Gia Tĩnh sao lại không biết. Kẻ có bản sự thường xem thường những loại người a dua luồn cúi thượng vị, mà người đối với mình một mặt mềm yếu thường đều có động cơ không thuần khiết, thường vô ích đối với quốc gia, nhưng hoàng đế lại rất sợ những đại thần không muốn sống ấy, không muốn ôn lại ác mộng ngày đó...Ông ta trốn ở Tây Uyển hơn 20 năm, không chịu hồi cung, không chịu thượng triều, lý do đều là mượn cớ, nguyên nhân chân thực chẳng qua là sợ các đại thần của mình, sợ lại rơi vào hoàn cảnh cô độc không ai giúp.
Cho nên ông ta tránh né Kim Loan điện, né tránh cả trật tự bình thường của quốc gia này, ông ta thông qua tiếp xúc cùng vài người nội các, thi hành gián tiếp thống trị đối với quốc gia này, như vậy có thể tránh khỏi tuyệt đại đa số các đại thần quá thừa tinh lực, không cần tiếp nhận thống khổ lấy một địch trăm, nhưng ông ta làm như vậy không thể nghi ngờ đã làm nặng thêm quyền hành và uy tín của nội các...nhất là thủ phụ -- đại biểu hoàng thượng cùng đại thần gặp gỡ, chung quy vẫn hạn định đại quyền quân chính, trong sự sử quyền uy đã vượt xa lịch đại Đại học sĩ của bản triều, thậm chí tể tướng của Tống triều cũng không bằng.
Gia Tĩnh cũng ý thức được vấn đề này. Ông ta từng nói với Nghiêm Tung: "Có thực quyền tể tướng, mà không có danh tể tướng, quyền vị trọng yếu, tuy Lý, Hồ cũng không bằng." Lý, Lý Thiện Trường, Đại Minh đệ nhất nhiệm tể tướng, Hồ, Hồ Duy Dung, nhiệm kỳ tể tướng cuối cùng của Đại Minh, đều bởi vì mạo phạm quyền uy của hoàng đế mà bị Chu Nguyên Chương xử rồi. Gia Tĩnh nói như thế liền đầy đủ chứng minh, ông ta rất tỉnh táo trên vấn đề của Nghiêm gia phụ tử.
Vậy Gia Tĩnh vì sao còn muốn dùng hai phụ tử này 20 năm, vả lại rất không muốn đổi người? Bởi vì Nghiêm gia phụ tử với Gia Tĩnh kỳ thật chính là con chó trông cửa, con dê thế tội và cái bô mạ vàng. Chính vì có đôi phụ tử này làm chó trông cửa mới có thể ngăn cản được đám Thanh Lưu đáng ghét, giúp hoàng đế mắt không thấy tâm không phiền, chính vì có hai con dê thế tội này mà hoàng đế không hóa thành kẻ chuyên quyền họa quốc như Nghiêm gia phụ tử, khi Gia Tĩnh cảm thấy hai phụ tử này đã thối không ngửi được, không thể dễ dàng tha thứ nữa thì sẽ ném cái bô này ra xa.
Chính là vì hai phụ tử này không được nhân tâm, không thể đoàn kết cùng quần thần chân chính, phải thời khắc dựa vào hoàng quyền thì mới có thể cáo mượn oai hùm, bất cứ lúc nào muốn xóa thì xóa, mới không xuất hiện tình huống tương quyền quá lớn, uy hiếp hoàng quyền, Gia Tĩnh mới có thể ăn được ngon, ngủ được say, bế quan bao lâu cũng không sợ... Về phần dân chúng chịu khổ hay không? Xin lỗi, hoàng đế bệ hạ căn bản không quan tâm. Nếu như ông ta chẳng phải ích kỷ như vậy thì Đại Lễ Nghi cũng sẽ không xảy ra, Đại Minh triều cũng sẽ không rơi vào tình cảnh cho tới hôm nay.
Vốn Gia Tĩnh cho rằng, cái bô họ Nghiêm đã đầy rồi, vậy đem nó ra ngoài, thay bằng cái bô họ Từ để tiếp tục tiểu tiện.
Nhưng tình huống hiện tại đã thay đổi, Nghiêm Thế Phiên lấy sự dung túng của hoàng đế để nhiều lần cưỡi lên cổ ông ta mà ỉa, con chó Gia Tĩnh tự tay nuôi lớn đã không nghiêm túc với ý chí của chủ nhân nữa, muốn buộc chủ nhân thỏa hiệp rồi!
Thông thường loại tình huống này thì, thời gian cách biến thành cầy tơ cũng đã không còn xa.
