Đây là một yến tiệc riêng, địa điểm vẫn như cũ tổ chức trên thuyền hoa trên dòng sông Lưu Tinh, chiếc thuyền hoa này đặc biệt thanh nhã, không hề có cảm giác khoa trương như chiêu bài của Hồng Tụ. Lúc này trên sông không mưa không mây, sóng nước nhẹ nhàng, xa xa có thể nghe thấy tiếng cười trong trẻo vang đâu đó, cảm thấy Nhị hoàng tử chuẩn bị thuyền hoa này như chốn tiên cảnh.
Phạm Nhàn cùng Tĩnh vương Thế tử Lý Hoằng cười nói đi tới bên hồ, có thị vệ đi sau, hai người đưa tay nhường nhau lại nhường nhau bước lên thuyền hoa. Mặt hắn cười nhưng lòng hắn thì lại thở dài, vị hoàng tử này xem ra là một người thực sự thanh nhã, chỉ không hiểu sao lại không cam lòng làm một Hoàng tử đi, lại đi chui vào một đống rắc rối ở Khánh quốc.
Bước lên tấm gỗ nối, Phạm Nhàn vừa lên tới mạn thuyền, chợt nghe từ trong hoa tuyền có tiếng cầm huyền réo rắt, cũng không có đoạn mở đầu, chỉ có tĩnh tâm chân thành, khúc nhạc vang lên.
“Vừa bước lên thuyền rời non xanh nước biếc, đã sớm tới hàn xá trúc lam. Hoa trên đường khẽ mở, máng rượu đầu thôn, ngượng ngùng khẽ chảy. Say rồi trẻ khuyên ta làm sao, chỉ biết hoa cúc cắm đầy lên tóc trắng.” (1)
Nhếch khóe môi mỉm cười, Phạm Nhàn cùng Lý Hoằng Thành sóng vai đi vào, nghe lời ca trong như nước, càng hiếu kỳ vị Nhị hoàng tử này là người như thế nào.
Bức rèm che được vén lên, trước mắt chỉ thấy một thanh niên mặc thanh sắc trù sam đang ngồi trên ghế với một tư thế rất kỳ quái, đầu hơi nghiêng, hai mắt lim dim, mặt đầy một vẻ thỏa mãn, nghiêng tai nghe tiếng ngâm của nàng ca kỹ trong góc phòng kia.
Không hỏi cũng biết, vị thanh niên này hiển nhiên là đứa con trai của Hoàng thượng và Thục quý phi- Nhị hoàng tử.
Tư thế ngồi của Nhị hoàng tử quả thực rất lạ, chính xác là nửa ngổi xổm trên ghế, rất giống một lão nông phu ngồi nghỉ trên ruộng đồng, áo sam xanh rơi giữa hai chân, nhưng thực kỳ lạ, chính là vẻ say sưa của Ngài, ngũ quan thanh tú, cả thân hình đều khoe ra. Đúng là một loại cảm thụ thanh nhã an nhàn, dường như những mệt mỏi trước đây đều quên hết, cả thế gian xung quanh chỉ còn là tiếng nhạc lời ca.
Vừa thấy Nhị hoàng tử, Phạm Nhàn đã có một ấn tượng, người này có cảm giác thật quen thuộc. Ý niệm thứ hai trong đầu hắn là người này có vẻ rất lười biếng, mệt mỏi. Ý niệm thứ ba la người này tâm cơ rất sâu. Hắn tin tưởng vào khả năng nhìn người mà đánh giá của mình, nhưng lúc này thì tình cảnh lại hơi xấu hổ, liếc mắt nhìn Thế tử Lý Hoằng từ lúc nào đã tự lấy ghế an tĩnh ngồi xuống, mà mình thì vẫn đứng giữa phòng, nhìn vị Nhị hoàng tử kia không biết nên hành lễ thế nào.
Đối phương dường như chỉ chú tâm vào nghe nhạc, quên đi khách nhân của chính mình. Đương nhiên, xét về thân phận, hắn phải chờ, cũng là điều hiển nhiên.
