Tăng Nghị đang ở trong phòng chuẩn bị đồ đạc thì có người đến gõ cửa. Là một người đàn ông hơn ba mươi tuổi, nhìn Tăng Nghị, vui mừng nói:
- Anh là Phó trưởng Phòng Tăng? Tôi là Ngưu Vương Lâm, là Chủ tịch xã bảo tôi đến dẫn đường cho anh.
- Mau vào ngồi đi!
Tăng Nghị khẩn trương bảo Ngưu Vượng Lâm vào. Nhìn bộ dạng của anh ta cũng tương tự Ngưu Vượng Sâm, liền hỏi:
- Anh và Chủ tịch xã Ngưu…
- Chúng tôi là anh em họ với nhau.
Ngưu Vượng Lâm đứng ở nơi đó có chút bất an.
Xã giao nhiệm vụ này cho y, ăn uống không tính, mỗi ngày còn cho thêm mười lăm đồng tiền phí dẫn đường. Ngưu Vượng Lâm sợ người khác giành mất. Kỳ thật, Ngưu Vượng Sâm đem nhiệm vụ này giao cho y bởi vì Ngưu Vượng Lâm có một cái máy kéo tay vịn. Nếu đi xuống nông thôn thì khá tiện một chút.
Tăng Nghị thu dọn xong đồ đạc rồi nói:
- Anh Ngưu, chúng ta xuất phát đi.
- Để tôi mang cho!
Ngưu Vượng Lâm cầm lấy túi xách trong tay Tăng Nghị, đi trước một bước.
Trong sân của chính quyền xã có một chiếc máy kéo tay vịn của Ngưu Vượng Lâm. So với xe ba bánh lớn của nông thôn thì không lớn hơn bao nhiêu. Trên chiếc xe đặt một ít gạo và dược phẩm mà hôm qua Tăng Nghị mang đến.
Sau khi bỏ đồ của Tăng Nghị lên, Ngưu Vượng Lâm liền khởi động xe:
- Phó trưởng Phòng Tăng, anh ngồi phía sau đi. Trên đường sẽ có dằn xóc đấy.
Ngày hôm qua khi đến xã Lão Hùng, Tăng Nghị đã từng chứng kiến tình huống qua. Nhưng sau khi đến xã Lão Hùng rồi, hắn mới phát hiện, con đường ngày hôm qua mới thật là con đường. Còn con đường ngày hôm nay hoàn toàn không phải là đường, mà chỉ là một con đường do những hòn đá to nhỏ chồng chất lên nhau, vô cùng gập ghềnh.
Tăng Nghị cảm thấy chiếc xe máy kéo tay vịn này rất tốt. Sàn xe cao, không sợ những tảng đá trên mặt đất. Ngưu Vượng Lâm chen vào những khe hở mà đi. Nhưng dù sao, Tăng Nghị khi ngồi trên xe vài lần thiếu chút nữa là văng cả người ra ngoài.
Trạm thứ nhất của ngày hôm nay là thôn Hạ Xuyên. Ở xã Lão Hùng, thôn Hạ Xuyên được xem là thôn khá giả. Nhưng cho dù là thôn khá giả thì toàn bộ thôn cũng không có được một gian nhà ngói nào cả. Ngõ nhỏ là dùng đá để rải, rất chật hẹp. Đứng ở trên đường giang hai tay ra có thể đụng hai bên tường.
Toàn bộ thôn có hơn một nửa hộ dân là không có điện. Bởi vì không có điện nên cũng giới hạn TV. Ban quản lý thôn chỉ có duy nhất một chiếc điện thoại. Những người dân trong thôn ra ngoài làm thuê thì phải dựa vào cái máy này để gọi điện về báo bình an cho gia đình.
Tăng Nghị vừa mới đến thôn thì trùng hợp nghe thấy Chủ nhiệm thôn hô to:
- Vợ Tam Đản, chồng của cô gọi về nè.
