-Tả cảnh thu, làm thơ tiễn biệt, đơn giản mà sâu sắc, có thể cho là thơ hay. Đây có phải là thơ của Đàm Hữu Hạ?
Vương Vi thản nhiên nói:
-Đúng là thơ của Đàm Hữu Hạ mà Giới Tử tướng công không xem ra gì.
Trương Nguyên nói:
-Đâu dám không xem ra gì, ta chỉ là tham vọng viễn vông, bình luận thơ Chung, Đàm trong khoảng ba nghìn năm trở lại đây mà thôi.
Vương Vi nói:
-Vậy mời Giới Tử tướng công hãy thử bình luận thơ của Chung, Đàm đời sau sẽ có địa vị như thế nào?
Trương Nguyên đáp:
-Được cho là một trường phái, cũng được lưu danh sử sách, chỉ là thơ của Chung Bá Kính lấy việc ham muốn hàng ngày làm giãn viễn nhưng lại trở nên cùng quẫn. Đàm Hữu Hạ theo đuổi giãn tuấn thâm hậu, từ ngữ rất tài tình, dưới Công An Tam Viên, vì thế không khỏi thể hiện sự chua chát bần cùng, hơn nữa lại quá yêu cầu sự hiểm hóc đến nỗi câu chữ cũng bị câm, văn chương vụn vặt.
Đây là lời bình của Tiền Chung Thư đối với Đàm Nguyên Xuân và Chung Tinh trong “Đàm nghệ lục”. Trương Nguyên đã từng đọc qua lời bình về “Đàm nghệ lục” của Chu Chấn Phủ, và vẫn còn khắc sâu trong trí nhớ. Vương Vi im lặng, suy nghĩ về thơ Chung, Đàm, đích thực là có căn bệnh như thế nhưng lại nói:
-Giới Tử tướng công tuy nói rất có lý nhưng có hơi nghiêm trọng một chút, Lý, Đỗ, Âu, Tô, ba nghìn năm cũng có được mấy người?
Trương Nguyên cười nói:
-Nói cũng đúng?
Thầm nghĩ:
“Chuyện này cũng không thể trách ta được, “Đàm nghệ lục” là tác phẩm nghiên cứu từ trước của Tiền tiên sinh. Lúc đó Tiền tiên sinh tài khí bay cao, phân tích rõ ràng linh hoạt, sắc bén, bộc lộ tài năng, so với sự hùng hồn tiên phong, bác đại uyên thâm của “Quản trùy biên” đời sau có phần không giống. Ừ, “Đàm nghệ lục” là Tiền tiên sinh viết tại Cô đảo ở Thượng Hải thời kháng chiến, “Quản trùy biên” sáng tác trong cuộc cách mạng đại văn hóa, đều là những thời điểm gian nan cực khổ nhất, chuyện này chắc chắn cũng đã bị một số người coi khinh, không cầm nổi thương đao, không ra sức lên án mà lại viết những thứ đó thì có tác dụng gì chứ? Cũng giống như ta biết rõ ba mươi năm sau phải nước mất nhà tan, hoàng hôn hôm nay lại luận thơ cùng với danh kỹ Tần Hoài là Vương Tu Vi, danh gia trà đạo Mẫn Vấn Thủy phòng kế bên đang tao nhã pha trà, bầu không khí rất thanh thản, phong nguyệt vô biên, với một số người có lẽ cho ta là không biết sống chết, không phải là tội ác tày đình sao, lúc nào ta cũng phải lẩm bẩm việc cứu quốc sao?”
Mẫn Vấn Thủy nhanh chóng bưng trà ra, châm cho Trương Đại, Trương Nguyên, Vương Vi mỗi người một chén. Vương Vi uống trà mà không nói gì, Trương Nguyên vị giác nơi đầu lưỡi không tốt cho lắm, chỉ cần trà không quá dở thì đối với hắn đều như nhau cả. Trời đã tối, Mẫn Tử Trường đem một chiếc đèn lưu ly đến. Trương Đại quan sát chén trà dưới ánh đèn, màu sắc nhạt như nước, nhưng hương thơm lại rất mê hoặc. Trương Đại tán dương, hỏi Mẫn Vấn Thủy:
-Vấn lão, trà này là trà gì ạ?
Mẫn Vấn Thủy chậm rãi đáp:
-Lãng Uyển trà.
Vương Vi nheo mắt mỉm cười. Trương Nguyên nhìn thấy cũng rất vui, ừ, xem kịch vui. Trương Đại có chút ngạc nhiên, cũng cẩn thận nhấp từng ngụm trà, cười nói:
-Vấn lão trêu tiểu sinh rồi, trà này là cách pha chế của Lãng Uyển Trà nhưng vị lại không phải.
