WEBSITE đã NGỪNG nạp LT bằng MOMO và ZALOPAY, mọi người CHUYỂN KHOẢN NGÂN HÀNG nhé.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 611: Vua Chẳng Yêu Mạnh Tử (1).

Chương 611: Vua Chẳng Yêu Mạnh Tử (1).




Dịch: lanhdiendiemla.

So với Khổng phu tử đoan trang điềm đạm phù hợp với khẩu vị của kẻ thống trị, Mạnh Kha huynh là một đại phẫn thanh mà ai thấy cũng ghét.

Nghe nói Chu Nguyên Chương đọc Luận Ngữ thì vô cùng kính phục Khổng Tử. Nhưng đọc Mạnh Tử thì lại cực căm Mạnh Kha huynh...

Thực ra nói kính phục Khổng Tử chẳng bằng nói Khổng Tử nói những câu ông ta thích nghe, còn cái căm ghét kia, chẳng qua là Mạnh Tử nói những lời ông ấy sợ hãi mà thôi.

Mở cuốn Mạnh Tử gốc ra, xem xem ngôn luận của Mạnh Tử lão nhân gia như thế nào nhé.

" Dân là quý, xã tắc là thứ yếu, vua là nhẹ" Câu nói này không cần phải giải thích, đối với hoàng đế mình ta độc tôn mà nói, bất kể lúc nào ông ta cũng là quan trọng nhất, làm sao chấp nhận lờ nói này.

" Quân chi thị thần như thủ túc, tắc thần chi thị quân vi phúc tâm. Quân chi thị thần như khuyển mã, tắc thần thị quân như quốc nhân. Quân chi thị thần như thảo giới, tắc thần chi thị quân như khấu cừu."

Hay lắm, chỉ cần trẫm đối xử với ngươi không tốt, ngươi coi ta như kẻ thù, đúng là phản rồi.

*

Vua xem bầy tôi như tay chân thì bầy tôi xem vua như tâm phúc, vua xem bầy tôi như chó ngựa thì bầy tôi xem vua như người thường, vua xem bầy tôi như đất cỏ thì bầy tôi xem vua như kẻ thù.

"‘Thần thí kỳ quân, khả hồ? Viết: Tặc nhân giả, vị chi tặc ; tặc nghĩa giả, vị chi tàn ; tàn tặc chi nhân. Vị chi nhất phu ; văn tru nhất phu trụ hĩ, vị văn thí quân dã. ’"

Ta

*

, thí vua? Trẫm không nhìn nhầm nhứ? Lão Mạnh, ngươi còn câu gì không dám nói nữa?

**Bầy tôi có thể thí vua sao?” Mạnh Tử trả lời, “Kẻ làm hại điều nhân, gọi là Tặc; làm hại điều nghĩa, gọi là Tàn. Kẻ Tàn và Tặc, chỉ gọi là một thằng người mà thôi. Ta nghe chuyện chém đầu một thằng người tên Trụ chứ không nghe chuyện thí vua.”

"Bạo kỳ dân thậm, tắc thân thí quốc vong."

Á à à! Người đâu đem thằng họ Mạnh này giải tới đây, trẫm muốn tru di cửu tộc nhà nó, à không, tri di mười tộc, một trăm tám mươi tộc!!! Trẫm giết hết bọn họ Mạnh.

** Bạo ngược với dân quá mức thì vong mạng mất nước.

May mắn là lão mạnh đã thành người thiên cổ 2000 năm rồi, ngay cả cái mẩu xương cũng chẳng tìm thấy, cho nên hoàng đế các đời không thể làm gì được ông ta.

Vì thế các vị đại lão tuy ấm ức trong lòng, song ngại địa vị Á Thánh của Mạnh Tử, miễn cưỡng nhẫn nhịn những lời ngứa tai vô cùng này. Những người lòng dạ bao la, nhìn xa trông rộng như Đường Thái Tông còn lấy (Mạnh Tử) để viết ( Trinh Quan Chính Yếu), cảnh cáo bản thân và con cháu đời sau.

Ông ta nói với các đại thần:" Đạo làm vua, trước tiên có người dân trong lòng. Nếu tổn hại bách tính để làm lợi cho mình, thì như kẻ ăn quá tham vỡ bụng mà chết. Nếu muốn thiên hạ ổn định, thì tự thân phải chính trực, nếu không trên không nghiêm thì dưới sẽ loạn."

Ngụy Chinh nói với ông ta: Thần nghe cổ nhân bảo "Vua là thuyền, dân là nước. Nước có thể đẩy thuyền, cũng có thể lật thuyền"

Đường Thái Tông cũng sợ câu ấy, coi nó như thánh chỉ răn mình.

Cho nên nói đạo của Mạnh Tử là lấy dân làm gốc; kiềm chế bản thân, lo cho bốn biển, quốc thái dân an, trung quan ủng hộ.

Nhưng tới lượt Chu Nguyên Chương làm hoàng đế thì Mạnh Tử lão huynh gặp phải báo ứng.