Theo như những gì Ngưu Vượng Lâm nói, muốn gọi ai nghe điện thoại thì phải ở trong sân rống cổ họng lên thì toàn bộ người trong thôn mới nghe được. Tuy nhiên, Ngưu Vượng Lâm cũng nói, hiện tại cũng đỡ hơn trước kia rất nhiều. Có rất nhiều người ra ngoài làm công kiếm tiền, chứ trước kia thì nghèo vô cùng.
Tăng Nghị đã đọc qua báo chí, nói có vùng núi nghèo, cả nhà chỉ có mỗi một chiếc quần bông. Mùa đông, cả nhà nằm ở chỗ khô ráo, nếu ai đi ra ngoài thì mới mặc quần vào. Tăng Nghị lúc đó chỉ nghĩ rằng báo chí nói vớ vẩn. Ai ngờ, Ngưu Vượng Lâm nói với mình trước kia trong nhà anh ta cũng nghèo như thế này, thậm chí còn nghèo hơn.
Nghe nói Tăng Nghị xuống dưới giúp đỡ người nghèo, Chủ nhiệm thôn liền dẫn Tăng Nghị đi vòng vo một chuyến, giới thiệu tình huống. Tóm lại cũng chỉ có một chữ “nghèo”.
Có rất nhiều ngọn núi trong thôn trụi lủi, giống như đầu người bị hói. Nghe Chủ nhiệm thôn giới thiệu, đây là bởi vì trong thôn đất quá ít. Trước kia người dân đói quá không chịu nổi, liền chặt cây hoa màu. Ai ngờ núi không có cây, mưa xuống khiến cho hoa màu xung quanh bị san bằng, vì thế mới trở thành hiện trạng như thế này.
Từ thôn Hạ Xuyên đi ra, Ngưu Vượng Lâm lại dẫn Tăng Nghị đến thôn Thượng Xuyên. Thôn Thượng Xuyên ở trên núi, bất luận tốt xấu gì thì thôn Hạ Xuyên cũng còn có đường, còn thôn Thượng Xuyên này một con đường cũng không có. Hai người phải đi đường núi. Ngưu Vượng Lâm khiêng theo túi gạo, còn Tăng Nghị thì mang theo hai thùng dầu. Bước đi trên những bậc thang trên núi hơn hai giờ mới tới được thôn Thượng Xuyên.
Thôn Thượng Xuyên so với thôn Hạ Xuyên thì còn thảm hại hơn. Toàn bộ thôn có hai mươi hộ, ngay cả Tv cũng không có.
Ngưu Vượng Lâm nói, có Tv cũng không dùng được. Bởi vì núi cao đường xa, dây điện muốn kéo được thì phải tốn phí rất lớn. Chi phí điện trong thôn là vài đồng một tháng, ai mà chịu bỏ tiền ra xem TV. Cả nhà chỉ dùng có một cái bóng điện, sau khi ăn cơm chiều xong thì tắt, rồi đi ngủ. Nghe tiếng thú kêu trong núi chính là cách giải trí ở đây.
Tăng Nghị nghe xong cảm thấy rất chua xót. Hắn cũng từ miền núi đi ra, cũng đồng dạng là một người dân miền núi, nhưng sao tình huống khác một trời một vực.
Trong khoảng hai mươi ngày kế tiếp, Tăng Nghị đi khắp mười tám thôn của xã Lão Hùng. Khoảng cách cách thôn lão Hùng càng xa thì thôn lại càng nghèo. Toàn là núi chứ không có đất. Quanh năm suốt tháng kiếm tiền chỉ để đổi lương thực, cho nên rất khó thoát khỏi cái nghèo.
Trạm dừng chân cuối cùng là Lão Gia Hải. Bởi vì trên núi có một con sông nên dân bản xứ gọi là “Hải” và nơi đây được gọi là Lão Gia Hải.
