- Lý huynh, kính người thì người kính, xin hãy tự trọng.
Các vị khách quý không khỏi coi thường Lý Chí, trường hợp trang trọng thế này, làm trò hề chỉ biến mình thánh trò cười.
- Ta chẳng dám bất kính với Vương huynh.
Lý Chí vẫn làm ra vẻ uể oải:
- Nhưng con người ta có một cái bệnh, nghe tiên sinh đọc sách là buồn ngủ. Những lời vừa rồi của huynh đều đúng, Xương Lê tiên sinh được coi là nửa thánh nhân, ta làm sao dám nói ông ấy sai.
Vương Thế Trinh lòng trầm xuống, ngạo khí mất hết, những lời của hắn đúng là dùng (Nguyên Đạo) của Xương Lê tiên sinh, chỉ thay bằng từ ngữ mới, ai ngờ Lý Chí nghe ra.
Hắn không biến Lý Chí là "thiên vương phụ đạo ", là chuyên gia may vá, lời lẽ chắp vá này sao chẳng nghe ra?
May là Vương Thế Trinh cũng không hề xem thường cao thủ thiên hạ, sớm chuẩn bị lời lẽ chặt họng:
- Xương Lê tiên sinh là tiên triết thánh nhân, lời ông ấy tất nhiên không sai, ta học theo là đương nhiên.
- Chỉ là ta có chuyện không hiểu.
Ánh mắt Lý Chí dần trở nên sắc bén:
- Nếu theo ý của Vương huynh, người thiên hạ đều hiếu thuận với quân vương, vậy Tần Hán Đường Tống Nguyên tại sao lại diệt vong, chẳng lẽ người trong thiên hạ cứ cách vài trăm năm lại điên lên giết cha sao?
- Sai, Mạnh Tử đã nói, hết loạn tới bình, loạn bình tuần hoàn là thiên đạo. Tới loạn thế lễ nhạc phá hỏng, cương thương sa sút, trung hiếu suy đồi! Thần không coi quân là phụ, chuyển sang dùng trên khắc dưới sinh ra thay thời đồi đại.
Vương Thế Trinh ung dung ứng phó.
- Nếu lời Mạnh Tử là đúng, không biết vì sao sau Tam Đại lại có loạn mà không có bình.
Lý Chí gằn giọng:
- Ta đọc sử thư phát hiện, từ sau năm Chu Kinh Vương thứ tư, tới nay có thể tính là yên bình thịnh thế cộng lại không quá trăm năm. Có thể nói từ xưa tới nay thiên hạ rất khó có thái bình thực sự, thi thoảng có thịnh thế chỉ là thoáng qua. Sau Tam Đại, nói đều trong loạn cũng không phải quá? Xin hỏi sao có thể nói hết loạn tới bình?
Vương Thế Trinh cứng họng, hắn chỉ là văn nhân ưu tú, không phải người giỏi biện luận, nếu đào sâu vấn đề không phải là đối thủ của Lý Chí. Nhưng hắn sao chịu thua, dùng kỹ sao hỏi:
- Rốt cuộc Lý huynh muốn nói gì?
Khi không ứng phó được thì đá quả bóng về cho đối phương, một là có thêm thời gian suy nghĩ, hai là đối phương nói nhiều sai nhiều.
- Vương huynh không hiểu thì ta giải thích cho mà nghe.
Lý Chí cười nhạt:
- Ta đồng ý với lời của Xương Lê tiên sinh, nhưng không đồng ý với lời của huynh. Xương Lê tiên sinh nói, vua vì thiên hạ phục vụ, cho nên thiên hạ phải trung hiếu, đây là điều chí lý. Nhưng huynh đem quân thân và phụ tử như nhau ta không dám tán đồng, vì cha với con có máu có mủ, còn quân với thần không thân không thích. Vì thế người làm cha cho dù không làm tròn nghĩa vụ giáo dưỡng, nhưng có ân sinh thành, huyết mạch còn đó, cho nên yêu cầu con hiếu thuận là có đạo lý.
