Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 1374: Thúc Thị Ly Tinh (5)

Chương 1374: Thúc Thị Ly Tinh (5)




Dịch: lanhdiendiemla.

Tọa giám tích phần và đi thực tập chính là hai phương pháp của Thái tổ Chu Nguyên Chương, với mục đích bồi dưỡng một lớp quan lại giỏi cả lý luận lẫn thực tiễn. Mà cơ cấu của quốc giám đều được thiết lập để phục vụ cho hai phương pháp này.

Cái gọi là tọa giám, chính là ngồi ở tọa đường đọc sách, quốc giám ở cả nam bắc đều chia làm lục đường tam cực để tiến hành dạy học. Trong đó chính nghĩa, sùng chí, quảng nghiệp là ba đường sơ cấp. Theo quy định, phàm sinh viên chỉ thông tứ thư mà chưa thông Ngũ kinh thì ngồi đây học tập, kỳ hạn là một năm rưỡi, hết kỳ hạn sẽ có thi khảo hạch, nếu đạt thì có thể vào Thành Tâm nhị đường học tiếp; Thành Tâm nhị đường thuộc trung cấp, học tại đây khoảng hơn một năm rưỡi, nếu văn lý ưu tú, kinh sử làu thông sẽ được vào Suất Tính đường cao cấp để học.

Khi giám sinh vào vòng trong, đến được Suất Tính đường thì phải vừa đọc sách, vừa bị tiến hành kiểm tra, xem giám sinh có hoàn thành bài học hay không... Đây gọi là phương pháp tích phần. Quốc giám quy định, học sinh ở Suất Tính đường học tập trong làm một, trong một năm này tổ chức thi mười hai lần, mỗi quý thi ba lần... Tháng đầu tiên trong quý thi kinh nghĩa, tháng thứ hai thi luận, tháng thứ ba thi kinh sử, phán ngữ. Thứ hạng mỗi lần thi được chia làm ba cấp: người văn lý ưu tú là hạng nhất, được một phần; lý ưu văn kém là hạng trung, được nửa phần; văn kém lý kém là hạng cuối, không được phần nào. Tổng kết một năm giám sinh phải có tám phần mới đạt, còn nếu không thì dù có hoàn thành bài học cũng sẽ bị tính là thất bại, phải đợi đến lần thi sau vào Suất Tính đường lần nữa.

Mặt khác, quốc giám còn có quy định đặc biệt: Nếu như giám sinh có tư chất thông minh, thành tích nổi bật, thì Tế tửu quốc giám có thể cho giám sinh đó vượt cấp, rút ngắn thời gian học tập.

Lúc Thẩm Mặc giải thích chế độ tọa giám tích phần, không khỏi cảm thán, quả thật đây là một sự kết hợp khéo léo giữa cách thức năm học và học phần với thể chế quản lý dạy học. Sau khi y trở thành quốc giám Ti nghiệp mới cảm nhận được hết sự ưu việt của chế độ này... Trong quá trình quản lý dạy học, nó kết hợp được ưu điểm của năm học: như tạo tiêu chuẩn bồi dưỡng thống nhất đối với giám sinh, có chương trình học tập rõ ràng cụ thể, có được tính ổn định, nâng cao chất lượng dạy học; và cả ưu điểm của học phần: tùy theo tài năng mà dạy, để cho giám sinh lựa chọn học phần phù hợp với mình. Điều này giúp các giám sinh chủ động trong việc học, phát huy hết khả năng và sở trường của bản thân.

Như vậy vừa tránh được sự cứng nhắc, đều đều của chế độ năm học, lại có thể tránh việc khó quản lý với chế độ học phần. Như thế với chế độ dạy học này, đến mấy trăm năm sau cũng không bị lạc hậu.