Đến Lão Gia Hải hoàn toàn không có đường. Hai người ỡ xã mua rất nhiều đồ đạc, trên đường còn phải ngủ ở miếu sơn thần một đêm, chiều hôm sau mới đến Lão Gia Hải.
Đến đỉnh núi, nhìn thấy ánh sáng chiếu lên từ hồ nước, Ngưu Vượng Lâm rống lớn lên:
- A, đại sơn, Lão Gia Hải.
Tăng Nghị liền nói:
- Anh Ngưu, nói tiếp đi.
- Đại sơn chính là cầu cao; Lão Gia Hải chính là cầu xa.
Ngưu Vượng Lâm đạp chân:
- Khiến lão Ngưu tôi phải chạy đến đứt chân.
Tăng Nghị cười đến nước mắt chảy ra.
Hai người nghỉ ngơi một chút, rồi hướng Lão Gia Hải đi tới. Ngưu Vượng Lâm nói:
- Chú em Tăng, nói thật, cậu là cán bộ mà tôi khâm phục nhất. Ngay cả cán bộ xã chúng tôi cũng phải khâm phục nghị lực này của cậu. Tôi cảm thấy cậu thật là đến xã Lão Hùng của chúng tôi để làm việc.
Tăng Nghị cười:
- Đúng rồi, Bí thư của các anh bị chuyện gì vậy? Cả người lúc nào cũng lạnh như băng.
- Cậu đến đến Tao Thành Trư sao?
Ngưu Vượng Lâm thời gian dài tiếp xúc với Tăng Nghị, trực tiếp đem ngoại hiệu của Triệu Thành Trụ nói ra ngoài:
- Người đó chẳng biết sống gì cả. Quanh năm suốt tháng nhốt mình trong phòng đọc văn kiện. Ở xã có tình huống gì thì ông ta căn bản cũng không biết.
Hàn huyên hai câu, Tăng Nghị mới biết được chuyện gì xảy ra. Triệu Thành Trụ là bộ đội chuyển nghề đến địa phương, được an bài làm Bí thư xã Lão Hùng. Vừa mới bắt đầu thì cũng nhiệt tâm bừng bừng. Nhưng sự thật lại khiến ông ta thất vọng vô cùng. Thời gian qua lâu, Triệu Thành Trụ xem như việc mình rời khỏi xã Lão Hùng là vô vọng, nên liền thành bộ dạng như vậy, không hề có lý tưởng.
Kỳ thật thì những cán bộ ở xã trong tay không có nhiều thực quyền, việc cũng ít, nên phải hao tốn tâm tư kiếm tiền, hướng lên trên chuẩn bị, nếu không thì cả đời không thể rời khỏi xã. Đụng tới một địa phương nghèo như xã Lão Hùng, thì không thể nào nghĩ ra biện pháp kiếm tiền. Không có tiền chuẩn bị thì cũng chỉ tiếp tục ở lại xã mà thôi.
Làm Bí thư xã Lão Hùng ở trên chẳng ai đồng ý, mà ở dưới cũng vậy. Triệu Thành Trụ xui xẻo nhận lấy cái chức vụ hơn mười năm qua không ai tiếp nhận.
Tăng Nghị suy nghĩ, ngoại trừ nguyên nhân khách quan, Triệu Thành Trụ người này tính cách cũng có vấn đề. Đây mới chính là nguyên nhân chủ yếu nhốt ông ta ở xã Lão Hùng lâu như vậy.
Ông ta nghiên cứu không phải là cụ thể mà chỉ là lời nói suông. Lại không biết cách đối nhân xử thế. Ngày đầu tiên mình tới, tiệc đón gió ông ta cũng không dự. Tăng Nghị thật ra thì không sao, nhưng thử hỏi có lãnh đạo nào nguyện ý đề bạt một cán bộ như vậy. Nét mặt lạnh băng ai mà chịu nổi.
Xã Lão Hùng gặp phải một bí thư như vậy thì càng thêm bất hạnh. Nếu gặp phải một Bí thư dám nghĩ dám làm thì tuyệt không nghèo như lúc này.