Giọng Lý Chí vang vọng mỗi một ngóc ngách hội trường:
- Nhưng quân chủ muốn thần tử trung hiếu, thì phải phục vụ cho thiên hạ trước, thế thì toàn thiên hạ mới trung hiếu, yêu quý. Khổng phu tử nói "quân quân thần thần", ý tứ là "vua phải cho ra vua, thì thần mới có giác ngộ của thần", kẻ làm vua phải ra sao? Như Xương Lê tiên sinh đã nói phái vì nước. Nếu làm tốt còn lo thần tử không trung hiếu sao? Dù có kẻ phản nghịch cá biết, thiên hạ sẽ cùng công kích, cần di quân vương nhọc lòng?
Hội trường kim phăng phắc, dù là bậc thủ lĩnh tuổi cao, hanh học sinh ít tuổi, đều chìm trong suy nghĩ. Tới ngay cả Gia Tĩnh đế cho rằng mình phải phẫn nộ mới đúng cũng suy nghĩ.
Lời của Vương Thế Trinh như ngọn lửa khiến mọi người kích động reo hò; lời Lý Chí như nước lạnh, khiến mọi người tĩnh tâm suy nghĩ.
Giọng Lý Chí tiếp tục vang lên:
- Trước Tam Đại, quân vương đều hiểu cái đạo lý này, không vì cái lợi riêng mình mà vì cái lợi thiên hạ; không vì cái họa của mình mà khiến thiên hạ mang hạ, tạo phúc lê dẫn trước, hưởng thụ thiên hạ phụng dưỡng sau. Nghêu Thuấn Vũ Thang đều như thế, vì thế thiên hạ đều yêu quý như cha, coi như trời.
- Bậc quân vương sau này ai hiểu lý đó không ai là không khai sáng thái bình thịnh thế lưu danh thiên cổ. Như Văn Cảnh thời Hán, Thái Tông thời Đường, Thái Tổ thới Tống. Triều ta có Thái tổ, Cao tổ, Nhân tông, Tuyên tông, Hiến tông, Hiếu tông đều hiểu điều đó, cho nên bản triều an bình cường thịnh.
Lý Chí đột nhiên chuyển giọng:
- Nhưng mấy trăm vị hoàng đế còn lại coi thiên hạ như gia sản, coi bách quan như gia nô, nhìn bách tính như cỏ rác. Kỳ thực thiên hạ ai chẳng muốn coi quân vương như cha? Dù sao cha tuy nghiêm, nhưng đại đa số thương yêu lo lắng cho con. Biết sao khi quân vương không con bách tính như con cái, mà coi như thịt cá tùy ý mồ xẻo! Đã không có ân sinh thành, không có tình nuôi dưỡng, bách tính sao thực sự coi như cha?
- Còn về đương kim, thiên tư duệ trí hơn người, có tiềm lực thành Ngêu Thuấn Vũ Thang, bất kể trí đứng hiền lễ dũng, ưu điểm nào cũng có thể thấy trên người hoàng thượng. Hán Văn đế sao có thể bì? Nhớ tới khi mới đăng cơ, bệ hạ trừ bỏ tệ nạn, cách tân chính sự. Mau chóng quét sách thói xấu triều Chính Đức, trả thái bình cho thiên hạ. Khi đó mưa thuận gió hòa, quốc khố xung túc, người thiên hạ cao hứng nói, thái bình thịnh thế tới rồi. Nhưng những năm qua bệ hạ bị yêu đạo mê hoặc, chìm đắm trong tu huyền, quên mất đạo quân vương, kết quả quốc gia ngày một đi xuống...
