Đường đi ở Thượng Hải toàn rải bằng đá xanh, nhưng không phải loại hay thấy ở vùng sông nước Giang Nam, mà là dùng loại đá đầy hình trụ xếp thật kín thành đường, có thể tưởng tượng ra được tốn công ra sao.
Nhưng toàn bộ mặt đường chủ yếu của thành Thượng Hải đều được rải đá như thế. Trước kia nhìn thấy kiểu làm đường này, các sĩ thân không hiểu, bọn họ cho rằng cách làm này chưa nói tốn công, lại không đẹp bằng dùng phiến đá rải, thật chẳng hiểu sao vất vả thế làm gì?
Nhưng Thẩm Mặc một mình chống lại số đông, kiên trì dùng loại phương pháp này, hơn nữa còn làm mặt đường rất rộng, có thể cho sáu cỗ xe ngựa sóng vai đi với nhau ở đường chính, vì thế mà tiêu tốn mất mấy chục vạn lượng, cho tới tận ngày nay vẫn có một số con đường chưa làm xong.
Chẳng những như thế y còn lệnh, trước khi xây dựng tất cả kiến trúc thành Thượng Hải phải làm mạng lưới thoát nước chằng chịt, hao tốn không biết bao nhiêu mà kể.
Nhưng khi tòa thành mới đi vào sử dụng, mọi người liền nhận ra lợi ích cực lớn của nó.
Trước tiên mặt đường rải bằng đá phiên dễ bị xe qua lại đè lên đè xuống, khiến mặt đất lồi lõm, đọng nước ứ bụi, ngày tạnh thì bụi mù, ngày mưa thì lầy lội, thậm chí thường xuyên có xe sụt hố làm ách tắc giao thông.
Nhưng đường phố Thượng Hải không bụi mù, không đọng nước, xe ngựa tải trọng lớn đi qua cũng cũng không sao, vài năm sử dụng rồi vẫn y như mới làm người ta ngạc nhiên.
Càng làm người ta dễ chịu hơn nữa là hệ thống thoát nước ngầm trong thành, Giang Nam mưa nhiều, thường xuyên ngập nước, làm người ta không thể ra khỏi nhà. Nhưng tòa thành này thật thần kỳ, mặc mưa nhiều ra sao, mặt đường đều không nước đọng, mưa ngừng một cái là khô, không làm lỡ chuyện, khiến người ta đặc biệt khoan khoái.
Có rất nhiều phú hộ mua sản nghiệm trong thành, thậm chí là chuyển cả nhà tới ở, có lẽ ít nhiều liên quan tới chuyện này.
Thẩm Mặc vén rèm xe, nhìn con đường người qua kẻ lại như mắc cửi, tâm tình hết sức vui vẻ, cảm giác thành tựu và tự hào đó, trong mấy năm ở kinh thành, y chưa từng được cảm nhận qua.
Dọc đường vừa đi vừa nhìn, không biết xe ngựa dừng lúc nào, tới huyện nha rồi, đem so với tòa thành không tiếc công sức tiền bạc xây dựng, huyện nha màu xanh xám trông chẳng có chút khí phái nào, thậm chí có chút nghèo khổ, nếu chẳng phải có tấm biển "huyện nha" bắt mắt nhắc nhở, e rất nhiều người đi qua chẳng để ý tới nó.
Lúc này trước cửa huyện nha là đám đông chen lấn xem náo nhiệt, mọi người kiễng chân nhìn ngó vào bên trong, tựa hồ có gì hay lắm.
Thẩm Mặc nhảy xuống xe, sai Tam Xích đi nghe ngóng, không bao lâu hắn quay về bẩm bảo, nói hôm nay là ngày huyện lão gia thăng đường, mọi người tới xem cho vui.
Thẩm Mặc lấy làm lạ:
- Huyện lão gia thăng đường mà đứng ở cửa nha môn đã thấy?
Nha môn trong thiên hạ đều thẩm án ở Nhị đường, từ đại môn đi vào còn cách hai cổng lớn nữa, đứng đây thì thấy được cái gì?
- Đúng thế, thuộc hạ cũng thấy lạ, kết quả người ta nói, phong cách huyện lão gia bọn họ rất là... Chơi đời.
Tam Xích cười hô hố:
- Đó là từ đại nhân hay dùng phải không?
- Còn phải kéo dài giọng ra nữa, đi chúng ta cũng vào xem sao.
Tam Xích và một hộ vệ cường tráng nữa giúp sức, Thẩm Mặc vẫn phí rất nhiều công sức mới chen lên được hàng đầu tiên, y phục bị nhăn nhúm còn bị người ta lườm nguýt.
Nhìn vào trong thấy hai hàng nha dịch cầm thủy hỏa côn xếp hàng trong sân, còn có hai nha dịch hợp lực giương một cái ô to, dưới ô là vị quan trẻ tuổi thất phẩm, tướng mạo của hắn rất độc đáo, đầu nhỏ tẹo, đội mũ ô sa như úp nổi lên đầu, mắt cũng nhỏ, cằm thì nhọn, lại để hai chòm râu nhỏ, tướng mạo trông rất buồn cười.
Nếu tới lại bộ tuyển chức, cả đời đừng mơ ngoi lên được.
Thế mà hắn còn ngồi chẳng ra sao, chân vắt chữ ngũ, đầu lắc lư làm mũ như muốn rơi xuống, rõ ràng ngồi trên ghế mà như ngồi trên kiệu, tay cầm cái bình Tử Sa, thi thoảng tu một ngụm, tỏ ra cực kỳ thích ý.