Thôn Lão Gia Hải chỉ có tổng cộng không đến một trăm người. Nhìn thấy hai người Tăng Nghị đi đường mất hai ngày đưa tới gạo và mì, người trong thôn rất cảm động.
Chủ nhiệm thôn Phạm Diên Phúc là một người khoảng sáu mươi tuổi. Ông chia đều gạo và mì cho mọi người, rồi mời Tăng Nghị vào nhà.
Nói xong, Phạm Diên Phúc xuất ra một hộp sứ, từ bên trong bốc ra một ít trà, bỏ vào trong một bình tráng men. Sau đó đi nấu nước. Một lát sau, ông ta từ đổ nước nóng vào tráng cái bình, rồi đổ thêm nước nóng vào. Trong nháy mắt, căn phòng liền tỏa mùi thơm của trà.
Tăng Nghị có chút kinh ngạc:
- Đây là trà gì mà thơm quá vậy?
- Trà rẻ tiền ấy mà, cũng chẳng có tên. Chúng tôi ở đây gọi là dã trà.
Phạm Diên Phúc đem cái bình tráng men đặt xuống trước mặt Tăng Nghị:
- Cậu nếu thích uống, khi nào trở về tôi gửi cậu một ít.
Tăng Nghị dùng sức hít sâu một hơi. Hương thơm nồng đậm của trà thẳng nhập vào trong cơ thể. Hắn hớp một ngụm, dạ dày lập tức vang lên một tiếng. Nhìn nước trà trong trẻo, Tăng Nghị nói:
- Trà ngon, ngay cả trà Sư Đỉnh Long Tỉnh trứ danh cũng phải chào thua.
Ngưu Vượng Lâm ngồi một bên lại hỏi:
- Sư Đỉnh Long Tỉnh là cái gì?
- Chính là Tây Hồ Long Tỉnh. Ở đó có một địa phương tên là Sư Tử Phong làm ra loại trà đặc sản, nên được gọi là Sư Đỉnh Long Tĩnh.
Nhắc đến Tây Hồ Long Tỉnh, Ngưu Vượng Lâm cười nói:
- Chú em Tăng cũng hiểu biết nhiều quá.
Phạm Diên Phúc nói:
- Dã trà của chúng tôi làm sao mà so sánh được với Tây Hồ Long Tỉnh chứ. Đó là danh trà mà.
Phạm Diên Phúc cũng nghe người ta nói qua mà thôi. Về phần Tây Hồ Long Tỉnh thì ông chưa đi qua lần nào. Nhưng đó là một danh trà thì làm sao mà so sánh với dã trà của địa phương ông.
Tăng Nghị lắc đầu:
- So được, so được.
Ngưu Vượng Lâm lại hỏi:
- Mấy ngày nay cậu cũng uống không ít loại trà này, sao lại không nghe cậu nói qua?
Tăng Nghị có chút kinh ngạc:
- Tôi uống khi nào?
Ngưu Vượng Lâm trừng mắt:
- Mấy ngày nay ở các thôn, bọn họ đều chiêu đãi cậu loại dã trà này đấy.
Tăng Nghị sửng sốt. Hắn nhìn cái bình tráng men thì liền hiểu ra. Cách pha trà và dụng cụ đựng trà khác nhau thì hương vị sẽ khác nhau.
Ngon nhất là trà búp minh tiền, sau đó là trà vũ tiền, sau đó là tam xuân trà. Phạm Diên Phúc pha cho mình mỗi lá trà đều là hái trước khi mưa, hẳn là trà vũ tiền, có hương vị gần giống như trà búp minh tiền.
Về phần trước kia hắn ở trong xã uống, hẳn là đạo trà cuối cùng, gọi là “nghạch phiến”. Ngạch phiến đều là do nông dân trồng theo phương pháp kỹ thuật, nên hương vị không thể so sánh với lá trà chân chính.