Rồng có vảy ngược, đụng vào thì chết! Gia Tĩnh là một hoàng đế cường ngạnh cỡ nào chứ? Tại thời gian ông ta vẫn là một thiếu niên, vì kiên trì chủ trương của mình ông ta có thể đối nghịch với người khắp thiên hạ, dù cho đã định trước phải sử sách chịu nhục, cùng các đại thần nội bộ lục đục, cũng không chịu thay đổi chủ ý. Nhưng ông ta há có thể dễ dàng tha thứ bị khiêu khích lần nữa? Lần này Gia Tĩnh đã thật sự hạ quyết tâm, muốn cho Nghiêm Thế Phiên phải trả giá đắt!
Nhưng chuyện tới trước mắt thì mới biết khi làm nó khó khăn bao nhiêu. Hoàng đế, chí tôn, chủ nhân của Đại Minh triều thoạt nhìn là tay cầm càn khôn, tùy tâm sở dục, không thể làm trái, kỳ thật càng câu thúc hơn cả bách tính tóc húi cua, không thể hành động thiếu suy nghĩ. Nhất là sau quá khứ sáu trăm năm quân nhân đương quyền, hoàng đế muốn đem ý chí chuyển hóa thành pháp lệnh người người vâng theo, thì nhất định phải có một đám quan văn ủng hộ.
Trong Đại Lễ Nghi Gia Tĩnh đã mất đi rất nhiều sự ủng hộ của chính nhân quân tử, hiện tại nếu như đánh đuổi đi tiểu nhân, vậy còn có người nào đồng ý nghe hắn nữa? Đến lúc đó văn võ cả triều, nội bộ lục đục, thiên hạ kẻ sĩ đều đối xử lạnh nhạt, thánh chỉ không ra khỏi nổi Tử Cấm thành, hoàng tuyền tôn nghiêm bị mất đi thê thảm, hoàng đế như mình nên thắt cổ chết quách đi thì hơn.
Đương nhiên không thể như vậy được, còn chưa tới lúc nản lòng! Sau khi rút kinh nghiệm xương máu, Gia Tĩnh hoàng đế đã trầm luân nửa năm rốt cuộc phấn chấn lại, bắt đầu tiến hành bố cục cho quãng đời lúc tuổi già của mình.
Thẩm Mặc phán đoán không hề sai, một hoàng đế không có cảm giác an toàn như vậy là sẽ không có khả năng đem hoàng vị tặng cho con trai của mình, cái gọi là "muốn làm thái thượng hoàng" đó chẳng qua là quả boom mù Gia Tĩnh tung ra để thử một lần tâm ý bách quan. Kết quả khiến ông ta hoàn toàn thất vọng, mọi người đều đi bợ đít cho con của ông ta, còn hoàng đế là ta thì đặt ở đâu?
Vì vậy, ông ta cho ra kết luận cuối cùng, đại thần đều không thể tin! Bất kể gian thần hay là trực thần, mỗi người đều có bàn tính của mình, sẽ không đồng tâm đồng đức cùng ông ta! Vậy nên làm cái gì bây giờ? lẽ nào thật sẽ biến thành người cô đơn, từ nay về sau chuyên tâm tu đạo, để thiên hạ cho bọn họ quậy? Đương nhiên không được, Gia Tĩnh tu đạo, là vì sống lâu mấy năm, làm thêm mấy năm hoàng đế! Cũng không phải chuyển sang tu luyện mà tu luyện.
Vì vậy, nan đề làm phức tạp lịch đại hoàng đế Đại Minh cũng xuất hiện trước mặt Gia Tĩnh -- đại thần không theo ta một lòng, nhưng bọn họ người đông thế mạnh ta cũng đánh không lại, lúc này nên làm cái gì bây giờ? Tìm người giúp đỡ thôi, vì vậy tựa như liệt tổ liệt tông của ông ta, Gia Tĩnh đưa ánh mắt về phía các hoạn quan có mặt khắp nơi bên người, vô cùng nghe lời, tuyệt sẽ không phản bội mình.
Bỏ đi thời kì Thái tổ, thái giám của Minh triều đều làm rất tốt. Trịnh Hòa, Vương Chấn, Lưu Cẩn, Trương Vĩnh những người này đều đã từng oai phong một cỏi, sau khi chết cũng hoặc là lưu danh muôn đời, hoặc là để tiếng xấu muôn đời, trở thành thần tượng của bọn thái giám. Bắt đầu từ Thành tổ gia, lịch đại hoàng đế đều hết sức nể trọng những hoạn quan này, mệnh họ lùng bắt kẻ không hợp pháp, lĩnh cung thất cấm vệ, kinh thành binh mã, thậm chí xuất trấn địa phương, giám thị quân đội, phụ trách thu thuế... Nội đình được xưng "Mười vạn thái giám", có đặc vụ, khống chế quân đội, nắm giữ thuế thu, thậm chí có địa vị ngang với ngoại đình!
Trên thực tế, ti lễ đại đương của nội đình thậm chí có danh xưng là "nội tướng"...