Nhìn cái bộ dạng của hắn, Thẩm Mặc không nhịn được cười, nhưng lại sợ kinh động tới hắn mất trò hay để xem, phải cắn răng mà chịu. Chuyển ánh mắt đi hướng khác, trước mặt hắn là một hàng người có già có trẻ, có thương nhân, có người khuân vác, thậm chí có cả người ngoại quốc.
- Những người này đều đi kiện cáo à?
Thẩm Mặc hỏi người bên cạnh.
- Đúng thế.
Người bên cạnh đáp:
- Huyện tôn đại nhân năm này thẩm án một lần, thường thẩm án ngay tại chỗ, trừ khi không phục, nếu không ít khi qua ngày.
Thẩm Mặc đếm qua, gần hai mươi người, liền hỏi:
- Chỗ này phải tám chín vụ án nhỉ?
- Tám vụ, đã thẩm nhiều vụ rồi, xong tám vụ này là huyện tôn đại nhân có thể nghỉ ba bốn ngày.
- Ha ha, vị đại nhân này làm huyện lệnh thật là nhàn.
Thẩm Mặc cười.
- Đó là vị nơi này miếu nhỏ, không chứa được đại bồ tát như Thẩm đại nhân.
Người bên cạnh lên tiếng vì huyện lệnh:
- Một cái huyện Thượg Hải nho nhỏ, Thẩm đại nhân dùng hai phần sức là xong, cần gì dùng cả tám phần kia.
Hắn nói hơi lớn, ảnh hưởng người xem bên cạnh, lập tức bị quát:
- Om xòm cái gì, ảnh hưởng bọn ta xem kịch.
Thẩm Mặc toát hồ hôi, thì ra bọn họ coi nơi này như sân khấu kịch rồi, liền không nói nữa, chuyên tâm xem Thẩm huyện lệnh thẩm án.
Nhưng một lúc sau y phải lên tiếng hỏi ròi, biết sao được, ai bảo y chen ngang, không được xem nửa đầu? Đành hỏi nhỏ người bên cạnh:
- Đang xử vụ án gì thế?
Người đó cũng lắm mồm, bất chấp ánh mắt của người khác, giải thích cho y:
- Hiện đang thẩm vấn vụ mất trộm, người cao gầy kia bị mất cắp, tự xưng là bán mứt kẹo, tới Thượng Hải vất vả kiếm được năm mươi lượng bạc, đang chuẩn bị về nhà lấy vợ, nhưng không ngờ lại bị rơi mất trên đò, vội đi tìm lái đồ, nhưng lái đò phủ nhận, xin đại lão gia tìm lại dùm.
- Vị huyện lão gia đó làm thế nào?
- Huyện lão gia phái người tới gọi lái đò rồi, vừa mới quay về.
Thế là Thẩm Mặc tiếp nối được "vở kịch".
Lúc này có nha dịch xách cái bọc, chỉ vào người ăn mặc thuyền phu, mặc mày bầm dập, bẩm báo:
- Thái gia, chính là tên thuyền phu này, bọn tiểu nhân tới bắt hắn thì thấy hắn đang vội vàng muốn giấu cái bọc này đi, đám huynh đệ có thái gia lãnh đạo anh minh, ánh mắt như điện, hành động như chớp, sao cho hắn thành công được, thế là đánh hắn ngã xuống đất, bắt cả người và tang vật.
- Ừm.
Thẩm huyện lệnh bảo nha dịch đem cái bọc tới trước mặt, im lặng nhìn ngó một lúc, sau đó gãi lưng, hỏi người mất đồ:
- Đây là cái bọc của ngươi à?
- Đúng ạ, đúng ạ, đó chính là bọc của tiểu nhân, đa tạ đại lão gia tương trợ.
Người mất đồ kích động đáp.
- Đúng là bọc của ngươi thật à?
Huyện lão gia có vẻ không tin lắm:
- Bên trong có cái gì?
- Bên trong có tám đỉnh bạc năm lượng, do tiểu nhân đổi trước đó, còn lại là bạc lẻ chưa kịp đổi.
Thẩm huyện lệnh mở bọc ra, thấy bên trong có tám đỉnh bạc và ít bạc lẻ đúng như lời người nọ, quần chúng xung quanh đều nói:
- Xem ra đúng là bạc của hắn.
Nghe mọi người nghị luận, thuyền phu cuống lên hét lớn:
- Đại nhân, oan uổng quá, số tiền đó tiểu nhân vất vả bán cá chở đò kiếm được, vì mỗi đêm đếm một lần mới ngủ được, tiểu nhân lại có bệnh hay lẩm bẩm, cho nên bị hắn nghe trộm được.
Thẩm huyện lệnh nghe thế sắc mặt vẫn thản nhiên bảo thuyền phu:
- Ngươi đừng nói vội...
Quay sang nguyên cáo, mặt nghiêm nghị hỏi:
- Ngươi xem lại một lần nữa đi, có phải của ngươi không? Ở chỗ bản quan vu cáo người khác, chiếm đoạt tài vật sẽ bị trừng phạt gấp đôi đấy.
Người kia bị dọa cho rùng mình, nhưng vẫn một mực khẳng định là của mình.
- Ngươi xem lại xêm.
Thẩm huyện lệnh gằn giọng:
- Cái bọc này của ngươi à? Không còn cơ hội hối lại nữa đâu đấy.