Mẫn Vấn Thủy nhướng đôi lông mày màu trắng lên tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi lập tức giấu nụ cười lại hỏi:
-Vậy Trương tướng công nói trà này được xuất xứ từ đâu?
Trương Đại lại hớp một ngụm trà, nói:
-Rất giống La Giới trà.
Mẫn Vấn Thủy chậc lưỡi:
-Kỳ, kỳ.
Trương Đại lại hỏi:
-Nước này là nước ở đâu?
Mẫn Vấn Thủy trả lời:
-Huệ Tuyền.
Trương Đại cười nói:
-Vấn lão lại lừa tiểu sinh rồi, Huệ tuyền ở xa tận Vô Tích, vận chuyển mấy trăm dặm sao có thể còn tươi mát như thế.
Mẫn Vấn Thủy đối với Trương Đại kính nể hẳn lên, nói:
-Thực không dám giấu, lấy nước Huệ Tuyền, đầu tiên cần phải đào giếng, nửa đêm tân tuyền đến rồi múc nước lên, lấy đá đặt dưới đáy hủ, mượn gió mà chuyển nước đi, không dùng sức người chỉ thuận theo tự nhiên, từ Vô Tích đến Kim Lăng mất khoảng hơn hai mươi ngày, nước ngọt như mới múc lên vậy.
Trương Đại tán thưởng:
-Vấn lão thật có tâm, Vấn lão thật có tâm.
Nói đến nước và trà nổi tiếng Giang Nam, Mẫn Vấn Thủy nói:
-Ở quê của Trương công tử cũng có trà ngon nước ngọt, Long Tĩnh, Nhật Chú, Cố Chử đều là danh phẩm. Năm trước ta đã đến Sơn Âm, lấy nước Hễ Tuyền ở ngọn núi phía sau Ban Trúc Am để nấu Tùng La trà, thật tuyệt diệu.
Trương Đại nghe Mẫn Vấn Thủy nhắc đến Hễ Tuyền ở quê mình thì vô cùng đau đớn nói:
-Vấn lão không biết một điều là Hễ Tuyền đã chết rồi.
Mẫn Vấn Thủy ngạc nhiên hỏi nguyên do. Thì ra là thân sĩ hai huyện Sơn Âm và Hội Kê thường cho nô bộc đến Hễ Tuyền lấy nước, những nô bộc đó liền đến quấy rầy Ban Trúc Am, đòi tăng nhân cho rượu thịt, không cho liền đánh người, tăng nhân vì thế rất khổ sở, không cách nào giải thoát bèn trách tội Hễ Tuyền, lấy trúc hư thối dìm xuống suối nước, lại quyết định cho nước trong kênh và suối nguồn hợp lại với nhau, làm cho nước suối không thể nào dùng được nữa.
Không ai đến lấy nước, tăng nhân có được sự yên tĩnh, suối nước nổi tiếng đầu tiên của Thiệu Hưng cứ như thế mà bị hủy hoại. Mẫn Vấn Thủy than ngắn thở dài, bây giờ thì toàn bộ khúc mắc của ông đối với Trương Đại đã không còn nữa mà mời Trương Đại vào nhã thất. Trương Nguyên và Vương Vi cũng theo vào. Vương Vi nói nhỏ với Trương Nguyên:
-Tông Tử tướng công đánh giá rất tốt, Vấn lão trước kiêu ngạo sau liền kính nể.
Trương Nguyên cười, bước vào nhã thất nhưng nhìn thấy rất gọn gàng sạch sẽ, trên bàn trà bày la liệt những ấm trà Kinh Khê, hơn mười loại âu bằng gốm Thành Tuyên, tất cả đều rất tinh tuyệt. Mẫn Vấn Thủy rất nhanh đã pha xong một ấm trà, đặc biệt rót cho Trương Đại, nói:
-Trương công tử thử cái này đi.
Trương Đại trước tiên là nhìn sắc trà, sau đó mới thưởng thức hương vị trà, nói:
-Hương rất nồng, vị rất đậm đà, đây có thể gọi là xuân trà còn hủ trà lúc nãy là thu trà.
Mẫn Vấn Thủy cười lớn:
-Lão hủ tuổi đã năm mươi, kinh nghiệm cũng nhiều, những người thưởng thức đánh giá không ai bằng Trương công tử đây.
Nhanh chóng liền trở thành bạn vong niên.
Trương Đại và Trương Nguyên ở lại dùng bữa tối với Mẫn Vấn Thủy. Vương Vi cáo từ ra về, Mẫn Vấn Thủy cũng không giữ nàng lại. Vương Vi dắt theo Tiết Đồng ra cửa, quay đầu lại nói với Trương Nguyên:
-Giới Tử tướng công tiễn ta lên thuyền có được không?
