Ngày 14/6, công trình mới chưa thành mà Hoàng Hà lần nữa bị vỡ đê gây ngập lụt tại huyện Phái, nhấn chìm liền vài phủ, nạn dân vô số. Quả nhiên ứng nghiệm lời nói của Phan Quý Thuần. Ngôn quan đều sơ hạch Chu Hành, cho rằng sông mới nhất định không thành được. Chu Hành vì tính khí mà hại nước, yêu cầu phải xử phạt.
Dưới áp lực, Chu Hành cũng tự xin từ chức. Từ Giai rất coi trọng vị năng viên này, đương nhiên sẽ không đáp ứng, lợi dụng lực ảnh hưởng của mình đã giúp hắn ngăn chặn nghị luận của Ngôn quan, cũng cho hắn cơ hội đoái công chuộc tội, bổ nhiệm Chu Hành và Phan Quý Thuần kiểm tra lại để tìm ra thượng sách cứu tế dân.
Hai người sau khi đến nhận chức đã toàn lực chỉ huy bịt lại đoạn đê vỡ, tạm thời chặn hồng thủy, nhưng mùa mưa vừa mới đến, khảo nghiệm chân chính còn đang ở phía sau mà. Sau khi trải qua thăm dò, Phan Quý Thuần lớn mật đề nghị, thu hẹp đường sông lại. Đây thực sự là khiến người không thể tưởng tượng nổi. Thường thức trị hà đều là nới rộng lòng sông mới có lợi cho thoát nước, nào có chuyện ngại lòng sông rộng đâu? Đây không phải là ông cụ ăn thạch tín, chán sống hả?
Chu Hành không đồng ý, Phan Quý Thuần liền nói với hắn rằng, mình thông qua quan sát phát hiện -- Hoàng Hà sở dĩ mấy năm liền ngập lụt là bởi vì hàm lượng phù sa trong nước quá lớn, sau khi tiến vào bình nguyên thủy lưu chậm lại, phù sa mới lắng xuống. Kết quả đường sông từng năm lên cao, biến thành sông trên bờ. Vì chống lũ, chỉ có thể càng xây bờ đê cao hơn, hơi vô ý một khi vỡ đê, hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng.
Điểm này, chỉ cần ở hiện trường thì sẽ lĩnh hội đầy đủ, không cần hắn nói Chu Hành cũng hiểu. Nhưng trọng điểm của Phan Quý Thuần ở phía sau -- hắn nói, hiện tại thời gian rất gấp, chúng ta căn bản không có khả năng lại đi đắp đê nữa, nếu muốn chống lũ thì chỉ có đi khai thông đường sông đã bị lắng đọng, chỉ cần lòng sông thấp xuống, không phải là có tác dụng hơn cả đắp đê sao?
Muốn lòng sông thấp xuống, nhất định phải loại bỏ phù sa trong sông, đạo lý này Chu Hành vẫn hiểu. Nhưng mấu chốt là loại phù sa thế nào? Dùng người móc, vậy độ khó còn cao hơn cả đắp đê, Chu Hành trầm tư suy nghĩ, rốt cuộc tỉnh ngộ, Phan Quý Thuần muốn thu hẹp lại lòng sông, chính là vì gia tăng xung lượng nước, thì có thể cuốn đi phù sa tại đáy sông, đạt được mục đích lòng sông thấp xuống.
Mặc dù đã hiểu đạo lý, nhưng Chu Hành vẫn không dám quyết định, hắn thật sự không có lòng tin đối với con đê hai bờ sông...Chỉ cần ngẫm lại, trước kia Công bộ là thiên hạ của ai thì biết vì sao Chu Hành lại nghĩ như vậy.
Phan Quý Thuần nói biện pháp này không ảnh hưởng đến đê, ngươi cứ việc quyết định là được, xảy ra chuyện ta phụ trách.