- Loại dã trà này, ở thôn chúng ta có rất nhiều sao?
Ngưu Vượng Lâm đều gật đầu:
- Gần như nhà nào cũng có. Tuy nhiên, do giá cả không cao, nên khách tiêu thụ trà cũng không nhiều. Dù sao đây cũng là một cái để bán được. Đàn ông ra ngoài làm công, phụ nữ ở nhà hái trà, đem ra xã bán, đổi lấy một ít vật dụng.
Tăng Nghị như thoáng chút suy nghĩ:
- Người ta thu mua trà rồi làm sao mà bán?
- Bán trà cho một số huyện xung quanh.
Ngưu Vượng Lâm không rõ Tăng Nghị tại sao lại có hứng thú đối với dã trà của nông thôn:
- Không riêng gì xã Lão Hùng chúng ta có loại trà đặc sản này. Tính xuống dưới cũng phải có bốn năm huyện. Tuy nhiên xã Lão Hùng chúng ta là nhiều nhất.
Tăng Nghị gật đầu, đem việc này ghi nhớ trong lòng.
Hai ngày sau trở lại xã, Ngưu Vượng Sâm đi vào phòng làm việc của Tăng Nghị hỏi:
- Chú em Tăng, dạo qua một vòng có thu hoạch gì không? Có phát hiện xã Lão Hùng chúng ta có ưu thế gì không?
Tăng Nghị gật đầu:
- Tôi đang muốn tìm anh để hiểu biết một chút về tình hình dã trà của xã chúng ta. Nó có bao nhiêu chủng loại, sản lượng hàng năm đại khái nhiều ít bao nhiêu. Phương pháp và công cụ trồng trọt là như thế nào…Hết thảy tôi đều muốn biết.
Ngưu Vượng Sâm liền có chút không rõ. Loại dã trà này bán không được thì có cái gì tốt chứ. Tuy nhiên, y vẫn nói:
- Ở xã hẳn là có tư liệu về cái này. Để tôi tìm xem.
Mấy ngày kế tiếp, Tăng Nghị đến một số thôn gần đó, tìm hiểu một chút về cách gieo trồng và chế biến, phát hiện rất nhiều vấn đề.
Bởi vì giá trà bán không đắt, khi ngắt lại rất tốn công phu. Bình thường phải hái trên mười ngàn lá trà thì mới chế ra được một cân trà tươi. Một cân trà tươi lại chỉ bán có mấy chục đồng, không có lời. Cho nên xã Lão Hùng đối với việc quản lý trà rất thả lỏng. Hôm nay rảnh thì hôm nay đi hái trà, không rảnh thì cứ để cho lá trà khô héo, già đi. Hơn nữa, biện pháp chế biến lại rất lạc hậu, cũng không biết được phân cấp lá trà. Trà búp minh tiền không ngờ lại trộn lẫn với nghạch phiến đem đi bán.
Sau khi có được tư liệu, Tăng Nghị liền cân nhắc làm thế nào để bán trà. Nếu có thể giúp dân miền núi tìm một nguồn tiêu thụ dã trà, thì sẽ được lợi rất lớn.
Nhưng điều này cũng không dễ dàng, nhất là trong nước. Có hai loại đồ vật rất khó có cái mới xuất hiện. Thứ nhất là trà, thứ hai là rượu. Hai loại này bắt nguồn từ rất xa. Loại trà danh tiếng lưu lại không chỉ đơn giản là một sự vật mà nó còn đại diện cho một nền văn hóa.
Sự vật thì có tốt xấu, nhưng văn hóa thì không thể thay thế.
Lấy rượu Mao Đài mà nói. Nó chính là một loại văn hóa. Chuẩn xác mà nói là một loại quan trường văn hóa. Lãnh đạo cấp bậc nào thì thường hay uống rượu Mao Đài. Lãnh đạo cấp trên khi đến, trên bàn nhất định phải có rượu Mao Đài. Nếu không có, lãnh đạo sẽ cho rằng mình không được tôn trọng. Có rất nhiều cán bộ bởi vì lãnh đạo khi đi thị sát, nhưng lại không có rượu Mao Đài để tiếp, sau đó bị lãnh đạo ghi nhớ, rốt cuộc là bị sung quân hay là bị ghẻ lạnh.
