Sau khi vào nhà, Diệp Hoan nhìn thấy ông bà nội chia nhau ôm Diệp Đông và Diệp Nam thơm hít. Nếu là kiếp trước, cô thật sự có thể ghen tỵ với em trai, cho rằng ông bà nội thương em trai không thương cô, chẳng qua bên trong cô đã đổi thành cô sau khi trọng sinh, tuyệt đối sẽ không ghen tỵ nhàm chán giống như kiếp trước nữa.
Ông bà nội thương cháu trai hơn, cô cũng hết cách. Phần lớn người lớn tuổi trong thôn đều giống như ông bà nội.
Bà nội: "Hoan Hoan tới rồi, ngồi đi." Tiếp theo bà cụ lại nói với con trai: "Trường Vinh, vợ con không tới à, đợi trưa làm mỳ lạnh cho các con ăn."
Diệp Hoan đã sớm quen với thái độ khác biệt của bà nội đối với cô và em trai, nghe lời ngồi sang một bên, ngược lại ông nội nhìn thấy cháu gái thì nói thêm: "Hoan Hoan, ông để dành nho cho các cháu, đợi lát nữa cháu ăn cùng Đông Đông, Nam Nam."
Diệp Hoan biết ông nội không thiên vị quá mức, có đồ ngon đều bảo họ ăn cùng, sẽ không nói lén lút để cho đứa này ăn, không cho đứa kia ăn.
Diệp Hoan ngoan ngoãn gật đầu: "Cảm ơn ông nội. Ông nội, cha cháu rót rượu trắng cho ông rồi." Cô tiết lộ tin tức sớm. Ông nội đối xử tốt với cô, cô cũng phải đối tốt với ông nội một chút mới được, sau này có đồ ngon lén lút cho ông nội ăn.
Lúc rảnh rỗi, ông nội Diệp thích uống vài ly rượu, từ khi thằng hai Diệp Trường Vinh làm việc trên trấn, rượu của ông cụ đều do thằng hai chuẩn bị, mỗi tuần quay về đều mang cho ông cụ một hai cân rượu trắng, đủ cho ông cụ uống một tuần.
Nếu rơi vào ngày âm u, nhà thằng hai không về, thi thoảng ông nội sẽ hết rượu uống.
Rượu ít vui vẻ, rượu nhiều hại cơ thể. Sở dĩ Diệp Trường Vinh không một lần rót quá nhiều rượu cho cha ông chính là sợ cha ông uống nhiều. Diệp Trường Vinh không muốn cha ông trở thành ma men.
Diệp Trường Vinh thấy chỉ có hai ông bà ở nhà, anh cả chị dâu và các cháu đều không có nhà, hỏi: "Anh cả bọn họ đâu?"
"Thôn bên có một nhà sắp kết hôn muốn đóng gia cụ, anh cả con nhận việc, dẫn Tiểu Tuyền đi làm việc cho người ta, chiều mới về. Vợ thằng cả theo Tiểu Liên ra đồng nhổ cỏ rồi."
Bác cả của Diệp Hoan tên Diệp Trường Phúc, lúc ông ấy mười lăm mười sáu tuổi, mang theo lương thực tới nhà cô ở gần huyện sống vài năm, theo dượng học việc mộc ở xưởng đồ gỗ. Ông ấy muốn học việc ở gần nhà nhưng hết cách, xung quanh hễ có người thạo nghề có chút bản lĩnh, người ta chỉ muốn truyền nghề cho con cái nhà mình, không muốn dạy cho người ngoài, cho nên Diệp Trường Phúc chạy tới gần huyện học nghề.
Thời đó lương thực ít ỏi, cha mẹ cũng thắt eo buộc bụng cho con trai đi học cái nghề.
Diệp Trường Phúc đi học nghề, tới Diệp Trường Vinh, gia đình lấy đồ ra để cung cấp cho ông học, khó khăn lắm mới học xong cấp hai, trong nhà cũng không đảm đương nổi nữa, ông ở nhà kiếm điểm công hai năm, đợi mùa trưng binh tới, ông liền báo danh tham quân, ở trong bộ đội nhiều năm, sau đó bị thương giải ngũ về nhà, sắp xếp làm việc ở đồn công an trong trấn.
Từ khi Diệp Trường Vinh đi làm lính, Diệp Trường Phúc ở bên ngoài theo dượng làm việc tạm thời cũng có thể kiếm tiền phụ gia đình, cuộc sống của nhà họ Diệp dần tốt lên. Người được lợi chính là thằng ba Diệp Trường An và cô con gái út Diệp Trường Tĩnh. Trong nhà có tiền, hai người đều lên cấp ba, Diệp Trường An thi vào cao đẳng, Diệp Trường Tĩnh tìm người yêu ở huyện thành, được nhà chồng sắp xếp vào nhà trẻ trong xưởng làm giáo viên.
Ông nội Diệp có ba đứa con trai hai đứa con gái, ngoài bốn người họ, người xếp thứ hai trong nhà họ Diệp là con gái lớn Diệp Trường Ninh. Khi đó bởi vì điều kiện trong nhà không tốt, bà ấy học tiểu học vài năm, sau đó làm việc giúp gia đình, trông em trai em gái.
Nhưng bởi vì con gái gả ra ngoài không xếp thứ tự, cho nên trong cách gọi Diệp Trường Vinh mới là thằng hai.
Nói đi nói lại, Diệp Trường Phúc có một trai một gái, con trai lớn tên Diệp Tuyền, con gái nhỏ tên Diệp Liên.
Trước tết Diệp Tuyền vừa tốt nghiệp cấp hai, không muốn đi học nữa, ở nhà theo cha học nghề. Đặc biệt là sau khi cải cách mở cửa, thị trường linh hoạt, đều không cần anh ấy ra ngoài quảng cáo, xung quanh thường có người tìm Diệp Trường Phúc làm gia cụ cho con trai con gái sắp kết hôn trong nhà.
Việc mộc vốn dĩ làm chậm, một mình Diệp Trường Phúc không làm xuể, lại không muốn dẫn dắt đồ đệ, nên thấy con trai không muốn đi học, ông ấy liền truyền nghề cho con trai, sau này con trai dựa vào nghề này ăn cơm cũng không đói.
Hơn nữa trong nhà còn có đất, cho dù làm ăn không tốt, về nhà làm ruộng cũng không chết đói được. Cho nên sau khi làm nông xong, hai cha con liền nhận việc, ban ngày làm việc ở nhà người khác, trưa người ta lo một bữa cơm, buổi tối về nhà ở, đợi làm xong gia cụ sẽ trả tiền công.
Có nghề mộc này, có thể kiếm tiền hỗ trợ gia đình, trong nhà còn có đất sản xuất lương thực, cuộc sống của nhà thằng cả rất phát đạt, không thua gì vợ chồng thằng hai, thằng ba đi làm lấy lương ổn định, chỉ là mệt hơn đi làm một chút.