Ông cụ Tô hỏi ý kiến: “Hay là để cháu nó vào nhà đi.”
Bà cụ Tô lập tức nhường đường: “Vào đi.”
Vào nhà rồi, Tô Thanh Ngọc bèn đặt hai hộp sữa mạch nha lên bàn: “Cha cháu đặc biệt mua đấy ạ. Bên kia cháu còn hai khúc vải để làm quần áo cho hai người, buổi tối cháu không tiện mang sang, ngày mai cháu sẽ đưa tới.”
Thấy đồ trên bàn, trái tim bà cụ Tô như sống lại, sữa mạch nha chính là đồ tốt đấy. Xem ra con cả vẫn còn chút lương tâm.
“Bà nội ơi, bà biết không, sữa mạch nha này cha cháu đã giữ rất lâu đấy.” Tô Thanh Ngọc nói: “Thật ra cuộc sống của cha cháu cũng không dễ chịu gì, mấy năm qua ông ấy bị giày vò rất nhiều.”
Bà cụ Tô hỏi: “Nó thì bị giày vò cái gì?”
“Sao lại không giày vò chứ, cha cháu luôn nhớ mọi người ở quê, nhưng ông ấy không thể trở về được. Bà biết không, người ngoài cũng biết thân thế của cha cháu, bọn họ đều lén lút nói cha cháu có lòng riêng, nói cha cháu ăn cơm người ta lớn lên mà con nhớ về quê hương, muốn trở về nuôi dưỡng cả nhà già trẻ. Tuy rằng ông nội cháu bên kia không để ý, còn luôn trấn an cha cháu, kêu ông ấy trở về thăm mọi người, nhưng cha cháu rất khó chịu. Dù sao miệng đời đáng sợ, người làm cán bộ như ông ấy cả ngày bị người ta chỉ vào mũi mà nói, làm sao thoải mái được?”
“Lũ người xen vào chuyện người khác.” Bà cụ Tô mắng.
“Ôi bà ơi, thời buổi này có ai mà không nói xấu chứ? Người ta chỉ tùy tiện nói, nhưng chúng ta cũng không thể nghe rồi thôi được, chỉ có thể thầm khó chịu trong lòng.”
“Sau này ông nội cháu bên kia đi rồi, người ta càng nói khó nghe hơn, bảo cuối cùng cha cháu cũng chịu được đến lúc ông nội cháu không còn nữa, cuối cùng cũng có thể trở về nuôi mọi người, nói nhất định mọi người đang cười trộm. Hai người nó xem, đó không phải là chỉ trích sau lưng ư? Cha cháu là người kiên cường, lại rất có tôn nghiêm, không muốn người ta hiểu lầm hai người nên tự chịu khổ một mình cũng không trở lại.”
Ôi phì phì phì!
Nghe thấy con cả chịu khổ, bà cụ Tô mềm lòng: “Khổ cho nó rồi.”
“Đúng rồi, lần này cháu về quê, cha cháu đã nói với cháu hai người anh của cháu thuộc về nhà ông nội cháu, để bên kia nối dõi tông đường. Cháu thuộc về nhà họ Tô chúng ta, phải thay ông ấy trở về hiếu thảo với hai người, kêu cháu đừng trách ông ấy. Sao cháu lại trách ông ấy được, hai người là ông bà nội của cháu mà, chịu khổ chịu tội thì đáng là gì? Chỉ cần có thể ở bên hai người, nuôi hai người, cháu cam tâm tình nguyện.”
Ông bà cụ Tô nghe tới mắt đỏ bừng.
“Cháu ngoan, khổ cho cháu rồi, cha cháu khờ quá, viết thư về nói một tiếng là được, cần gì phải cho cháu về hiếu thảo, trong nhà cũng đâu phải không có ai chăm sóc ông bà...”
“Có nói gì đi nữa làm sao có thể so được có cháu ở bên hai người chứ? Cũng không thể để bà con làng xóm chê cười chúng ta có phải không? Cháu trở về chẳng phải là minh chứng tốt nhất sao? Chứng minh ông bà biết nuôi con, con cái đều hiếu thảo với ông bà.”
Bà cụ Tô nghe tới mức móc khăn ra lau nước mắt.
Ông cụ Tô cũng thở dài, còn an ủi bà ấy: “Cháu nó đã về rồi, bà đừng khóc nữa.”
