Sau khi viện quân của Lưu Cảnh đến Tương Dương, khiến binh lực Tương Dương gia tăng đến bảy vạn, giằng co với cách một con sông với quân Tào. Lưu Cảnh lại hạ lệnh hậu táng Hoàng Hân chết trận, truy phong y làm Dũng liệt tướng quân. Sau một vài ngày, một nghìn hai trăm chiến thuyền của thuỷ quân Giang Lăng cũng đến Hán Thủy, khiến tổng binh lực quân Hán ở Tương Dương gia tăng đến chín vạn người.
Nhưng Tào Tháo không hề hạ lệnh rút quân, vẫn ở lại Phàn Thành và giằng co với quân Hán như trước. Không chỉ có vậy, Tào Tháo còn hạ lệnh cho Tào Thuần dẫn hai vạn kỵ binh đã đến Uyển Thành tiếp tục xuôi về nam, tập trung trọng binh ở bờ bắc Hán Thủy, bày ra thế không đánh không nghỉ.
Mục tiêu chiến lược của Tào Tháo cũng rất rõ ràng, chính là muốn hãm Lưu Cảnh và quân chủ lực quân Hán ở Kinh Châu, khiến quân Hán không có cách nào tiến hành bắc chinh ở tây tuyến, giúp Tuân Du đang bố trí phòng ngự ở tây tuyến tranh thủ thời gian.
Thời gian dần dần trôi qua nửa tháng, thế cục Kinh Châu vẫn ở trạng thái giằng co, quân Tào không có chút dấu hiệu rút quân nào, quân Hán cũng vững vàng giằng co với quân Tào, còn hai vạn quân Giang Đông sớm đã đóng quân ở phía nam Hợp Phì, lại chần chừ không chịu phát động tiến công. Thái độ lá mặt lá trái của Tôn Quyền cũng ngày càng rõ ràng.
Lúc này đã là trung tuần tháng ba, đúng tiết giữa xuân. Giang Bắc, Giang Nam chỗ nào cũng trăm hoa khoe sắc, xuân ý dạt dào, quận Hoài Nam cũng bước vào thời khắc bừng bừng sức sống nhất trong một năm. Quận Hoài Nam nằm ở bờ bắc quận Đan Dương, vốn là khu vực trung tâm của Viên Thuật xưng bá, đô thành Thọ Xuân của Viên Thuật ở mặt bắc của quận Hoài Nam.
Vị trí địa lý của quận Hoài Nam vô cùng trọng yếu, là đầu mối then chốt của Giang Đông bắc tiếp giáp với Trung Nguyên, cũng là lô cốt đầu cầu của Trung Nguyên xuôi nam về Giang Đông, trong đó Hợp Phì là trung tâm. Quân Tào lúc đông nhất ở Hợp Phì đóng quân năm vạn, nhưng vì bạo phát chiến dịch Kinh Châu, binh lực Hợp Phì bị điều đến Kinh Châu, khiến binh lực Hợp Phì chỉ có một vạn người, do Đại tướng Mãn Sùng dẫn đầu.
Buổi trưa hôm nay, một đoàn thuyền gồm năm mươi chiến thuyền một ngàn thạch tổ hợp thành đang xếp hàng chạy nhanh trên mặt hồ mênh mông vô tận. Bầu trời xanh ngắt giống mặt biển rộng lớn yên tĩnh, không có một gợn mây, không khí tươi mát mà ướt át. Dưới ánh mặt trời, đoàn thuyền căng buồm, thuận gió lướt sóng mà đi.
Trên đầu chiếc thuyền lớn đầu tiên, Cam Ninh mặc khôi giáp, tay cầm chuôi kiếm nhìn về phương bắc. Đây là một vạn thuỷ quân Giang Hạ do y dẫn đầu, chia ra ngồi năm mươi chiếc thuyền lớn, xuôi dòng Trường Giang về phía đông. Từ Nhu Tu Khẩu ở thượng Trường Giang tiến vào Nhu Tu thuỷ, một mạch lên phía bắc, sau hai ngày tiến vào hồ Sào, lại từ hồ Sào tiến vào Phì Thuỷ, cuối cùng đến Hợp Phì. Mục tiêu của họ chính là Hợp Phì.