Trương Nguyên hơi chần chừ do dự. Trương Đại liền ở phía sau đẩy hắn một cái, cười nói:
-Mau đi đi.
Trương Nguyên cười đi ra cửa. Vương Vi thả bước chậm rãi, để Trương Nguyên đi phía trước, nàng đi theo sau, chậm rãi thả bộ dọc sông Tần Hoài. Ánh trăng hình móc câu đã nhô lên từ sớm, sông Tần Hoài dưới cảnh sắc ban đêm vẽ ra một bức tranh tiêu cổ, trên thuyền treo những chiếc đèn hình sừng dê như liên châu, thủy lầu hai bên bờ sông, trên sông lưa thưa những ngôi nhà với lan can đỏ thắm, rèm trúc mũ ô sa, hương hoa nhài nồng nàn thoảng trong gió. Hai người cũng không nói lời nào, chỉ là lúc sắp lên thuyền ở Đào Diệp Độ, Vương Vi khẽ cười nói:
-Ba vị Trương tướng công đều có kỳ tài, khả năng bình phẩm trà đạo của Tông Tử tướng công không ai sánh kịp, sự hiểu biết thơ phú của Giới Tử tướng công khiến người khác phải khâm phục, có thể kết bạn với ba vị tướng công là vinh hạnh của Vương Vi.
Trương Nguyên có ý cười nói:
-Quá khen, Tu Vu cô nương không coi thường ta là tốt rồi.
Vương Vi đỏ mặt nói:
-Giới Tử tướng công vẫn còn giận tiểu nữ hôm ở hồ Huyền Vũ đã thất lễ sao, muốn Vương Vi phải nhận lỗi như thế nào mới chịu hết giận đây?
Trương Nguyên nói:
-Ta kết giao với nội quan, luôn bị một số người phỉ nhổ.
Vương Vi chần chừ một lúc rồi nói:
-Quân tử thích nói, Khổng Tước thích lông, Giới Tử tướng công vừa có chí lớn thì nên yêu quý danh dự mới đúng.
Trương Nguyên hỏi:
-Cô nương vẫn cứ cho rằng ta không nên qua lại quá thân mật với thái giám đúng không?
Vương Vi do dự một chút rồi gật đầu nói:
-Đúng vậy, kết giao với nội quan hoặc là có lợi gần, xa là tổn hại thanh danh.
Vương Vi chịu nói thẳng vẫn là có dũng khí hơn, bởi vì lần này nàng chính là Trương Nguyên thông qua Hình thái giám mới hóa giải được nguy nan lần này. Nếu Trương Nguyên lấy chuyện này châm biếm lại thì nàng sẽ rất khó mà cản được, sẽ bị tổn thương. Sở dĩ nàng bộc lộ sự yếu đuối của bản thân cho Trương Nguyên thấy, là bởi vì nàng tin tưởng Trương Nguyên, nàng muốn nói ra suy nghĩ thật sự của mình, không lấy việc bản thân từng nhận được lợi ích mà thay đổi lập trường. Trương Nguyên đương nhiên hiểu rõ thiện ý của Vương Vi, hắn cũng không muốn để Tiêu lão sư biết nguyên nhân hắn và Hình thái giám qua lại với nhau. Bây giờ hắn vẫn còn nhỏ, chưa từng thâm nhập vào chốn quan trường, chưa từng bước vào vòng danh dự sĩ lâm, hậu quả của việc kết giao với nội quan gây nên sự tổn hại thanh danh vẫn không thể hiện, nhưng hắn nhất định phải bước vào con đường làm quan. Mâu thuẫn giữa Đông Lâm và nội quan sớm muộn gì cũng sẽ bùng nổ, hắn muốn mọi chuyện đều suôn sẻ, làm cho dây lò xo được thăng bằng sẽ ngày càng khó khăn hơn. Nghĩ đến đây, Trương Nguyên bùi ngùi thở dài:
- Bất tri ngã giả vị ngã hà cầu, tri ngã giả(*), ài, vẫn chưa có.
(*): Người không hiểu ta, cho rằng ta có đòi hỏi gì. Người hiểu ta…
Vương Vi im lặng, trong bóng đêm hai mắt sáng như sao, một lúc lâu sau mới nói:
-Giới Tử tướng công cũng mới có mười bảy tuổi, lúc này sao lại khiến người khác cảm thấy tang thương đến thế? Thật sự rất muốn tìm hiểu Giới Tử tướng công nhiều hơn nữa.