Trải qua chuyện này, Tống Gia Ninh càng thêm đề phòng Quách Kiêu, cuối tháng sáu đi theo Thái phu nhân về phủ Quốc công, Quách Kiêu lúc đi ra ngoài còn tốt, chỉ cần Quách Kiêu được nghỉ tuần, Tống Gia Ninh ngoại trừ đi thỉnh an Thái phu nhân, ngoại trừ thuận theo mẫu thân đệ đệ đi dạo trong hoa viên giải sầu hóng mát, liền không có bước qua Lâm Vân Đường nửa bước, Vân Phương đến mời nàng, nàng đều kiếm cớ khước từ.
Cũng may mỗi tháng thì chỉ có ba ngày nghỉ tuần [2], lại là cách nhau, nên cũng không có người chú ý tới sự khác thường của Tống Gia Ninh trong ba ngày này.
[2] một tuần: mười ngày
~
Tết Trung Nguyên đang đến gần, kinh thành có tập tục thả hà đăng tế thân nhân, hằng năm vào đêm này, đám khuê tú bên trong thế gia vọng tộc đều mang theo một chiếc hà đăng đẹp đẽ đi đến mép nước, có nhiều người thật tâm tưởng nhớ người thân đã mất, nhưng cũng có người chỉ đơn thuần tham gia náo nhiệt, suy cho cùng trong đêm mười lăm, trăng sáng treo cao, hà đăng trôi trên mặt sông, cũng là một bức họa đẹp.
Ngày mười bốn hôm đó, đôi song sinh, Vân Phương đến hẹn Tống Gia Ninh, đêm mai mọi người cùng nhau đi ra ngoài thả hà đăng. Trong lòng Tống Gia Ninh rõ ràng, đêm mai Quách Kiêu nhất định sẽ đồng hành, nhưng nàng phải đi, bởi vì nàng có cha ruột muốn tưởng nhớ, mà mẫu thân tái giá đến Quốc Công Phủ, tuy nói hoa viên Quốc Công Phủ có một vùng hồ nước, thân phận bà như vậy, cũng không thích hợp ở Quách gia thả hà đăng cho phụ thân.
"Vâng." Nàng cười đáp ứng.
Đôi song sinh, Vân Phương ngồi một lát liền đi, Tống Gia Ninh lấy tế văn đã viết một nửa ra, tiếp tục hành văn. Cha đẻ mất nhiều năm, Tống Gia Ninh sớm đã quên mất dáng vẻ của phụ thân, nhớ cũng không nhớ được, không có khả năng nhớ nhiều, nhưng đến ngày này, vẫn sẽ hoài niệm, sẽ đích thân làm hà đăng cho ông.
Khi Lâm thị tới, nhìn thấy nữ nhi im lặng ngồi trước bàn sách, mặc bối tử màu trắng trong thuần khiết, khẽ khẽ cúi đầu, vẻ mặt chăm chú. Lâm thị bỗng nhiên có chút hoảng hốt, bất động ở trước cửa, kinh ngạc nhìn nữ nhi, giống như nhìn thấy được mấy năm về trước, tết Trung Nguyên đầu tiên sau khi chồng trước qua đời, nàng dặn dò nữ nhi viết phong thư cho phụ thân. Nữ nhi bảy tuổi hồ đồ lờ mờ, ngồi ở trước bàn sách, bỗng nhiên ngẩng đầu, mắt hạnh xin giúp đỡ nhìn bà: "Nương, con không biết viết. . ."
Đôi mắt ướt át, Lâm thị nhẹ nhàng xoa khóe mắt, lại nhìn nữ nhi ngồi ngay ngắn như đại cô nương ở phía sau bàn đọc sách, trong lòng bà dâng lên cảm khái vô hạn. Dường như thời gian chỉ là một cái chớp mắt, nữ nhi liền trưởng thành, mà bà, biến thành thê tử của một người khác, còn sinh cho ông ấy một nhi tử trắng trẻo mập mập.
Tống Gia Ninh viết xong một chữ cuối cùng, để bút xuống, vừa muốn thổi khô mực, chợt thấy mẫu thân ở cửa ra vào, một thân quần áo màu sáng, xinh đẹp nhã nhặn.
"Nương." Tống Gia Ninh nhẹ giọng gọi.
Lâm thị hoàn hồn, nhìn nữ nhi, bà cười đi tới. Tống Gia Ninh biết mẫu thân là đến xem tế văn của nàng nên chủ động mời bà ngồi xuống.