Chu Hành nói ngươi chịu trách nhiệm được không? Hắn lại tự mình thăm dò tỉ mỉ con đê hai bờ sông một lần, nhiều lần cân nhắc, lúc này mới đồng ý phương án của Phan Quý Thuần -- vì vậy kỳ tích xuất hiện, sau khi thu hẹp lại lòng sông, đoạn Hoàng Hà này không những không có vỡ đê, lòng sông quả nhiên cũng thấp xuống vài thước. Trừ điều đó ra, Phan Quý Thuần còn phát minh ra một loại thiết bị tiết hồng gọi là Cổn thủy bá...Trước đó hắn lựa chọn mấy chỗ trũng, khi hồng thủy quá lớn sẽ mở ra đoạn đê cần thiết để đổ nước vào nhằm giảm bớt áp lực của đỉnh lũ. Cộng thêm kinh nghiệm phong phú của Chu Hành đã tìm chỗ thiếu khuyết, và sửa chữa, trù tính chung cho hắn. Kết quả năm nay Hoàng Hà không ngập lụt nữa, an ổn chịu đựng cho đến mùa khô.
Thế là danh tiếng của Phan Quý Thuần tăng vọt, rất có xu thế vượt qua Chu Hành. Mà danh dự của Chu Hành lại rơi xuống thêm một bước, nhất là sau khi đã chọn dùng "Thúc thủy trùng sa pháp" của Phan Quý Thuần, trên dưới triều dã đều cho rằng Phan Quý Thuần là đúng, Chu Hành kiên trì khai mở sông mới là sai lầm.
Ngày 23/9, Công khoa đô Cấp sự trung Vương Nguyên Xuân, lại thượng sớ hặc Chu Hành, cũng yêu cầu bãi miễn Chu Hành. Lúc này, Hà Khởi Minh lúc trước ủng hộ Chu Hành cũng thay đổi cái nhìn của mình, cho rằng cỏ thể mở được đường sông cũ, sông mới không thể làm. Trong nhất thời, tình cảnh của Chu Hành rất không dễ chịu, làm cho Từ Giai vẫn luôn bảo vệ hắn rất hao tổn tinh thần.
※※※
Càng làm cho Từ Giai căm tức đó là muốn xử lý lạnh cũng không được, bởi vì có một Cao Củng bám gắt không tha, nói mình thiên vị môn hạ, đánh mất công bằng, nhất định phải kéo Chu Hành xuống ngựa. Thật ra là bởi vì Chu Hành đã từng mấy lần làm cho Cao Túc Khanh bẽ mặt, Cao Củng là người có thù tất báo, lúc này thấy được cơ hội, sao có thể đơn giản buông tha.
Từ Giai đương nhiên không đáp ứng, bởi vì năng lực của Chu Hành thanh liêm cả triều dã nghe tiếng, Từ Giai cũng coi hắn là nòng cốt lương đống, há có thể tự hủy trường thành? Vì vậy không để ý thể diện, lấy lý tranh luận với Cao Củng, nhưng người Thượng Hải đâu có lớn giọng bằng người Hà Nam? Huống chi người ta còn là hai người Hà Nam, Quách Phác và Cao Củng từ trước đến nay đồng thanh tương hòa. Mà Lý Xuân Phương thì sao, mặc dù lấy lễ của đệ tử đối với ông ta, nhưng cho tới bây giờ không giúp cãi nhau, nhiều lắm khuyên vài câu không đến nơi đến chốn, một chút tác dụng cũng không có.
Tranh cãi như vậy từ sớm tinh mơ, Từ các lão từ lâu đã hết hơi hết sức, ngồi hơn nửa ngày mới ổn định được hơi thở, nhìn hai học sinh của mình, nói với giọng đầy thâm ý:
- Thúc Đại Chuyết Ngôn, vi sư đã già, các ngươi phải gánh trách nhiệm sớm một chút rồi.
Hai người không biết lão sư cụ thể chỉ gì, chỉ có thể nói:
- Lão sư khỏe như tùng bách, khí phách như phong lan, giang sơn Đại Minh toàn dựa vào lão sư chiếu ứng cả thôi.
Từ Giai chán nản nói:
- Thế hệ của ta đã không được rồi, vẫn phải nhìn thanh niên nhân các ngươi thôi.
Rồi xốc lại tinh thần cười nói:
- Sáng sớm đừng nói những lời mất hứng này. Thúc Đại Chuyết Ngôn, các ngươi dắt tay nhau đến đây là vì đám tôn thất huân quý chứ gì?
Hai người gật đầu, Thẩm Mặc nhỏ nhẹ nói:
- Lão sư, học sinh tận lực trấn an những người đó, nhưng nếu kéo dài nữa, càng đến cuối năm sẽ càng dễ xảy ra việc.