Mao Đài chính là mặt mũi, là sự tôn trọng, và cũng là một loại tượng trưng cho thân phận. Cho dù tương lai, nhà máy rượu Mao Đài gặp nạn, cháy sạch trong nháy mắt thì cũng có thể xây dựng lại. Bởi vì bên trong nó đã ngưng kết một loại văn hóa. Văn hóa thì không dễ gì bị lửa thiêu hủy.
Một số loại mới xuất hiện, nhưng nếu không có gì nổi bật thì loại đó sẽ chết không có chỗ chôn.
Trong những loại danh trà hay danh rượu, loại mới giống như là phù dung sớm nở tối tàn. Nam Vân không có, thậm chí Nam Giang cũng không có. Không một người nào biết đến loại dã trà của xã Lão Hùng.
Xem ra còn phải dựa vào biện pháp của chính mình.
Tăng Nghị chỉnh sửa lại tư liệu, rời khỏi xã Lão Hùng, chuẩn bị ra bên ngoài nghĩ biện pháp.
Tương Trung Nhạc biết được Tăng Nghị về lại huyện thì liền tranh thủ thời gian đến gặp. Thấy Tăng Nghị đen đi không ít, Tương Trung Nhạc liền cười:
- Cho cậu xuống dưới giúp đỡ người nghèo, cậu lại đem mình biến thành người miền núi.
- Cái này gọi là hòa mình với quần chúng.
- Có thu hoạch gì không, nói cho tôi nghe một chút. Nếu nằm trong phạm vi năng lực của huyện, thì tôi đều ủng hộ hết sức.
- Vậy thì trước sửa chữa lại đường đến xã Lão Hùng đi.
Tăng Nghị nói.
Tương Trung Nhạc liền lắc đầu:
- Đây không thực tế. Toàn bộ xã Lão Hùng một năm thu nhập tài chính chẳng có bao nhiêu. Mười năm cũng không đủ để cải tạo con đường. Hơn nữa huyện cũng không có tiền để tu bổ. Cậu cũng biết, tiền lương của cơ quan đơn vị vẫn là ngạch cho vay đấy.
Tăng Nghị cười nói:
- Sớm biết anh sẽ nói như vậy, cho nên tôi đến tỉnh để thử vận may.
Tương Trung Nhạc nhẹ nhàng thở ra. Y thật sợ Tăng Nghị sẽ hướng y giơ tay đòi tiền giúp đỡ người nghèo.
- Ừ, nếu cậu có ý tưởng gì thì cứ việc an tâm mà làm. Huyện ủy và UBND huyện Nam Vân chính là hậu thuẫn kiên cường cho cậu.
Tăng Nghị cười to. Tương Trung Nhạc hoàn toàn là lời nói khách sáo. Một chút thật sự cũng không có. Tuy nhiên hắn cũng không trông cậy vào Tương Trung Nhạc.
- Về sau nếu tôi cần chính sách nào, anh không thể không để cho đấy.
- Chỉ cần có thể trợ giúp quần chúng xã Lão Hùng thoát khỏi khó khăn thì tôi đây là đèn xanh rộng mở.
Tương Trung Nhạc đáp ứng thật sự là thống khoái. Trọng bụng thầm nghĩ xã Lão Hùng cái gì cũng không có. Cậu nếu muốn đến xã Lão Hùng làm Bí thư, tôi có đồng ý thì chỉ sợ cậu cũng không dám đi.
- Được, ngày mai tôi khởi hành đến vinh Thành.