“Đều giống ông, bướng bỉnh!” Bà cụ Tô bực mình đánh ông ấy.
Ông cụ Tô: “...”
…
Mấy câu của Tô Thanh Ngọc khiến hai ông bà nhà họ Tô cực kỳ thương xót cho đứa con cả bị đưa đi làm con thừa tự.
Nhưng vì không gặp được con cả nên bọn họ chỉ có thể chuyển phần thương xót này cho cháu gái nhỏ trở về hiếu thảo với bọn họ thay con cả.
Bà cụ Tô vuốt ve gương mặt của Tô Thanh Ngọc: “Giống y hệt như cha cháu vậy.”
“Đúng thế, cha cháu nói ông bà thương ông ấy, đem những gì đẹp nhất cho ông ấy nên ông ấy anh tuấn nhất.”
“Chứ sao, nếu không lúc trước chú họ đã không nhận nuôi nó. Không phải là vì thấy nó tuấn tú à?”
Vẻ mặt bà cụ Tô tự hào nói: “Cha cháu không chỉ tuấn tú mà còn thông minh...”
Ông cụ Tô cũng phụ họa: “Lúc bé là người thông minh nhất trong đội của chúng ta.”
Hai ông bà lại nói một chút về chuyện còn bé của Tô Quân Cường cho Tô Thanh Ngọc nghe.
Sau đó bọn họ hỏi Tô Thanh Ngọc: “Đã nhiều năm mọi người không gặp cha cháu, hiện tại cha cháu sống thế nào?”
Tô Thanh Ngọc đáp: “Cha cháu vẫn ổn, ít nhiều gì cũng làm cán bộ, có thể ăn no. Nhưng trong nhà đông con, ông ấy cũng rất vất vả. Trong thành phố uống miếng nước cũng cần tiền cần phiếu.”
“Vậy thật là tốn tiền.” Bà cụ Tô lại đau lòng.
“Cha cháu không thấy khổ, chỉ là lo cho ông bà. Không phải ư, lần này xuống nông thôn còn để cháu mang theo đồ bổ cho hai người.”
Sau đó Tô Thanh Ngọc còn nhỏ giọng nói: “Cháu còn mang theo mười đồng nữa, ông ấy bảo cháu biếu cho ông bà, cháu bỏ vào đáy túi vải rồi.”
Bà cụ Tô nhanh chóng lật túi vải đựng sữa mạch nha lên, quả nhiên bên trong có mười đồng tiền.
“Sao cháu lại đặt ở đây chứ?”
“Chẳng phải cháu sợ ông bà không nhận sao?” Tô Thanh Ngọc cười đáp.
Bà cụ Tô không muốn lấy, bà ấy cảm thấy đây là tiền mồ hôi nước mắt con trai nặn ra từ trong kẽ răng, lập tức kín đáo đưa cho Tô Thanh Ngọc: “Lấy về lấy về, cho cha cháu đi. Bà ở đây không lo ăn uống, không cần nó lo lắng. Bà vẫn sống rất tốt.”
“Bà vẫn nhận đi ạ, mấy năm nay cha cháu không hiếu thảo với ông bà, đây đều là chuyện ông ấy nên làm. Ông nội cháu bên kia nói con trai ruột không hiếu thảo với cha mẹ là thứ không bằng cả súc sinh.”
Bà cụ Tô bèn nhận, dù sao cũng không đành lòng tiêu, về sau giữ lại trong người, đợi gặp lại con cả rồi còn có thể trả lại.
Sau khi bà ấy cất kỹ tiền, Tô Thanh Ngọc lại hỏi: “Bà nội, mấy người chú hai của cháu đâu, sao không thấy ai thế?”
Ông bà cụ Tô trầm mặc một trận, bà cụ Tô cười gượng đáp: “Bọn nó ở nhà trước, bà và ông cháu ở đây cho yên tĩnh.”
“Cái gì? Mọi người không ở cùng nhau ư?” Vẻ mặt Tô Thanh Ngọc tức giận liếc cái nhà phía trước: “Sao lại không ở cùng nhau chứ? Thảo nào lúc cháu hỏi đường người ta chỉ nói ông bà ở đây. Cháu còn nghĩ là ở cùng nhau, cha cháu cũng thường nói vất vả cho chú ý phụng dưỡng ông bà. Nếu ông ấy biết chú út không ở cùng ông bà sẽ lo lắng bao nhiêu.”