Nàng ca kỹ kia sau cùng cũng đã đàn hát xong một khúc ngân nga, nhẹ nhàng nghiêng mình thi lễ với ba người trong sảnh, lặng lẽ lui xuống.
Vị Nhị hoàng tử đang ngồi xổm trên ghế kia dường như vẫn đang đắm chìm trong tiếng đàn tiếng hát, một lúc lâu hồn chưa về với xác. Vẫn lim dim hai mắt, tay phải chậm chậm giơ lên vuốt vuốt mấy quả nho bên cạnh, nhón hai ngón tay nâng một chùm nho lên, như trẻ con ngẩng đầu lên, mở miệng, nhe răng, từ tốn cắn lấy một quả nho xanh nõn, nhai hai ba cái, ngon lành nuốt xuống, như thể chỉ chuyện ăn nho thôi cũng là một phen hưởng thụ tuyệt vời.
Phạm Nhàn không vội lên tiếng, mỉm cười nhìn vị Nhị hoàng tử này, hai mắt tuy trầm tĩnh, nhưng cũng không bỏ qua bất kỳ hành động mờ ám nào của đối phương. Đến tột cùng thì ngài là người như thế nào?
…
Một lát sau, Nhị hoàng tử thở dài, để chùm nho trong tay về chiếc đĩa trên bàn, giờ mới từ tử mở hai mắt. Dường như ngài vừa mới biết khách nhân của mình mời đã vào tới trong thuyền, hai mắt sáng lên một ánh cười tinh tế, khóe môi hơi cong thành một nụ cười có chút ngượng ngùng.
Trong đầu Phạm Nhàn khẽ động, cái cảm giác quen thuộc này càng ngày càng rõ.
Thế tử Lý Hoằng Thành lúc này đã ngồi yên vị bên cạnh, tủm tỉm uống trà không nói giúp Phạm Nhàn lời nào. Phạm Nhàn cũng chỉ đành cười ôn hòa, ôm quyền thi lễ với Nhị hoàng tử:
-Hoàng tử ở trên, chưa làm lễ, không dám ngồi.
Nhị hoàng tử mỉm cười nhìn hắn:
-Ta chưa từng đón ngươi, ngươi cũng không cần kính ra.
Phạm Nhàn cười:
-Nhị điện hạ không cần đón thần, thần vẫn phải kính điện hạ.
Nhị hoàng tử cười lắc đầu, tay phải tùy ý chùi ít nước nho dính trên tấm thanh sam:
-Trên thuyền này chỉ có ta và Hoằng Thành hai huynh đệ, ngươi lại còn là em rể của ta, đâu cần nói đến điện hạ thần tử.
Phạm Nhàn ha hả cười, chắp tay, cũng không ai nói thêm lời nào, tự bắt chước Lý Hoằng Thành kiếm ghế mà ngồi. Nếu vị Nhị hoàng tử này thích cái cảm giác danh sĩ này, mình tuy không rõ lắm, nhưng ngồi kiệu thì cũng ngồi nhiều rồi.
Thật ra mấy câu đối thoại trước của hai người cũng không có ý tứ gì sâu sắc, nhưng Phạm Nhàn cảm thấy rất kỳ lạ, bởi vì lời nói của Nhị hoàng tử rất thong thả, hơn nữa mỗi lần mở miệng tiết tấu lại luôn chậm hơn người bình thường nửa nhịp, nên mới nói, dù sao vẫn luôn gây cho đối phương chút cảm giác lạ lẫm. Phạm Nhàn lại cảng cảm thấy thú vị hơn,hắn càng thấy vị hoàng tử này quen quen, cảm giác này rất tự nhiên mà đến, hắn khẳng định không phải là vì quan hệ với Uyển Nhi.
-Thuyền hoa này là ta làm, ngươi thấy thế nào?