Đương nhiên đó đều là Gia Tĩnh hướng về sự tình trước kia, từ khi thay đổi Gia Tĩnh hoàng đế, ngày lành của bọn thái giám đã đến cuối cùng rồi, còn muốn phát tài, dẫn binh, khống chế triều chính? cứ nằm mơ giấc mơ thanh thu của mẹ ngươi đi! Trong thánh chỉ ông ta nhắc lại tổ huấn của Thái tổ hoàng đế, "Nội thần không được can thiệp chính sự, kẻ phạm trảm!" ban đầu bọn thái giám cũng không để ở trong lòng, hơn trăm năm đều trải qua như vậy rồi, còn có thể nói đổi thì đổi sao? Ai biết đúng là đã đổi thật, Gia Tĩnh rất nhanh hạ đạo chỉ dụ thứ hai -- mệnh toàn bộ thái giám trấn thủ tại nơi khác lập tức trở về Bắc Kinh, kẻ chậm trễ nhất định chém buông tha!
Đưa hết bọn thái giám trở về, Gia Tĩnh liền sai Cẩm Y Vệ bắt đầu thanh tra việc không hợp pháp của bọn thái giám, một khi tra ra, hoặc đánh một trận đuổi ra khỏi cung, hoặc đưa đi cải tạo lao động, nghiêm trọng hơn sẽ trực tiếp đánh chết, treo ngoài Ti lễ giám để thị chúng. Bọn thái giám rốt cuộc ý thức được, vị hoàng đế này đúng là làm thật rồi! Vì vậy quyền lực của hoạn quan đã rơi vào thung lũng của lịch sử, không chỉ không cho phép can thiệp triều chính, càng không thể thông đồng cùng quan lại, thậm chí ngay cả quyền lực giữ sản nghiệp cũng không có, cả đém nghèo đến nỗi trên răng dưới caltut. Nếu không phải mấy năm nay hoàng đế khoan dung một chút, giao miếng thịt Giang Nam Chức tạo cho bọn thái giám quản, những đại thái giám như như Trần Hồng, Hoàng Cẩm ngay cả tiền dưỡng lão cũng không đủ, thật sẽ làm cho tiền bối của chư vị vô căn cười đến rụng răng.
~~
Một hoàng đế không coi trọng thái giám như vậy sao lại động đến ý nghĩ trọng dụng thái giám chứ? Điều này cũng không mâu thuẫn, bởi vì không dùng hay là trọng dụng thì đều là lựa chọn phù hợp với tình hình lúc đó mà thôi.
Bởi vì hoàng đế nếu muốn thống trị một đế quốc rộng lớn thì nhất định phải dựa vào tập đoàn quan văn. Nhưng số quan văn có tài cán thì phần lớn là bè lũ ngoan cố bướng bỉnh bất tuân, nhất là kẻ thích cùng hoàng đế đối nghịch...Điều này cũng không khó hiểu, bởi vì cái sĩ phu trung thành là quốc gia, mà không phải là một hoàng đế nào đó, mà hoàng đế cũng sẽ đánh đồng những người trung thành với quốc gia như bản thân mình.
Mỗi cây mỗi hoa mỗi người mỗi tính, hơn nữa các đại thần là kẻ rất đáng sợ, còn thường là những kẻ có điểm cao về đạo đức, đầu toàn là Khổng nói nói xả thân, Mạnh nói thủ nghĩa, căn bản không sợ hi sinh, càng không sợ chảy máu... Nếu như ai bởi vì đắc tội hoàng đế mà bị đánh đòn, hoặc là bị bãi quan lưu vong, vậy không quản đúng sai đều sẽ mỹ danh thước khởi, trở thành đối tượng thế nhân kính ngưỡng.
Cho nên bắt đầu từ Tuyên Nhân* thì người đọc sách rất ít ai sợ hoàng đế, thậm chí có ngụy quân tử lấy việc khiêu khích hoàng đế để làm Chung Nam tiệp kính* nổi danh, bởi vậy quân thần thường xuyên ẩu đả. Hoàng đế mặc dù địa vị cao, nhưng hảo hổ giá bất trụ quần lang, thế đơn lực cô khó tránh khỏi bị đám người uyên bác, cao thủ mạ chiến này bắt nạt, không tìm người hỗ trợ là không được.
(Tuyên Nhân: bà hoàng hậu của Tống Anh Tông. Triết Tông còn bé lên ngôi, bà buông rèm coi chính sự 9 năm, được coi là Nghiêu Thuấn trong giới phụ nữ.)
*Chung Nam tiệp kính: mượn núi Chung Nam làm lối tắt lên làm quan (Do tích: Thời Đường Lư Tàng Dụng vờ làm ẩn sĩ, sống trong núi Chung Nam gần kinh đô Trường An, với hi vọng được vua vờ ra làm quan. Sau quả nhiên ông được làm quan)