- Thiên tử chỉ khi chạy nạn mới không mang nghi trượng.
Gia Tĩnh bị nghẹn cứng hóng, cả giận nói:
- Ngu Thư nói ‘ngũ tái thiên tử nhất tuần thú. ’ Chu Thư nói ‘lục niên vương nãi thì tuần. ’ Mạnh Kha cũng nói ‘thiên tử thích chư hầu viết tuần thú. ’ Trẫm 20 năm không xuất tuần, so với tiên vương thượng cổ năm sáu năm tuần thú một lần đã là ít lắm rồi.
Hoàng đế lôi thánh nhân ra, mấy vị đại nhân hơn đuối lý, Phương Độn cậy già không sợ chống đối hoàng đế:
- Hoàng thược nói không sai, nhưng đó là pháp chế Hạ Chu. Thái tổ của chúng ta từng nói "thiên tử không thể tùy tiện xuất tuần"... Vì thế mà thiết lập ngự sử thay thiên tử tuần thú thiên hạ, sau đó về báo cáo! Phép tắc của hoàng tổ hàng trăm năm qua không thể thay đổi.
- Đúng thế thưa hoàng thượng...
Nghiêm Nột cũng khuyên:
- Thái Khang thời Hạ ra ngoài chơi bời vô độ, cho nên mới dẫn tới cái họa Hậu Nghệ, Ngũ Từ Chi Ca chính là vết xe đổ ngàn đời nhìn vào.
- Càng nói càng quá đáng rồi đây.
Lên tiếng quát Nghiêm Nột không phải Gia Tĩnh đế, mà là Viên Vĩ từ đầu tới cuối im lặng không lên tiếng, ông ta giận dữ nói:
- Ta thừa nhận các ông nói đều có đạo lý, nhưng đừng quên hoàng khảo hoàng tỳ của bệ hạ không an giấc ở Xương Bình, mà là Chung Tường xa xôi.
Tới đó tỏ ra xúc động:
- Đại Minh ta lấy chữ hiếu đã trị thiên hạ, thân là thiên tử, các lấy mình làm gương. Trước kia hoàng lăng đều ở Xương Bình, cho nên hoàng đế có thể tới bái tế bất kỳ lúc nào, không thiếu hiệu đạo. Nhưng bệ hạ chí thành chí hiếu lại 20 năm trời không bái tạ ân thân, mang cái tiếng bất hiếu không phải là sợ tốn tiền nhọc dân sao? Hiện giờ bệ hạ chỉ mốn tới Hiền lăng một lần, bái tạ cũng là quá đáng sao?
*
Xương Bình: Gần Bắc Kinh.
Mọi người ai dám gật đầu, toàn bộ đành lắc đầu, Viên Vĩ cao giọng nói:
- Giữa đất trời chữ hiếu to nhất. Chúng ta là nhân thần, nên ra sức ủng hộ hoàng thượng tận hiếu mới đúng, không nên dây dưa mãi ở vấn đề tiền bạc. Bách quan nhất thời không rõ nên mới xôn xao, chúng ta phải trình bày rõ ràng, nêu lên cái lý cho họ biết, chứ không phải là ở đây trách móc hoàng thượng.
Rồi chắp tay nói:
- Vi thần nghe nói hoàng thượng nam tuần, kích động vô cùng, dùng năm ngay thảo ra thảo ra hai hai thiên hoàng đế tuần hạnh, để an bài và sắp đặt mọi việc tỉ mỉ và lễ nghi bái tế cho chuyến nam tuần của bệ hạ, xin hoàng thượng ngự lãm.
Gia Tĩnh đế mừng lắm, lệnh ban cho Viên Vĩ bộ Phi Ngư Phục năm màu, các loại nghi trượng, đồng thời nói với đám Từ Giai:
- Hãy học Viên ai khanh một chút, chia sẻ lo lắng với trẫm không phải là nói ngoài miệng, mà ghi nhớ trong lòng, thể hiện bằng hành động.