Bên tai của Cam Ninh dường như vẫn còn vang lại lời Lưu Cảnh, “Lần này quân Tào phá được phòng tuyến Hán Thủy ở huyện Nghi Thành, trách nhiệm không phải tại Hưng Bá mà tại Lưu Cảnh ta, hai mươi vạn quân Hán, Kinh Châu lại chỉ có năm vạn, quân tinh nhuệ đều ở Hán Trung, phòng ngự Kinh Châu yếu kém, quân Tào làm sao có thể không thừa cơ mà vào? Cho nên ta sẽ không trách tội thuỷ quân Giang Hạ.”
Cam Ninh khe khẽ thở dài. Tuy Châu Mục không trách y phòng ngự Hán Thủy không hiệu quả, nhưng y cũng tự cảm thấy áp lực rất lớn, hơn nữa lần này hành quân Hợp Phì, nếu y không thể thành công, thật là hổ thẹn với Châu Mục. Cam Ninh biết rõ tầm quan trọng của chuyến hành quân Hợp Phì lần này.
Cho dù thuỷ quân Kinh Châu đã hoàn thành việc phong toả Hán Thủy, quân Tào không thể lại xuống phía nam nhưng do chiến trường ở Kinh Châu, cho dù đối với thế lực quân Hán hay là đối với nông nghiệp, mậu dịch và ổn định lòng dân… của Kinh Châu, đều có ảnh hưởng rất lớn, cuói cùng tổn hại đến lợi ích của Kinh Châu. Có thể nói, quân Tào đóng quân ở Phàn Thành càng lâu, tổn hại về lợi ích đối với Kinh Châu cũng càng lớn.
Từ trên chiến lược có thể thấy, hiện nay trọng tâm quân Hán ở tây tuyến, lực lượng và sự chú ý của Kinh Châu tự nhiên sẽ yếu đi, điều này khiến quân Tào có thể thừa cơ mà vào, phá vỡ chiến lược cân bằng Kinh Châu. Lưu Cảnh đặc biệt lo lắng thời gian kéo dài quá, quân Tào sẽ hình thành sự chiếm lĩnh thực sự đối với Phàn Thành. Như vậy sẽ ép thế lực tiên phong từ phía nam Uyển Thành đến Hán Thủy, uy hiếp đối với Kinh Châu quá lớn, hơn nữa quân Tào lợi dụng bè da dê từ Long Trung vượt sông rút lui thành công, điều này chứng minh Hán Thủy đã không ngăn được quân Tào nữa rồi.
Cho nếu bắt buộc nhanh chóng ép quân Tào rút quân, mà muốn phá vỡ cục diện bế tắc trước mắt của Kinh Châu, chỉ có thể từ đông tuyến tiến hành phá cục, cố tình lá mặt lá trái quân Giang Đông, xuất công không xuất lực, rơi vào đường cùng, Lưu Cảnh chỉ có thể mệnh lệnh Cam Ninh từ xa ngàn dặm đến Hợp Phì, ở ra chiến trường mới ở Hợp Phì.
- Tướng quân, trạm canh gác thuyền của chúng ta đã trở về!
Một tên lính chỉ về nơi xa.
Cam Ninh cũng nhìn thấy rồi, ba chiếc thuyền nhanh chóng chèo từ phía đông hướng về phía đoàn thuyền, trên đầu chiếc thuyền đầu tiên cắm cờ quân Hán, dưới ánh mặt trời nổi bật rõ ràng. Cam Ninh vừa khoát tay:
- Giảm tốc độ chậm lại!
Đoàn thuyền dần dần đi tốc độ chậm lại, không bao lâu, ba chiếc thuyền nhanh đến gần thuyền quân Hán.
Ba chiếc thuyền nhanh này chính là thuyền thám báo đi trước một bước đến liên hệ với quân Giang Đông. Bọn họ đưa tình báo quân Giang Đông đến. Lúc này, Cam Ninh nhìn thấy một vị tướng lĩnh quân Giang Đông dáng người khôi ngô đứng trên chiếc thuyền đầu tiên, đang cười chắp tay thi lễ với mình. Cam Ninh vừa liếc nhìn liền nhận ra, người này chính là Đại tướng quân Giang Đông Lã Mông.
Điều này khiến Cam Ninh có chút kinh ngạc. Lã Mông sao lại đến đây. Y vội vàng nghênh đón, cười đáp lễ:
- Lã tướng quân, đã lâu không gặp!
Lã Mông là phó tướng của chuyến xuất binh Hợp Phì của quân Giang Đông lần này, nhận sự uỷ thác của chủ tướng Hoàng Cái, đến trước để bàn bạc với quân Hán về việc hai quân hiệp đồng tác chiến. Lần này quân Giang Đông xuất binh Hợp Phì, tuy mệnh lệnh của Tôn Quyền là công mà không đánh, là làm một tư thế tiến công nhưng quân đội Giang Đông lại mạnh mẽ chủ trương dùng cơ hội lần này để đoạt lấy Hợp Phì.