Chu hoàng đế trước khi làm vua, từng chăn trâu, từng làm hoàng thượng. Không có văn hóa, không kính trọng ai hết, đối với thứ như văn minh, văn hóa, nhân văn có tâm tình chống đối mạnh mẽ. Vì thế ông ta không giống các vị hoàng đế trước kia, chẳng nể mặt Á Thánh.

Nói một cách công bằng thì Chu Nguyên Chương là một trong số vị hoàng đế suy nghĩ cho dân nhất trong tất cả các vị hoàng đế xưa nay.

Nhưng vì ông ta bị giới hạn bởi tri thức cá nhân, không sao hiểu nổi thế nà là tư tưởng triết học thực sự. Ông ta không biết rằng triết học chân chính là trình bày chân lý, triết học có thể bị tiêu diệt, nhưng chân lý là vĩnh hằng.

Cho nên ông ta ngây thơ cho rằng chỉ cần dựa vào quyền lực hoàng đế, xóa bỏ dấu ấn về Mạnh Tử, là có thể lật đổ điều đáng sợ " nước có thể lật thuyền".

Vì thế ông ta làm cái việc hết sức nực cười bịt tai trộm chuông...

Năm Hồng Vũ thứ hai, Chu Nguyên Chương đọc Mạnh Tử, tới đoạn "Quân chi thị thần như thảo tề, tắc thần thị quân như khấu cừu", dạy người ta không để lệnh vua vào mắt! Liền đọc Mạnh Tử một cách thật kỹ lưỡng, phát hiện ra nhiều lời cực kỳ phản động, Chu Nguyên Chương giận dữ điên cuồng, nghiến răng nghiến lợi nói:

- Nếu như lão tiểu tử này sống tới ngày hôm nay, thế nào ta cũng lột da lão.

Vì thế hạ chiếu thư hủy bỏ mọi đãi ngộ của Mạnh Tử, đưa ông ta ra khỏi miếu Khổng Tử. Đồng thời hạ nghiêm lệnh trong chiếu thư, nếu như có kẻ can gián, xử tội đại bất kính, giết ngay tại chỗ.

Thánh chỉ vừa xuống, văn võ bá quan trong triều hoảng hốt, mọi người đều là tín đồ Khổng Mạnh, không chấp hành mệnh lệnh không được, chấp hành mệnh lệnh thì lại thấy hoang đường. Liền một mặt trì hoãn Chu Nguyên Chương, một mặt dùng hết khả năng có thể, thay đổi suy nghĩ của hoàng đế.

Các học sinh giáo viên của Quốc tử giám quỳ trước ngọ môn can gián, khi đó hình bộ thượng thư Tiền Đường để ngực trần, dùng xe kéo quan tài vào đại nội lấy mạng can gián, tức thì bị ngự lâm quân bắn trúng một mũi tên, nhưng Tiền Đường vẫn lớn tiếng nói:

- Thần có thể chết vì bảo vệ danh dự Mạnh Tử, thì cũng là vinh quang rồi.

Chu Nguyên Chương rốt cuộc cũng hiểu ra thế nào là sức mạnh tín ngưỡng, bị khí thế không sợ chết của người đọc sách làm khiếp sợ, không dám đối địch với người đọc sách trong thiên hạ, vì thế lệnh thái y trị thương cho Tiền Đường.

Thấy hoàng đế đã có dao động, các đại thần hùa nhau dâng thư, thỉnh cầu thay đổi ý chỉ, Khâm thiên giám cũng nói:" Thời tiết bất thường là điềm báo trước trời sắp nổi giận, phải chăng bệ hạ có chính sách hành động gì khiến cho trời cảm thấy bất an?" Điều này cho Chu hoàng đế cái cớ xuống nước, chuyện tới đó là thôi.

Vài năm sau bình an vô sự, mọi người quên hết việc này, chỉ coi là hoàng đế nhất thời lên cơn thần kinh.

Nhưng không một ai ngờ rằng, Chu hoàng đế thù dai tới mức "hận này mãi mãi không nguôi được"... Chu Nguyên Chương hoàn toàn không quên thù hận với Mạnh Tử, chỉ có điều khi ông ta mải mê giết đại thần, giết vương công, giết võ tướng, giết quan viên, giết tới hăng hái say sưa, không có thời gian để ý tới Mạnh Kha lão tiên sinh mà thôi.

Nhưng tới năm Hồng Vũ thứ 20, Chu hoàng đế nhìn quanh, phát hiện ra không còn ai để giết nữa, quần thần cúi rạp dưới chân ông ta, ông ta thở hơi mạnh một cái thôi là cả sơn hà đều rung chuyển.

Chu lão đại lấy làm đắc ý lắm, thấy rằng không còn một kẻ địch nào dám đấu lại mình nữa rồi. Vì thế trực tiếp hạ thánh chỉ, tịch thu sách Mạnh Tử, bất kỳ hành vi đọc, giảng, truyền bá, in ấn nào đều là phạm pháp, không những bị xỏa bỏ, mà còn truy cứu trách nhiệm pháp luật.

