh tế nhất thiên hạ, nơi này có mỹ nữ mềm mại như nước, nơi này còn có vô số trà lâu quán sách, là thiên đường có thể thỏa mãn tất cả dục vọng của người đọc sách, thiên đường nhân gian.

Nhưng mỗi khi tơ tưởng đủ rồi, các vị "rường cột tương lai" đều tỏ vẻ ố ý khinh miệt, dùng ngữ khí chua loét nói:" Cứ đợi sắp nghỉ hưu tới đó dưỡng lão là được." Sau đó đưa ánh mắt chiếu vào Hàng Châu Phúc Châu, Ứng Thiên Tế Nam, thậm chí Đại Đồng Tuyên Phủ, không thèm nhìn Tô Châu thêm một cái.


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
WEBSITE đã NGỪNG nạp LT bằng MOMO và ZALOPAY, mọi người CHUYỂN KHOẢN NGÂN HÀNG nhé.