Chương 12: Từ mẫu thủ trung tuyến, du tử thân thượng y 1
*Chú thích tên chương: trích hai câu thơ trong bài Du tử ngâm.
Dịch nghĩa: Sợi chỉ trong tay mẹ hiền,
Nay đang ở trên áo người đi xa.
(nguồn:Thivien)
Đến bữa trưa, chị hai Lâm nhìn thấy bộ dạng tâm trạng vui vẻ của cô thì không khỏi lắc đầu, con bé ngốc còn cho rằng đến nông thôn là chuyện tốt hả? Chờ đến mùa đông thì khóc cho coi!
Mẹ Lâm cho là cô đột nhiên lấy được bảy mươi đồng nên mới vui vẻ, cho nên cũng không nghi ngờ gì, nghĩ rằng con gái sáng sớm ngày mai phải xuất phát rồi, hiếm khi không càm ràm cô.
Nói là sáng hôm sau lên đường, thực ra là sau nửa đêm hôm đó đã phải dậy sớm thu xếp hành lý để kịp tàu hỏa.
Tàu hỏa bốn giờ rưỡi sáng đến nơi, trời còn chưa sáng Lâm Ngọc Trúc đã thức dậy, mang hành lý đã thu xếp xong đặt qua phòng bếp, trông thấy mẹ Lâm đã dậy đang lấy giấy dầu gói bánh nướng.
Lâm Ngọc Trúc có chút kinh ngạc, cô không ngờ rằng mẹ Lâm sẽ dậy tiễn cô, còn mua cả bánh nướng nữa, lòng không khỏi có chút ấm áp, vào lúc này tình yêu của mẹ Lâm đã sưởi ấm lòng cô.
Mẹ Lâm lần lượt đặt từng gói giấy dầu vào túi vải, thấp giọng dặn dò: “Trong túi có mấy cái túi đựng nước bằng da bò, đã đổ đầy nước rồi, cho con uống ở trên đường, cũng không biết trên tàu hỏa có nước hay không, nếu như có con lấy cốc nước từ trong túi hành lý ra đi lấy nước nóng uống, trên xe đừng để bị lạnh, còn nếu trên xe không có nước con uống tiết kiệm chút, đường đi khá xa đấy.
Bánh nướng mẹ bọc hai cái thành một, tránh để con bóc một cái nhiều như vậy khiến người ta nhìn đỏ mắt.”
Vào lúc này tốc độ tàu hỏa chậm, đến Đông Bắc phải mất hai ba ngày, Lâm Ngọc Trúc gật đầu, bày tỏ cô đã nghe kĩ lời mẹ. Mẹ Lâm giúp cô xách hành lý, hai mẹ con đi dưới ánh trăng bước về phía ga tàu hỏa.
Vì nơi xa, bấy giờ đều đề xướng thanh niên đến nông thôn, hội thanh niên tri thức địa phương sẽ hỗ trợ chút tiền và vé xe.
Cho nên hành lý của Lâm Ngọc Trúc trừ quần áo ra còn có một số đồ vệ sinh cá nhân, còn có mấy đồ linh tinh lặt vặt khác với chậu sứ trắng để rửa mặt, trong túi lớn là chăn với đệm, không tính là quá dày.
Mẹ Lâm giữ lại tiền trợ cấp của hội thanh niên tri thức, dự định làm cho con gái một cái áo bông với bộ chăn đệm dày chút, làm xong mới gửi bưu điện đi. So với mấy thanh niên trí thức khác, hành lý của Lâm Ngọc Trúc coi như không quá nhiều, cô có thể tự mình xách được.
Mẹ Lâm không cho mang quá nhiều đồ, sợ không trông coi được hết sẽ bị mất hoặc bị trộm đi, cho nên hành lý đều cố gắng đến mức nhẹ nhất có thể.
Khi đó mua một tấm vé ở ga tàu là có thể đưa người vào trong, vào khoảnh khắc tàu hỏa dừng lại, mắt mẹ Lâm bỗng nhiên đỏ lên và ươn ướt, người cũng trở nên càm ràm nhiều hơn, chỉ toàn những lời như ra ngoài thì phải cẩn thận này nọ.
Thế nhưng những lời nói lảm nhảm này mới khiến lòng người rung động
Lâm Ngọc Trúc gật đầu bày tỏ đều đã nghe hết, nhìn vào khuôn mặt không nỡ của mẹ Lâm, lòng cô mềm đi vài phần, lúc sắp lên tàu còn không nhịn được quay người vẫy tay về phía mẹ Lâm hét: “Mẹ trở về đi, trên đường nhớ phải cẩn thận.”
Mặc dù trời đã hửng sáng, nhưng bước đi trong ngõ vẫn không quá an toàn.
Mẹ Lâm cũng gật đầu vẫy tay lại, nhưng lại không có ý trở về.
Lúc cô lên tàu thế mà còn có thể tìm được một ghế trống.
Lâm Ngọc Trúc cảm thấy khá may mắn, bấy giờ không phải là bạn mua được vé ngồi thì sẽ có ghế ngồi, mọi người đều bỏ ra số tiền giống nhau dựa vào đâu bạn được ngồi còn tôi thì không, có nhiều chuyện bạn có lý cũng chẳng nói được gì.
Sắp xếp hành lý ổn thỏa xong xuôi, Lâm Ngọc Trúc không nhịn nổi nhìn ra bên ngoài, phát hiện mẹ Lâm đang nhìn vào cửa sổ tìm kiếm cô, cuối cùng khi nhìn thấy cô, không biết mẹ Lâm đang hét gì đó, vừa chạy theo tàu hỏa vừa vẫy tay với cô.
Hệ thống nói cho cô biết mẹ Lâm đang nói: “Đừng oán hận người nhà.”
Mắt của Lâm Ngọc Trúc đột nhiên trở nên ẩm ướt, có lẽ là từ khoảnh khắc này, mẹ Lâm cho cô một cảm giác gọi là tình yêu của mẹ.
Cô biết vào niên đại này, có một số chuyện là thân bất do kỉ, trong nhà có mấy đứa con, chỉ có cô thích hợp với điều kiện ở nông thôn, nên cô bắt buộc phải đến đấy, đối với điều này cô không có cái gì để oán hận cả.