- Lễ bộ và Hộ bộ đã thương lượng vài lần mà không thương lượng ra kết quả gì. Thật ra mấu chốt còn nằm ở triều đình không muốn đâm tổ ong vò vẽ này, rồi lại nghĩ tiết kiệm tiền lương. Đây là vừa muốn ngựa chạy nhanh lại muốn ngựa không ăn cỏ rồi. Quả thật không dễ làm."- Trương Cư Chính nói.
Từ Giai chậm rãi nói:
- Nhưng hiện tại không cần ngựa chạy, cũng không phải cho chúng nó ăn cỏ. Chẳng qua bớt ít chút cỏ khô thôi mà, ngựa không biến được thành cọp, sẽ không ăn thịt người. Cứ suy nghĩ thêm sẽ có biện pháp thôi.
Trương Cư Chính nói:
- Nói đến ăn cỏ, khi học sinh chẩn tai ở nông thôn đã thấy qua một việc thế này... Bởi năm ấy mùa xuân ngắn, cỏ chậm chạp không nẩy mầm, qua tiết mà vẫn chỉ dùng cổ khô của năm trước để cho trâu ăn. Trâu không thích ăn cỏ khô nên ăn rất ít, mắt thấy sắp sụt kg. Người nuôi trâu chỉ dùng một biện pháp đơn giản để trâu lại thích ăn cỏ. Lão sư, Giang Nam, hai người có biết là biện pháp gì không?
Từ Giai và Thẩm Mặc đều chưa từng làm qua việc đồng áng, nào biết cái này? Hai người đều lắc đầu, rất hứng thú nghe hắn cho ra đáp án:
- Chính là khi cho trâu ăn thì không trực tiếp đặt cỏ vào trong máng, mà bỏ ở trên chuồng của nó, để cho trâu duỗi cổ lên thì mới ăn được, kết quả trâu sẽ tích cực ăn cỏ, ăn cũng được ngon hơn.
- Đây là đạo lý gì? - Từ Giai không khỏi cười nói.
Thẩm Mặc khẽ nói:
- Ý của Thái Nhạc cần phải là, bởi vì các loại nguyên nhân, khi phải muốn giảm bớt đãi ngộ, chỉ một mặt khuyên bảo dụ dỗ, thật ra tác dụng không lớn. Có thể bởi vì tăng chút độ khó mà làm cho họ nỗ lực càng nhiều hơn. Nói như vậy, cho dù đãi ngộ sau khi bị cắt giảm cũng có thể làm cho họ thỏa mãn.
- Có đạo lý.
Từ Giai tỉ mỉ suy nghĩ, quả là đã suy nghĩ thấu nhân tâm, nhưng vừa nghĩ lại thì không khỏi cười mắng:
- Hai người các ngươi phu xướng phụ tùy, hợp lại muốn ta đáp ứng cái kia chứ gì.
Hai người liền cười nói:
- Học sinh không dám.
- Không dám cũng làm rồi. - Từ Giai nhìn bọn họ, tâm tình cũng tốt hơn nhiều.
Thấy lão sư nở nụ cười, hai người thầm nghĩ đã thành rồi, ai ngờ Từ Giai cười xong lại lắc đầu nói:
- Ta không đáp ứng.
Hai người ngây người, Trương Cư Chính vội la lên:
- Lão sư...
- Cầm lại sớ của ngươi đi.
Từ Giai rút ra một phần trong sấp sớ dày trên bàn, đó là bản sớ [Tấu thỉnh thanh tra nặc mẫu] của Trương Cư Chính. Ông ta nghiêm khắc nói:
- Cầm về rồi thì sau đó đừng nhắc lại nữa, cũng đừng có mà truyền ra ngoài.
Trương Cư Chính thất vọng cầm lấy, ngồi im không nói gì.
Từ Giai lại lên tiếng:
- Việc tôn thất các ngươi không cần lo lắng quá, họ gây không được gì đâu, cứ đặt tinh lực trên việc khác đi.
Mặc dù Hai người đều gật đầu biểu thị hiểu, nhưng Trương Cư Chính rõ ràng còn chưa bình thường lại được. Thẩm Mặc thì từ trong tay áo móc ra hai bản tấu chương nữa trình cho Từ Giai:
- Đây là [Thái tử sách phong nghi chú] và [Kinh đình nghi chú] của Lễ bộ định ra, mời lão sư xem qua.