Nhị hoàng tử có vẻ hơi nóng ruột muốn biết cảm nhận của Phạm Nhàn về thuyền hoa này. Hắn cười khổ một chút, lúc này mới đưa mắt quan sát một vài sắp đặt trong thuyền, nhận thấy mặc dù là thanh bồn trong góc hay là thi họa trên tường, thuyền hoa này thật không giống một chiếc thuyền hoa thông thường, mà giống một thư phòng hơn. Hắn lắc đầu cười:
-Điện hạ, thuyền hoa thanh tĩnh, thật không hợp với chữ “hoa”
Nhị hoàng tử cười nhạt, ngẩng đầu nhìn hắn một cái:
-Thanh tĩnh là tốt.
Phạm Nhàn bỗng nghĩ nói chuyện kiểu này thực sự vừa chán vừa khó, đang sắp đưa mắt cầu cứu người quen Lý Hoằng Thành, đột nhiên nghe thấy tiếng Tĩnh vương thế tử:
-Hai người có thể đừng có nói chuyên kiểu này nữa được không?
Lý Hoằng Thành cười xòa.
Nhị hoàng tử cười ha hả, nói với Phạm Nhàn:
-Nhìn thấy chưa? Đừng tưởng những người hoàng tộc chúng ta là nhàm chán. Hơn nữa giờ ngươi đã kết hôn với với Uyển Nhi, coi như người một nhà. Sau này nên đi lại nhiều hơn mới phải.
Lý Hoằng Thành trêu:
-Chúng ta là chỉ là vương, còn người đường đường là Nhị hoàng tử lại đi đứng lên, rất nguy hiểm.
Ba người đều biết đáng nói đây là nói về chuyện mấy tháng trước Phạm Nhàn trên đường tới tiệc chiêu đãi của Nhị hoàng tử ở chợ Ngưu Lan bị thích khách Bắc Tề ám sát. Ba người liếc nhau, nghĩ đến chuyện mấy tháng trước mấy tháng sau, không khỏi cảm thấy hơi khó hiểu, không hẹn mà cùng nhau mỉm cười.
Một tiếng cười, khoảng cách cũng có thể vượt qua. Phạm Nhàn cười khổ:
-Nhị điện hạ tuy không đãi Hồng Môn Yến, nhưng muốn ăn được cũng phải trả giá nguy hiểm, thực đáng sợ.
Nhị hoàng tử và Lý Hoằng Thành nghe đến ba tiếng Hồng Môn Yến đều cảm thấy nao nao, nhưng lại che giấu rất tốt. Bọn họ tất nhiên chưa từng nghe qua điển cố này, nhưng ngại thân phận vương tôn cao quý cũng không mở miệng hỏi. Nhị hoàng tử mỉm cười:
-Đừng gọi điện hạ nữa, theo Uyển Nhi gọi nhị ca đi.
Ngoài mặt Phạm Nhàn vẫn không đổi, nhưng trong bụng thì cảm thấy hơi phiền phức – cái quan hệ này có hơi gần gũi quá….dường như hơi có vấn đề. Có vẻ đoán được hắn đang lo lắng cái gì, Nhị hoàng tử buông thõng hai tay về phía trước, vẫn giư cái tư thế ngồi chồm hỗm, cười:
-Mọi việc không cần quá mức cẩn thận. Uyển Nhi thực sự là bảo khố trong cung, ngươi phải nhớ, ngươi hôm nay có một vị đại ca còn đang cưỡi ngựa nơi biên thùy, nhị ca ta vẫn ở trong biệt thự Hàn Lâm viện, còn Thái tử tam ca, ngươi nên thân thiết hơn mới phải. Có nhiều người thân, lẽ nào ngươi lại phiền nào?
Phạm Nhàn cười nghĩ thầm mấy người thân hoàng tộc này đương nhiên là đại phiền não.
-Với thân phận của thần, nếu không gọi người là điện hạ, thực cảm thấy có phần thất lễ.
Nhị hoàng tử cười khổ:
-Về nhà hỏi Uyển Nhi, nàng gọi ta thế nào?