Tăng Nghị rời khỏi Vinh Thành một tháng, phát hiện nơi này xa lạ rất nhiều. Nơi hắn đến đầu tiên chính là nhà của Phương Nam Quốc, kết quả biết được Phương Nam Quốc đã đi thủ đô.
Rởi khỏi khu nhà của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Tăng Nghị đang nghĩ đến việc đến nhà của Vi Hướng Nam. Trong lúc đang đi thì một chiếc BMW trờ tới, thò đầu ra là Cố Địch.
- Tăng Nghị, sao lại là cậu? Trở về Vinh Thành khi nào vậy?
Cố Địch có vẻ rất hưng phấn, trực tiếp nhảy xuống xe, đấm một cái lên vai Tăng Nghị:
- Trở về sao không thông báo một tiếng?
- Tôi vừa mới xuống xe, đang chuẩn bị thông báo cho các bằng hữu đây.
- Lúc này mới giống là bạn đấy.
Cố Địch cười mở cửa xe:
- Đi, về nhà ngồi một chút. Tối nay triệu tập mọi người tẩy trần cho cậu.
Nhà của Cố Minh Phu nằm ngay đằng sau UBND tỉnh, một tòa lầu hai tầng.
Trong nhà không có ai. Cố Địch bảo Tăng Nghị ngồi, hỏi Tăng Nghị về tình huống ở Nam Vân như thế nào. Biết được Tăng Nghị ở nông thôn gần cả tháng, Cố Địch nói:
- Cậu đúng là…! Đang êm đẹp, tại sao lại muốn đến cái nơi nghèo khó như Nam Vân. Ở Vinh Thành, chúng ta ngày nào cũng uống rượu không phải tốt hơn sao?
- Được, là do tôi tự tìm tới. Anh cứ bảo tôi là gieo gió gặt bão đi.
Tăng Nghị cười:
- Ở tỉnh dạo này sao rồi? Ở xã Lão Hùng, di động cũng không mà TV cũng không.
- Vẫn như cũ. Chủ tịch tỉnh Phí sẽ lui ra, vị trí Phó chủ tịch thường trực vẫn bỏ không. Sợ lại phải đợi đến vụ án của Viên Công Bình định rồi mới có kết luận. Hiện tại mọi người đang âm thầm dùng sức.
Cố Địch ngồi vào ghế sofa:
- Cậu hãy hỏi thăm Bí thư Phương giùm tôi, xem ba của tôi có hy vọng hay không?
Tăng Nghị trong bụng thầm nghĩ chuyện này không phải tôi có thể hỏi thăm. Hắn đang muốn chuyển đề tài thì ngoài cửa liền truyền đến giọng nói của Cố Minh Phu:
- Cố Địch, con đang ở nhà à?
Cố Địch biến sắc nói:
- Vâng, con đang ở đây.
Y thấy Cố Minh Phu giống như là chuột thấy mèo. Bình thường có thể trốn liền trốn, có thể không trở về nhà thì tận lực mà không trở về nhà. Hôm nay y thừa dịp lúc Cố Minh Phu đi làm thì về nhà lấy đồ, ai ngờ Cố Minh Phu lại về nhà sớm như vậy.
Cố Minh Phu ở cửa nhìn thấy xe của Cố Địch, theo bản năng hỏi một câu. Đi vào trong phòng khách mới nhìn thấy Tăng Nghị. Cố Minh Phu thiếu chút nữa không nhận ra Tăng Nghị. Tăng Nghị trước mặt so với thời gian trước thay đổi rất lớn. Người cũng gầy đi. Tuy nhiên tinh thần thì vẫn rất thoải mái như trước.
- Phó chủ tịch tỉnh Cố đã về rồi à?
Tăng Nghị chào hỏi.
Cố Minh Phu ừ một tiếng, hơi gật đầu. Sau đó nhìn Cố Địch, sắc mặt không hài lòng, nhưng cũng không nói gì thêm, bước lên lầu.