Lâm thị ngồi xuống, cúi đầu đọc thầm. Tế văn của nữ nhi hàng năm cũng không sai biệt lắm, nói mấy việc vặt thường ngày, cuối cùng khẩn cầu phụ thân ở bên kia mạnh khỏe. Xem hết một lần, Lâm thị cầm bút lên, ở phía dưới lạc khoản của nữ nhi, rải rác vài nét bút, phác hoạ ra một đóa hoa ngọc lan nho nhỏ. Đã là vợ Quách gia, bà không thể đi thả hà đăng, chỉ có thể mượn hà đăng của nữ nhi, xa xa gửi gắm tưởng nhớ với vong phu, không liên quan đến tình yêu, mà chỉ như cố nhân.
Tế văn viết xong, Tống Gia Ninh cẩn thận từng li từng tí làm thành chụp đèn.
Hôm sau sau bữa cơm chiều, Song nhi cầm hà đăng của chủ tử đưa lên trên xe ngựa trước, Tống Gia Ninh và Vân Phương cùng đến Sướng Tâm Viện từ biệt Thái phu nhân, thuận tiện tụ hợp với ba huynh đệ Quách Kiêu. Có trưởng tôn đi cùng, Thái phu nhân rất yên tâm, dặn dò một phen liền kêu bọn nhỏ xuất phát. Nguyên Phương kéo cánh tay Tống Gia Ninh, bước chân nhẹ nhàng, Tống Gia Ninh có tỷ tỷ không buồn không lo này đi cùng, cũng không có nhàn rảnh rỗi suy nghĩ nhiều tới Quách Kiêu.
Lên xe ngựa, một đoàn người đi phố Thanh Hà. Sông Đan Thủy uốn lượn qua kinh thành, bờ sông Đan Thủy ở vùng ngoại ô là nơi để dân chúng đi du ngoạn đạp thanh ngày xuân, khúc sông ở nội thành thì đã trở thành phố xá phồn hoa nhất kinh thành, hai bờ sông cửa hàng mọc lên như rừng, trên sông mười tám cây cầu liên thông nam bắc, dưới cầu ô cột buồm thuyền nhỏ nối liền không dứt.
"Thật đẹp." Xuống xe ngựa, đi đến bên cạnh bờ, nhìn hà đăng lốm đa lốm đốm trên mặt nước, Vân Phương thở dài nói.
Tống Gia Ninh đứng ở một bên, cũng thấy thích cảnh đêm trên sông này.
Trong đôi mắt hạnh trong suốt của nàng phản chiếu ánh trăng, khuôn mặt xinh đẹp trong bóng đêm tăng thêm vài phần mềm mại đáng yêu, mềm mại như nước, quyến rũ như lưỡi câu, khiến người đã gặp nàng, liền sẽ không còn tâm trạng thưởng thức bất kỳ cảnh đêm gì nữa, không nhìn trúng bất kỳ dong chi tục phấn nào nữa. Quách Kiêu cố ý rớt lại phía sau hai bước, Tống Gia Ninh si ngốc ngắm nhìn hà đăng, hắn thì im lặng nhìn nàng.
"Biểu ca!"
Trong đám người, bỗng nhiên truyền đến một giọng nói quen thuộc, Quách Kiêu nhíu mày, ngay cả Tống Gia Ninh cũng hiểu, theo tiếng nói nhìn lại, nhìn thấy Đoan Tuệ công chúa cải trang thành một cô nàng nhà giàu bình thường xuyên qua người đi đường chạy tới, mắt ngọc mày ngài, mắt cười như trăng. Sau lưng Đoan Tuệ công chúa, Tứ hoàng tử cũng hưng phấn nhìn về phía bên này, bước chân nhanh chóng, chỉ có Thọ vương một bộ cẩm bào xanh nhạt ánh mắt tản mạn đảo qua huynh muội Quách gia, dừng trong chốc lát, mới từ từ đi tới.
Nhận ra Thọ vương, Quách Kiêu vô thức nhìn kế muội bên cạnh.
Tống Gia Ninh rũ mắt, cung kính hành lễ với Tứ hoàng tử, Đoan Tuệ công chúa đang chạy tới gần, dáng vẻ thong dong.
Tác giả có lời muốn nói: Gia Ninh: Vương Gia sao lại tới nữa rồi?
Triệu Hằng: nghe nói thương thế của nàng.
Gia Ninh: à, cái kia, sớm đã khỏi rồi.
Triệu Hằng: ta xem một chút.
Gia Ninh: lúc này nhiều người như vậy nhìn gì chứ.
Triệu Hằng: đi theo ta lên thuyền.
Ngày hôm sau, người chèo thuyền bị ông chủ sa thải, lý do: thuyền hắn chống quá sáng, bị người khiếu nại!