Tướng lĩnh quân đội bao gồm Lỗ Túc, Hoàng Cái, Lã Mông, Thái Sử Từ, Lục Tốn, Hàn Đương … đều hy vọng có thể chính thức xuất binh tấn công Hợp Phì, thậm chí bao gồm Trình Phổ trước nay căm thù Kinh Châu cũng hai lần kiến nghị với Tôn Quyền đoạt lấy Hợp Phì, đến nội bộ quan văn cũng xuất hiện phân hoá ý kiến, quan lớn như Trương Hoành, Lã Phạm, Bộ Chất … cũng bắt đầu lên tiếng ủng hộ ý kiến quân đội.
Chính là dưới áp lực của quân đội và bộ phận quan văn, lập trường của Tôn Quyền cuối cùng cũng có chút dao động, hạ lệnh cho Hoàng Cái tuỳ cơ hành động. Mệnh lệnh này vẫn còn rất hàm hồ, đã không đồng ý đánh Hợp Phì, cũng không có nói không cho đánh, kỳ thực cũng là để Hoàng Cái đợi cơ hội, nếu cơ hội thích hợp thì có thể xem xét tiến công Hợp Phì.
Hiện tại, mười ngàn thuỷ quân quân Hán đến không thể nghi ngờ khiến Hoàng Cái nhìn thấy cơ hội, nhưng đồng thời cũng có vài phần nghi hoặc, quân Hán tại sao muốn tiến công Hợp Phì? Nếu sau khi đánh hạ Hợp Phì, chiến lược này phải quy về cho ai tất cả, chính là có chút nghi ngờ, Hoàng Cái bèn cử Lã Mông đến cùng Cam Ninh tiến hành kết nối bàn bạc.
Cam Ninh và Lã Mông hàn huyên vài câu, liền đi vào trong khoang thuyền. Hai người ngồi xuống đối diện, Cam Ninh cười nói:
- Không ngờ Lã tướng quân lại đích thân đến, ta nghĩ nhất định là mang tin tức khiến chúng ta cảm thấy hứng thú đến đây.
Lã Mông vội vàng khom người nói:
- Vì sự tình rất quan trọng, Hoàng Cái tướng quân hy vọng có thể hết sức kết nối với quý quân, nếu có thể, chúng ta hy vọng có thể hiệp đồng tác chiến.
Cam Ninh đương nhiên hiểu rõ mục đích chính thức khi Lã Mông đến đây, hẳn là sự đột nhiên xuất hiện của quân Hán khiến bọn họ nghi ngờ. Bọn họ lo lắng quân Hán cũng tham gia tranh đoạt Hợp Phì. Kỳ thực đây chính là dụng ý xuất binh Hợp Phì của Lưu Cảnh, ép quân Giang Đông chính thức xuất binh Hợp Phì, nếu không dựa vào một vạn thuỷ quân mà muốn chiếm Hợp Phì gần như là không thể.
Cam Ninh thản nhiên cười:
- Vì sự giằng co giữa Tương Dương và quân Tào ảnh hưởng rất lớn đối với Kinh Châu, cho nên chủ công chúng ta hy vọng có thể phá vỡ thế cục ở Hợp Phì, ép Tào Tháo rút quân. Vốn dĩ chỉ hy vọng quân Giang Đông có thể lấy được Hợp Phì, nhưng hơn một tháng rồi, quân Giang Đông trước sau vần không có hành động, tất nhiên chủ công nhà chúng ta cũng thông cảm chỗ khó xử của quân Giang Đông, cho nên chúng ta quyết định vất vả một chút, tự mình nắm lấy Hợp Phì.
Sắc mặt Lã Mông nóng bừng lên, hành động nhỏ của Ngô Hầu người ta thấy rất rõ ràng, khiến trong lòng y hổ thẹn. Lã Mông có chút ngại ngùng nói:
- Chúng ta quả thực có chút khó xử, là vì tiếp tế tiếp viện không đủ, lương thực của quân đội chậm chạp chưa đến, cho nên không có cách nào khỏi phát tiến công Hợp Phì. Bây giờ vấn đề lương thảo đã giải quyết, vừa hay quý quân cũng đến, ý của Hoàng tướng quân là hy vọng hai quân liên hợp tác chiến, đánh lấy Hợp Quỳ. Không biết ý Cam tướng quân thế nào?
