WEBSITE đã NGỪNG nạp LT bằng MOMO và ZALOPAY, mọi người CHUYỂN KHOẢN NGÂN HÀNG nhé.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 830: Tầm Cao Lịch Sử (2)

Chương 830: Tầm Cao Lịch Sử (2)




Dịch: lanhdiendiemla.

- Vi thần không dám, tất nhiên là không phải. Cổ nhân có nói, người trong cuộc thì tối. Tô Đông Pha cũng nói, "Hoành khán thành lĩnh trắc thành phong. Viễn cận câo đê các bất đồng". Vi thần cho rằng, người khi đó giới hạn bởi lập trường lợi ích thậm chí tình cảm của mình, rất khó đánh giá công bằng, công chính về "Bộc nghị chi tranh".

Trương Cư Chính trầm giọng nói:

- Triều đình nhà Tống vào những năm cuối tệ nạn trùng trùng, Vương Khê, Hàn Kỳ, Ti Mã Quang mỗi người nắm giữ một phái, có chia rẽ rất lớn ở chuyện cải cách, đối lập nghiêm trọng. Khi đó Anh Tông hoàng đế một lòng hiếu thuận, khó tránh khỏi bị hai phe phái lợi dụng, đàn áp đối phương, phản đối thuần túy là tranh chấp bè đảng.

Nhìn ngắm dọc ngang đỉnh thành hòn

Xa gần cao thấp khác nhau hơn

Dáng dấp Lư Sơn nào biết được

Vì ta đứng giữa trập trùng non.

Nghe tới đây Gia Tĩnh đế không khỏi động lòng, cảm thấy gặp được tri kỷ, liền gật gù:

- Có chút đạo lý.

Đâu phải là chỉ có chút đạo lý? Quả thực nói trúng tim đen của ông ta rồi.

Đại lễ nghị kéo dài hai mươi năm, làm Gia Tĩnh đế mỏi mệt, khi chuyện đã kết thúc. Gia Tĩnh đế nhìn lại cả quá trình, phát hiện ban đầu có lẽ tranh chấp về "thừa tự, chính thống". Nhưng về sau quân thần đấu tranh tới cao trào, đã không ai để ý tới tranh chấp vì cái gì, thuần túy phản đối vì áp đảo đối phương mà thôi.

Người đời ngu muội, luôn cho rằng đám Thanh Lưu toàn thân chính khí, nắm hết chân lý trên đời, vĩnh viễn không phạm sai lầm. Cho nên đem tất cả sai trái đổ lên đầu hoàng đế và đám Trương Thông, Quế Ngạc, Phương Hiển Phu ủng hộ ông ta. Nói Gia Tĩnh đế không biết đại cục, cố chấp độc đoán, nói đám Trương Quế Phương là gian thần chỉ biết a dua xu nịnh.

Đó là khúc mắc nhiều năm trong lòng Gia Tĩnh, ông ta luôn hi vọng có được mỹ danh sau khi chết, nhưng biết đại lễ nghị định sẵn là sẽ bôi đen lý lịch của mình, dù ông ta có quyền lực vô biên cũng không thay đổi được, chẳng còn cách nào, Gia Tĩnh đế né tránh, kỵ húy chuyện này. Giờ nghe Trương Cư Chính nói như thế, trong lòng thấy hết sức được an ủi.

Nhưng an ủi thì an ủi, thêm một Trương Cư Chính hiểu mình, chẳng được ích gì. Gia Tĩnh có chút chán nản nói:

- Ngươi nhìn thấu được thì có tác dụng gì? Vẫn chẳng thể nào nói rõ ai đúng ai sai...

- Thánh nhân nói:" phu vật vân vân các phục quy kỳ căn ".

Trương Cư Chính có suy nghĩ khác:

- Cảm nhận của thần là, đợi chuyện này trôi qua, chuyện kết thúc, người đương sự lui khỏi vũ đài, lịch sử tự nhiên có định luận.

*

Vạn vật sinh ra rồi sẽ quay về cội nguồn.

- Định luận như thế nào?

Gia Tĩnh đế cấp thiết hỏi, còn giải thích:

- Trẫm hỏi tới Bộc nghị chi tranh.

- Xin bệ hạ xem thụy hiệu.

- Xem thụy hiệu, ngươi nói thụy hiệu của hoàng đế sao?

Gia Tĩnh không khỏi thất vọng, vì sau khi mất, yêu cầu với thụy hiệu chỉ dùng lời hay, không dùng lời xấu, cho nên toàn ngôn từ hoa mỹ, lấy nó ra nói, chẳng làm ai tin phục.

- Không phải.

Trương Cư Chính lắc đầu:

- Là thụy hiệu của đại thần. Vi thần chỉ cần căn cứ vào thụy hiệu hai nhân vật phái thủ lĩnh, là có thể biết người đời sao đánh giá họ thế nào.

- Nói.

Gia Tĩnh đế hứng thú, phương pháp của Trương Cư Chính ông ta không nghĩ tới, nhưng nghe ra rất có lý.

Bởi vì thụy hiệu của quan viên, do thân nhân, sĩ lâm thảo luận xong, giao cho lễ bộ ban xuống, có thể nói là đánh giá tổng kết cả đời một người, tự nhiên có phân chia cao thấp.

Mà đánh giá cuối cùng về thủ lĩnh hai phái, chắc chắn là thái độ của triều đình sau này vì việc ấy. Vì Anh Tông đoản thọ, khi hai người kia định thụy hiệu, ông ta đã giá băng nhiều năm, kết luận này càng làm người ta tin hơn.