Nhưng các đại thần nói: Không được, Chu thánh nhân mà ngài tôn sùng nhất đem Mạnh Tử liệt vào Tứ Thư, ngài cũng đã hạ thánh chỉ, đem Tứ Thư là tài liệu dạy học duy nhất cho người đọc sách thiên hạ. Chuyện này không thể nói ra rồi lại thay đổi, nếu không dù bệ hạ anh minh phủ định Chu thánh nhân, thì đối với người đọc sách trong thiên hạ và thần tử mà nói, đều là điều rất nghiêm trọng.

Chu Nguyên Chương nghe thế cũng thấy có chút đạo lý, liền vỗ đầu nói, thế thì cắt bớt đi, liền đem những câu từ ông ta không thích nghe, không muốn thấy, phản cảm, khó chịu xóa bỏ sạch sành sanh. Soạn ra một bản Mạnh Tử bị cắt xén, phát hành trong phạm vi cả nước, làm tài liệu hoa giáo chỉ định cho các sĩ tử.

Ông ta nghiêm cấm các cấp khảo thi, không cho phép nằm ngoài phạm vi sách chỉ định, kẻ nào dám dùng một câu ngoài, hừ hừ, hậu qủa ngươi tự biết..

Dưới sự đấu tranh không ngừng của các đại thần, tới năm Chính Đức, lệnh cấm đã dần dần được nới lỏng, ngay cả hoàng đế cũng chẳng xem trọng điều cấm này nữa, nhưng ngại tổ chế, cho nên mới dùng ( Mạnh Tử cắt xén), làm sách giáo hoa mà thôi.

Có điều tới lượt Gia Tĩnh làm hoàng đế, vì ông ta lên ngôi không theo cách chính thống, nên lúc nào cũng giương cao lá cờ thái tổ gia, thái độ với Mạnh Tử vô cùng nghiêm khắc, trấn áp tất cả người vệ đạo, cho nên người đọc sách gần 20 năm qua, hoàn toàn không biết (Mạnh Tử) còn có một bản khác trọn vẹn hơn, cho nên Triệu Trinh Cát mới đem bản in thời nhà Tống kia coi như của báu.

Thẩm Mặc dù đã thuộc lòng toàn văn Mạnh Tử từ chỗ Đường Thuận Chi rồi, nhưng sự kinh ngạc lúc này hoàn toàn không phải là giả bộ -- Y không biết Triệu lão phu tử xưa nay luôn khuôn phép nghiêm ngặt vì sao lại lấy sách cấm ra đưa cho mình.

Triệu Trinh Cát lại tưởng rằng Thẩm Mặc ít thấy nên lạ, nói nhỏ:

- Bộ sách này vào thời Chính Đức vẫn có thể mua được, nhưng mấy chục năm qua, Cẩm Y Vệ tra xét nghiêm ngặt, người bình thường không thể thấy được.

Thẩm Mặc gật đầu, hỏi khẽ:

- Đại Châu công, ngài đưa cho hạ quan quyển sách này không phải chỉ là để cất dấu thôi chứ?

- Đương nhiên không phải ròi, sách là dùng để xem, cất đi cho mọt nó cắn à?

- Cái này...

Thẩm Mặc không biết phải nói thế nào, nghĩ một lúc mới ngập ngừng nói ra:

- Không phải là ngài chú trọng đạo chính thống nhất sao? Vì sao lại bảo hạ quan xem "sách cấm"?

Chú trọng chính thống, chính là cách nói uyển chuyển với người vệ đạo.

- Thế nào là chính thống? Chính là Khổng Mạnh.

Triệu Trinh Cát nghiêm mặt nói:

- Thân là đệ tử nho gia, nghiên cứu Mạnh Tử Toàn Thư, chính là giữ vững chính thống.

- Vậy tổ chế thì sao?

Thẩm Mặc hỏi.

- Tổ Chế?

Vẻ mặt Triệu Trinh Cát tức thì trở nên ảm đạm, trầm mặc thật lâu mới chậm rãi nói:

- Tay gấu và vây cá không thể có cả hai, ta giữ đạo chính thống.

Ông ta ngửa đầu lên, sắc mặt thâm trầm:

- Những năm qua ta luôn suy nghĩ, cái quốc gia này làm sao vậy? Vì sao cả quốc gia to lớn cứ trong loạn ngoài họa liên miên không dứt. Nhìn qua thì có vẻ như cường đại thật đấy, thức chất là ngoài mạnh trong yếu, ngay đám giặc Oa nho nhỏ cũng không đối phó được, ngay cả người dân của mình cũng không nuôi dưỡng nổi. Ta tin rằng nhất định đã có vấn đề ở chỗ nào đó.

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
WEBSITE đã NGỪNG nạp LT bằng MOMO và ZALOPAY, mọi người CHUYỂN KHOẢN NGÂN HÀNG nhé.