Rồi kết luận đầy thâm ý:
- Ai chẳng muốn cùng người dưới cùng một lòng, trẫm cũng không ngoại lệ.
Đám Từ Giai rùng mình, biết chuyện tới nước này, nói thêm chỉ có hại vô ích, đành cáo lui.
Thấy đám người Từ Giai đi ra, các quan viên chờ ngoài cửa cung ùa cả tới, mồm năm miệng mười hỏi:
- Các lão, sao rồi?
- Các lão, hoàng thượng có thay đổi chủ ý không?
Từ Giai mệt mỏi lắc đầu:
- Lão phu và các vị đại nhân đã cố hết sức rồi, chuyện đã tới nước này, chứ vị đừng nói thêm nữa.
Nghe lời này, bọn họ thất vọng không sao tẩ siết, đều nói:
- Các lão, không thể để hoàng thượng cố chấp ý mình vậy được, nếu không chưa nói cục diện tốt đẹp một năm qua trôi theo dòng nước, chẳng may có gì ngoài ý muốn, Đại Minh ta không chịu nổi chấn động ấy.
Từ Giai chỉ đành nói thẳng hơn:
- Không phải là khuất mình tuân theo, lão phu hầu hạ hoàng thượng gần hai mươi năm, coi như còn hiểu chút tính cách của hoàng thượng, các vị càng chống đối, người càng cứng rắn. Mọi người không muốn xảy ra sự kiện như năm nào thì bỏ ý nghĩ đối kháng với hoàng thượng đi, xem xem có cách nào khác làm hoàng thượng thay đổi tâm ý không?
Lại thở dài:
- Nếu không có, thì nghĩ cách hạ ảnh hưởng xấu tới mức thấp nhất.
Ông ta đã nói tới mức đó rồi, hiển nhiên không thể lý luận tiếp được nữa, các quan viên cáo lui trước.
Nhưng Từ Giai biết, chuyện này không giải quyết rốt ráo, sớm muộn gì cũng xảy ra chuyện. Nhìn quan viên rời đi, lại nhìn cửa cung đằng sau, thời khắc này Từ Giai hơi hiểu Nghiêm Tung một chút rồi.
Ngươi làm thủ phụ, quan viên coi ngươi là người phát ngôn của hoàng đế, hoàng đế coi ngươi như đứng đầu quan viên, kết quả mất lòng cả hai, tư vị bị khó xử của người giữa, chỉ khi nào thực sự nếm trải mới hiểu được.
Trở về rồi Từ Giai gọi đám tâm phúc tới, thậm chí gọi cả Thẩm Mặc, giao cho bọn họ nhiệm vụ lớn - chia nhau ra đi thuyết phục đám quan viên kia, không để những kẻ đó sinh sự nữa.
Khi đi ra, Trương Cư Chính cố ý tụt lại đằng sau, hỏi Thẩm Mặc:
- Hôm đó huynh nói, chuyện này không thể nói quá kỹ, rốt cuộc là có ý gì?
- Huynh không đoán ra sao?
Thẩm Mặc bình thản hỏi lại.
Trương Cư Chính cười:
- Ta cho rằng hoàng thượng mượn cớ thôi, muốn dùng chuyến nam tuần này dựng lại uy nghiêm, ai dám cản đường, khó tránh khỏi bị giết gà dọa khỉ.
- Ha ha ha, không thẹn là Trương Thái Nhạc.
- Vậy chúng ta phải làm sao? Ủng hộ bên nào đây?
- Cái này huynh tự chọn đi.
Thẩm Mặc rụt hai tay vào ống tay áo.
- Trời lạnh thế này, cứ chui vào chăn với lão bà cho ấm áp, ta chẳng muốn ra ngoài...