Trong Cần thân tinh xá hương đàn lượt lờ, Trương Cư Chính đang nói dõng dạc:

- Thủ lĩnh hai phái khi đó, Hàn Kỳ phái ủng hộ, được thụy trung hiến! Tư Mã Quang được thụy văn chính, còn Vương Khuê, đứng đầu phái phản đối, có tài liều ghi thụy đơn là "văn", cũng có ghi là "văn cung". Có điều cả hai cái không khác nhau bao nhiêu. Khen chê chẳng qua là thế, có thể thấy quan điểm người triều Tống đã rõ ràng, cho nên vi thần mới dám lớn gan dẫn chứng việc này.

Nói rồi vái thật sâu:

- Hoàng thượng minh xét.

Gia Tĩnh đế trầm tư một lúc, hai mắt tỏa hào quang, kích động nói:

- Hay! Hay! Hay.

Có thể thấy ông ta hoàn toàn bị thuyết phục rồi.

Viên Vĩ len lén nhìn Trương Cư Chính, khiếp vía nghĩ:" Chẳng lẽ kẻ này khi làm văn sớm đã nghĩ tới chuyện hôm nay? Như vậy thì thực đáng sợ..."

Vì sao Trương Cư Chính chỉ liệt kê ba cái thụy hiệu liền khiến Gia Tĩnh đế khoan khoái như vậy? Điều này phải giải thích qua về thụy hiệu của quan viên.

Phải biết rằng thụy hiệu là thứ không phải người thường có thể có, cần được bách quan và lễ bộ cùng quyết định. Hơn nữa vào thời Tống, hoàng đế không có quyền phát ngôn ở chuyện này, tức là do đồng liêu người chết thương lượng ra, có thể nói là đánh giá của người đương thời với người đó.

Thụy hiệu của quan viên không hoa mỹ, không loạn như của hoàng đế, mà có quy định ở lễ bộ.

Nói về triều Tống, thụy hiệu có một chính một phụ, tức là thụy hiệu hai chữ. Đầu tiên là xác định về quan viên. Đối với quan văn, cao nhất là "văn", toàn bộ triều Tống có 140 người có thụy "văn". Với quan võ là chữ "võ", tổng cộng chỉ hơn 20 người mà thôi.

Chữ thứ hai sau đó, dựa theo trình tự cao thấp mà xếp, lần lượt với văn là "chánh trung cung thành đoan khác tương thuận...", với võ là "trung dũng mục cương, đức liệt cung tráng....."

Còn có một loại lợi hại hơn nữa, chính là văn võ song toàn, sẽ đương thụy "trung" hàng đầu, trong đó "trung vũ" là đẹp nhất, vì đó là thụy hiệu của Gia Cát Lượng, thần tượng ngàn đời. Thứ đến là ‘trung hiến ’, ‘trung túc ’, ‘trung mẫn ’.

Hàn Kỳ vừa làm tế tướng lại làm nguyên soái, đương nhiên là văn võ song toàn, được thụy hiệu chỉ kém mỗi Gia Cát Lượng, có thể thấy địa vị trong lòng người đương thời cao ra sao.

Đương nhiên tuyệt đại đa số văn là văn, võ là võ rất rõ ràng. Người đọc sách luôn có lý tướng, đó là "sinh thời làm thái phó, chết thụy văn chính".

Thái phó là quan hàm tối cao, văn chính là thụy hiệu tối cao. Toàn bộ triều Tống, có được thụy hiệu này chỉ có vài người như Âu Dương Tu, Phạm Trong Yêm, đều công nhận là tài đức kiêm toàn, không có tì vết nào mới được. Tư Mã Quang có thụy hiệu này, là hoàn mỹ không thể vượt qua rồi.

Còn Vương Khuê, thụy hiệu có thể là "văn" hoặc "văn cung", đều chẳng phải là thụy tốt. Trước tiên nói "văn", người được thụy này là đại gia học vấn, nhưng không ảnh hưởng nhiều tới chính trị.

Đối với chính trị gia mà nói, trừ học vấn ra càng coi trọng đánh giá của người đó với chính sách thi hành, tức là chữ thụy thứ hai. Nếu như thiếu nó, thực sự chẳng phải là đánh giá tốt.

Nhưng thời đó, Vương Khuê và Vương An Thạch đều là trọng thần đích thực, đều khuấy động càn khôn một thời, khí tức chính trị trên người, cách xa mười dặm cũng có thể ngửi thấy được, vì sao thụy chỉ có một chữ "văn"?

Điều này phải suy sét từ không khí chính trị, thụy hiệu "văn" là do Triết Tông cấp, thời Triết Tông thế lực tân đảng và cựu đảng vẫn còn đấu tranh với nhau, bản thân Triết Tông cũng trải qua quá trình từ người ủng hộ cựu đảng ngả theo tân đảng.

Đặc biệt do sự tồn tại của thái hậu, tình hình càng phức tạp. Có lẽ vì thỏa hiệp, không muốn đắc tội hai đằng, cho nên mới có một thụy không liên quan tới chính trị? Hay là phủ định biểu hiện của hai người kia về chính trị? Điều này không ai biết được.

Nhưng bất kể thế nào, một tể tướng uy quyền mấy chục năm mà không có được sự khẳng định về chính trị là thất bại cực lớn.

Nghe Trương Cư Chính thao thao bất tuyệt, Gia Tĩnh đế xen ngang một câu:

- Vậy "văn cung" thì sao? Tống sử nói thụy hiệu của ông ta là văn cung, không phải là quá tệ.

- Nếu là của người khác thì không phải là tệ.

Chẳng ngờ Trương Cư Chính bật cười:

- Nhưng đặt lên người Vương Khuê là sự châm chọc lớn.

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
WEBSITE đã NGỪNG nạp LT bằng MOMO và ZALOPAY, mọi người CHUYỂN KHOẢN NGÂN HÀNG nhé.