Nói tới đó nước mắt ướt đẫm vạt áo, hướng hề phía Tây Uyển vái lạy:
- Quân phụ có biết, thiên hạ bách tính đều là con người, chỉ cần người nhớ tới đạo làm vua, không chìm đắm trong trai tiếu, quay lại yêu thương con như cha, người dân một lòng trung thành yêu quý, làm bệ hạ quay lại thành Nghêu Thuấn Vũ Thang, thân tử cũng tẩy rửa được cái danh xu nịnh quân chủ, như thế thái bình thịnh thế có thể nhìn thấy được rồi.
- Khẩn mong thánh thượng thương xót.
Vương Kỳ quỳ xuống, nước mắt giàn dụa hô lên.
- Khẩn mong thánh thượng thương xót.
Danh nho La Nhữ Phương cũng quỳ xuống theo.
Tiếp đó Lý Vị, Âu Dương Đức cùng Từ Vị dẫn các học sinh quỳ xuống, đám quan văn phụng lệnh tới chửi mắng Hải Thụy không ngờ cũng quỳ theo.
Lác đác vài người cũng quỳ xuống hết.
Không biết lấy đâu ra sức, Gia Tĩnh đế cố gắng gượng đứng dậy, Mã Toàn và Hoàng Cẩm vội đỡ lấy.
- Cửa.
Hai mắt Gia Tĩnh nhìn đăm đăm phía trước, thều thào nói.
Hai người cẩn thận dìu hoàng đế đi tới phía trước vài bước, chỉ đứng đi đơn giản với Gia Tĩnh đế mà nói là vận động cực hạn rồi, sắc mặt ông ta đỏ bừng, hơi thở nặng nề, nhưng ông ta cố chống đỡ, nhìn đám văn nhân sĩ tử quỳ dưới đất.
Gia Tĩnh đế thông tuệ vô cùng sao chẳng nghe ra lời Lý Chí, bản chất nó chẳng khác gì tấu sớ của Hải Thụy, chỉ là dùng lời lẽ càng uyển chuyển, càng làm người ta tin theo hơn mà thôi.
Tin rằng mọi người đều bị động lòng rồi, không ai phản bác hắn hư Trì An sớ.
Đám quan văn cùng đám học giả Vương Thế Trinh, Lý Vị vì sao không phản đối Lý Chí? Vì bọn họ phản đối là thái độ lấy bề dưới xúc phạm bề trên của Hải Thụy mà thôi, không phản đối quan điểm của Hải Thụy.
Gia Tĩnh đế bên tai vang lên lời Hải Thụy, "người thiên hạ chán bệ hạ lâu rồi..", nhưng lần này không hề có địch ý, không hề có khiêu khích, thậm chí chẳng có chút tình cảm nào, chẳng qua đơn giản trình bày một sự thật mà thôi.
Ánh mắt Gia Tĩnh quét qua Hải Thụy, trong đó chứa hoang mang, bất lực... Kết quả này khiến ông ta vạn vạn lần khó chấp nhận, nhưng không thể không chấp nhận.
- Thì ra là thế.
Giọng Gia Tĩnh yếu ớt:
- Thì ra... Người thiên hạ đúng là...
- Chủ nhân...
Mã Toàn ngẩng đầu lên thấy Gia Tĩnh đế đầu đã ngoẹo sang bên, máu tươi từ mũi từ miếng chảy ra.
Hoảng Cẩm cũng cả kinh, vội dùng khăn trắng ngăn lấy máu, lúc này không để ý nhiều nữa, hét lớn:
- Người đâu.
Đám thái giám và Đại Hán Tướng Quân bỏ tới, nhưng như ruồi không đầu, chẳng biết làm gì.
- Mau đỡ hoàng thượng lên xa giá.
Hoàng Cẩm dậm chân:
- Ngẩn ra đó làm gì, đi mở đường đi.
Đám thái giám vội cẩn thận đặt hoàng đế lên kiệu, đám Đại hán tướng quân thì chạy cả ra ngoài.