Y nghĩ tới triều đại tiếp theo trong lịch sử thật sự, không khỏi cảm thán Gia Tĩnh sinh không gặp thời, nếu sinh muộn hai mươi năm, còn may mắn làm hoàng đế thì sướng hơn nhiều. Rầm rầm rộ rộ nam hạ Giang Nam, chẳng ai dám quản ông ta, sử sách còn tuyên dương xúc tiến đoàn kết dân tộc.
*
Chắc nói tới Khang Hi du Giang Nam rồi.
Ôi, ai bảo ông sinh ra trong triều Đại Minh vạn ác này? Thẩm Mặc đồng tình lắc đầu, tiếp tục đi về phía trước.
- Huynh không thể đặt mình ngoài chuyện này được.
Trương Cư Chính theo sau:
- Như thế không tốt.
- Nếu chuyện không liên quan tới ta, tội gì ta phải tốn công vô ích?
Thẩm Mặc nhún vai:
- Hôm qua hầm chân trâu, giờ về ăn là vừa chín tới.
- Ăn thịt trâu là không đúng.
- Huynh có thể đi cáo trạng ta.
Thẩm Mặc dửng dưng.
- Ta muốn đi cáo trạng thật đấy, nhưng nha môn không mở.
Trương Cư Chính theo sát đằng sau:
- Răng ta không tốt lắm, có thể hầm nhừ hơn một chút không?
- Không được.
Thẩm Mặc lắc đầu:
- Chân trâu của ta ta quyết định...
Hai người vừa nói vừa biến mất cuối ngõ nhà Từ Giai...
~~~~~~~~~~~~
Dưới sự trấn an của Từ Giai và các vị đại nhân, các quan viên miễn cưỡng đồng ý không dâng tấu nữa, nhưng không biết là trùng hợp hay là có thiên ý. Từ khi Gia Tĩnh đế để lộ tin nam tuần ra, bầu trời âm u không có ánh mặt trời, trăng sao che lấp, làm người ta thấy cứ như ở dưới âm phủ vậy.
Càng kỳ quái hơn nữa, hồ nước phía nam Tây Uyển đột ngột dâng cao, tràn ra hơn bốn xích, còn xô đi một cây cầu, lại khiến nghị luận xôn xao.
Tiêu điểm nghị luận của quan viên đã từ chuyến đi này tốn kém bao nhiêu tiền trở thành chuyến đi này nguy hiểm bao nhiêu. Tới ngay cả Hùng Hiền xúi bẩy hoàng đế nam tuần cũng bị lấy ra nói, Hùng Hiển hung hiểm, hung hiểm Hùng Hiển, đúng là rất không lành.
Thế là có người tin vào lời đó, ngự lâm quân đô chỉ huy thiêm sự Trương Anh quyết định lấy cái chết khuyên can hoàng đế, vác bọc sau lưng, hắn cởi trần, mang lợi kiếm, đột nhiên xuất hiện ngoài tinh xá của hoàng đế, quỳ dưới đất khóc lớn:
- Điềm xấu xuất hiện, xuất tuần ắt bất lợi.
Nói rồi dùng kiếm đâm vào ngực mình, máu tươi chan chứa.
Đám thị vệ vội vàng đoạt vũ khí của hắn, trói gô lại, sau đó cải cái bọc trên lưng ra, chỉ thấy trong đó là bọc đất vàng. Hỏi hắn dùng để làm gì, Trương Anh dùng chút hơi tàn cuối cùng nói:
- Sợ bẩn cung đình hoàng thượng, rải đất che máu...
Nói xong tắt thở.
Gia Tĩnh biết tin khen:" Đúng là nghĩ sĩ" Lệnh trưởng tử hắn thay thế, canh giữ cung đình. Nhưng máu tứoi của Trương Anh không làm hoàng đế thay đổi chủ ý, ngày 16 tháng 1 năm Gia Tĩnh 42, hoàng đế chính thức hạ chỉ, tháng hai nam tuần.