…
Nói chuyện một hồi, trên bàn đã bày ra một vài đồ điểm tâm tinh tế, Phạm Nhàn ăn ít nhưng rất hài lòng. Hắn từ lâu đã vạch ra kế sách, cho nên hiểu rõ, buông lỏng tâm trí, bên bàn ba người thoải mái chuyện trò, chuyện trong kinh, chuyện các bậc tiền bối đi trước, cũng thật vui vẻ.
Vị Nhị hoàng tử này quả nhiên đã thấm đẫm ảnh hưởng của Thục quý phi, đói với văn chương nghiên cứu hiểu rõ, cùng Phạm Nhàn xướng văn khá tương đắc. Lý Hoằng Thành ở bên cạnh lại nói về chuyện son phấn hương hoa, không thiếu được còn muốn nhắc tới Ti Nam bá tước Phạm Kiến đại nhân năm đó với chiến tích huy hoàng. Đàn ông nói chuyện với nhau, Nhị hoàng tử tuy không tiện tiếp lời Phạm Nhàn, nhưng bầu không khí cũng trở nên thoải mãi dễ chịu hơn. Phạm Nhàn cũng một mặt giấu dốt, chỉ kể chuyện ở Đạm Châu và một số chuyện nghe hóng bên đường.
Tiệc cơm cũng tàn, Nhị hoàng tử và Phạm Nhàn dễ chịu thỏa mãn mỉm cười cáo biệt.
Nhị hoàng tử cũng không đưa tiễn, vẫn cứ ngồi xổm trên cái ghế kia, cũng hơn nửa thời gian, ngài vẫn cứ ngồi nguyên như thế, nhìn bóng lưng Phạm Nhàn và Lý Hoằng Thành biến mất sau cửa thuyền hoa, lại nhẹ giọng thở dài.
-Điện hạ thấy vị tiểu Phạm đại nhân này thế nào?
Người môn hạ tin cẩn của Nhị hoàng tử hỏi.
Ngài mỉm cười:
-Cậu em rể này quá mức cẩn thận rồi, nào có nửa điểm cuồng túng kiêu ngạo của người Khánh quốc được dưỡng thành trong mười năm chứ. Nói thật, ta hoài nghi tiểu Phạm phát cuồng làm thơ điên trong tiệc yến đêm đó liệu có đúng là người mà ta thấy hôm nay không nữa.
Nói rồi, theo thói quen ngài lại cúi đầu, quàng tay sang một bên nhón một cành nho. Người môn hạ vừa thấy biết ngay Nhị điện hạ đang suy xét một vài vấn đề quốc gia đại sự, không dám quấy rầy, không một tiếng động nhanh chóng lui ra.
Một lúc lâu sau, Nhị hoàng tử mới chậm rãi ngẩng đầu lên, hai mắt mơ màng, thực ra ngài nào có suy nghĩ việc quốc gia đại sự gì, chỉ đang tự hỏi lúc đó Phạm Nhàn nói đến “Hồng Môn Yến”… Từ nhỏ ngài theo mẫu thân đọc hết kinh điển, nhưng không có nhớ điển cố gì liên quan đến Hồng Môn Yến.
-Muội phu quả nhiên học thức uyên bác. Xem ra khi về phải tra cứu lại.
Nhe hàm răng trắng nõn, ngài cắn lấy một quả nho, nước nho khẽ trào ra quanh mép, thực ngon ngọt không gì sánh được.
(1): Nguyên khúc: Trầm Túy Đông Phong của Lô Chí.
Lô Chí (1242 -1314) tự Xử Đạo, một chữ Tân Lão, hiệu Sơ Trai còn có hiệu là Khao Ông. Danh tiến sĩ năm 1268, nhậm chức Liêm Phỏng sứ, hàn lâm học sĩ. Thi văn cùng Lưu Nhân, Diêu Toại tề danh, thế nhân xưng “Lưu Lô” “Diêu Lô”