Đây cũng không phải là quyết định tuỳ tiện của Lã Mông, mà là ý của Hoàng Cái, mấu chốt là Ngô công đã thoải mái hơn, Hoàng Cái bèn quyết định liên hợp với quân Hán tiến công Hợp Phì, không thể nhường Hợp Phì cho quân Hán. Cam Ninh chính là đang đợi câu nói này của Lã Mông. Y giả lả cười nói:
- Chúng ta đương nhiên chấp nhận bắt tay tác chiến với quân Giang Đông, chỉ là Hoàng tướng quân có thể quyết định không? Có cần bẩm báo trước với Ngô Hầu không?
Lã Mông lắc lắc đầu, nghiêm nghị nói:
- Việc tiến công Hợp Phì, Hoàng tướng quân có thể quyết định, nếu Cam tướng quân cho rằng cần bàn bạc chi tiết, có thể đợi Hoàng tướng quân đến.
- Không cần, ta có một cách, chúng ta không ngại nói một chút.
Cam Ninh quay người dặn dò thân binh ngoài cửa:
- Mang bản đồ đến đây cho ta!
Quân Giang Đông đóng quân cách Hợp Phì khoảng năm mươi dặm, cách hồ Sào chỉ có vài dặm, quân doanh chiếm mấy trăm mẫu đất, dùng bùn đất và gỗ đầm, tường cao lớn mà chắc chắn, từng dãy lều trại sắp hàng chỉnh tề, tổng cộng có hai vạn quân đóng.
Quân Giang Đông đóng quân ở đấy đã gần một tháng, nhưng bọn họ vẫn không phát động tiến công với thành Hợp Phì. Đồng thời, Tào Tháo cũng không phát động tiến công bọn họ. Hai bên giống như hẹn ngầm với nhau, không thăm dò đối phương.
Giữa trưa, Lã Mông kịp quay về quân doanh. Y trực tiếp đến đại trướng của Hoàng Cái. Lúc này Hoàng Cái đang trầm tư nghĩ kế chiếm lấy Hợp Phì trước bản đồ. Đây là lần thứ hai quân Giang Đông tiến công Hợp Phì. Lần đầu là lúc đại chiến Xích Bích, Tôn Quyền nhân cơ hội quân chủ lực Tào bị kiềm chế ở Xích Bích, phát động chiến dịch đối với Hợp Phì, đáng tiếc trúng kế hư binh của quân Tào, vội vã rút quân.
Còn lần này, Tôn Quyền cũng không có ý tưởng thực sự muốn tiến công Hợp Phì, chỉ là muốn tỏ vẻ. Điều này khiến Hoàng Cái vô cùng thất vọng, chỉ là ông ta không cam tâm, liên tiếp dâng thư cho Tôn Quyền. Dưới sự nỗ lực của các quan lớn khác, Tôn Quyền cuối cùng đồng ý cho ông ta có thể tuỳ cơ hành động.
Hiện nay quân Hán tiến công Hợp Phì, Hoàng Cái cho rằng chính là cơ hội. Nếu thực sự bị quân Hán chiếm lấy Hợp Phì, quân Giang Đông sẽ chịu tổn thất chiến lược nặng nề, bất luận thế nào, Hoàng Cái quyết không thể cho phép Kinh Châu chiếm lấy Hợp Phì. Đương nhiên, ông sẽ không hợp tác với quân Tào, ngăn chặm quân Hán hành động, mà sẽ cướp lấy trước khi quân Hán công chiếm Hợp Phì.
Ít nhất như vậy ông có thể tìm được lý do báo cáo với Tôn Quyền. Lúc này đối với Hoàng Cái một lòng muốn chiếm Hợp Phì mà nói, không nghi ngờ là một việc khiến người ta phấn chấn.
Lúc này, bên ngoài trướng có binh lính bẩm báo:
- Khởi bẩm tướng quân, Lã Giáo Uý đã về!
- Mau cho hắn vào!
Lã Mông bước nhanh vào đại trướng, khom người nói:
- Bỉ chức may mắn không làm nhục mệnh, lấy được tin tốt rồi.
- Tử Minh ngồi xuống nói đi.
Lã Mông ngồi xuống, rồi mới cười nói:
- Ta gặp được Cam Ninh. Y quả thực là đi tấn công Hợp Phì. Sau khi chúng ta song phương bàn bạc, Cam Ninh đồng ý hai bên tác chiến, cùng đánh hạ Hợp Phì.