Cố Minh Phu không nói lời nào, Cố Địch không chịu nổi, khẩn trương nói:
- Ba, sao hôm nay ba lại về sớm như vậy?
Thư ký Lý Ứng Nguyên đi đằng sau Cố Minh Phu nói:
- Phó chủ tịch Cố vừa mới đi thị sát nhà máy cơ giới Đại Hoa, hơi mệt nên về nhà nghỉ ngơi một chút.
Cố Địch lại hỏi:
- Sức khỏe không tốt thì phải mời bác sĩ. Vừa lúc Tăng Nghị ở đây, bảo cậu ấy xem cho ba nhé.
Cố Minh Phu chân vẫn bước lên cầu thang, vốn không để ý đến lời của Cố Địch, nhưng đi được hai bước lại nói:
- Tiểu Tăng, vậy phiền cho cậu.
Tăng Nghị biết Cố Minh Phu sợ rằng không phải sức khỏe không thoải mái đơn giản như vậy. Hắn lên tiếng rồi đi theo Cố Minh Phu lên lầu.
Lý Ứng Nguyên thì quan tâm đến ông chủ của mình, Cố Địch thì quan tâm đến cha của mình. Hai người đều đi theo đằng sau.
Cố Minh Phu đẩy cửa bước vào, hướng ghế ngồi nói với Tăng Nghị:
- Tiểu Tăng ngồi đi.
Tăng Nghị đem một cái ghế, đặt trước bàn sau đó nhẹ nhàng ngồi xuống nói:
- Thấy khí sắc của Phó chủ tịch Cố cũng không tệ lắm. Chính là hơi suy nghĩ quá độ. Ngài có thể vận động một chút.
Cố Minh Phu vẻ mặt cũng không thay đổi, nhưng trong lòng cũng âm thầm giật mình. Những người xung quanh đều nói Tăng Nghị y thuật rất cao, nhưng chính mình cũng chưa từng chứng kiến. Hôm nay Tăng Nghị mở miệng nói như vậy, cũng biết rằng lời đồn quả không sai. Hắn quả thật có chút đạo hạnh. Không hỏi không chẩn, chỉ dựa vào quan sát khí sắc thì có thể đoán trúng bệnh. Thật là khó lường.
- Tăng Nghị, cậu hôm nay nhất định phải đem hết trình độ của mình ra, giúp ba tôi kiểm tra một phen.
Cố Địch nói. Lúc này mọi người gần như dùng hết sức lực để tấn công ngai vàng Chủ tịch tỉnh. Ông cụ nhà mình không thể vì nguyên nhân bệnh tật mà tụt lại phía sau.
- Con biết gì về y thuật à? Không biết thì im lặng một chút.
Cố Minh Phu đối với Cố Địch cho tới bây giờ vẫn không hòa nhã, nghiêm mặt giáo huấn một câu.
Cố Địch ngượng ngùng cười. Y ngồi sang một bên, tùy tay cầm lấy một quyền sách, chờ Tăng Nghị chẩn đoán kết quả.
Lý Ứng Nguyên mang tới vài tách trà, đặt trong tay mọi người rồi đứng sang một bên.
- Phó chủ tịch tỉnh Cố, tôi trước bắt mạch cho ngài đã.
Tăng Nghị vươn tay, đặt lên trên cổ tay của Cố Minh Phu rồi hỏi:
- Ngài có cảm giác gì? Mệt hay là ngủ không tốt?
Cố Minh Phu nói:
- Cũng không có bệnh gì. Giống như cậu đã nói, chính là suy nghĩ quá nhiều.
Tăng Nghị chỉ biết mình có hỏi thì cũng chẳng được gì. Xem bệnh cho lãnh đạo chính là như vậy. Nếu không phải có người liếc mắt một cái có thể nhìn ra được bệnh trạng, thì lãnh đạo bình thường sẽ không dễ dàng thừa nhận chính mình có bệnh. Đây chính là khảo nghiệm trình độ chẩn đoán bệnh của các thầy thuốc.