Thành quả của giáo dục cũng rõ như ban ngày, thậm chí ở trung kỳ, quốc giám cũng có danh nho xuất hiện lớp lớp. Như Lý Thì Miễn, Trần Kính Tông, Chương Mậu, La Khâm Nhuận, Thái Thanh, Thôi Tiển, Lũ Nam chia nhau dạy ở nam bắc, ban ngày thì dạy học, ban đêm thì khêu đèn đến sáng, nhiệt tình như dạy con em trong nhà, cố gắng giúp nhiều giám sinh bộc lộ khả năng.

Nhưng điều khiến mọi người thán phục còn ở phía sau, sinh viên quốc giám sau khi ở tọa giám tích phần đầy đủ, mới chỉ có được tư cách làm quan, chỉ sau khi hoàn thành thực tập, mới có đủ quyền lợi của quan viên. Năm Hồng Vũ thứ năm, lúc đó xét thấy quan viên có xuất thân tiến sĩ có nhiều người ấu trĩ mà năng lực kém, Chu Nguyên Chương có ý muốn đề cao năng lực thực tế của quan viên, từ đó mới khai sáng ra chế độ dạy học thực tập này ở quốc giám, tức chế độ thực tập.

Chế độ này quy định cụ thể, sau khi giám sinh tích đủ học phần, đều phải được phân công đến các nơi thực tập. Trong khi thực tập, các giám sinh lần lượt được rèn luyện ở địa phương lẫn triều đình, nhiệm vụ chủ yếu là tập xử lý chính sự. Giai đoạn này được các giám sinh gọi là "Lại sự sinh", trừ bị phân phối đến các bộ trong triều đình, còn có thể bị phân công đến các châu huyện địa phương, hoặc kiểm kê ruộng đất, hoặc giám sát thủy lợi, với mục đích nâng cao năng lực thực tế của giám sinh.

Điều đáng khâm phục chính là, đối với lần thực tập này, quốc giám còn có biện pháp khảo hạch thực tập nghiêm ngặt... Quốc giám đã quy định rõ ràng, giám sinh thực tập ở ngoài quốc giám với giám sinh đọc sách trong quốc giám là như nhau, đều phải tham gia khảo hạch, hơn nữa kết quả này còn liên quan trực tiếp đến tiền đồ sau này. Biện pháp cụ thể là: Khảo hạch chia ra ba cấp thượng, trung, hạ. Thượng đẳng tuyển dụng, trung, hạ đẳng phải chờ năm sau khảo hạch lại, thượng đẳng được lựa chọn vị trí tốt, trung đẳng phải nghe theo phân công, hạ đẳng thì trở về giám đọc sách.

Triều đình từng vô cùng coi trọng loại thực tập này, luôn luôn cố gắng duy trì, trước mỗi lần thực tập đều thông báo nhân số giám sinh cho mỗi nha môn, sau đó mỗi nha môn theo nhu cầu sẽ tiếp nhận giám sinh, nếu có thừa ra thì sẽ do Lại bộ phân bổ. Mỗi nha môn sẽ chỉ cho các giám sinh thực tập chính sự, đồng thời có trách nhiệm khảo hạch các giám sinh đó. Sau khi hoàn thành kỳ thực tập, các giám sinh đạt tiêu chuẩn sẽ được Lại bộ lựa chọn, phân bổ về các nơi thiếu chính thức làm quan.

Đây là sự kết hợp giữa giáo dục trong và ngoài trường học, nhằm bù đắp sự yếu kém về năng lực thực tế. Giám sinh thông qua thực tập được tiếp xúc với chính vụ, thu được kinh nghiệm thực tế, đối với sự phát triển của bản thân giám sinh vô cùng có lợi.

-oOo-

Hiển nhiên quốc giám của bản triều so với trường thái học của triều Tống hơn xa về mặt kinh nghiệm thực tế, cách thức bồi dưỡng nhân tài cũng cao hơn một bậc. Trong một thời gian rất dài, giám sinh của triều Tống chỉ là người không để ý tới thực tế, chỉ suốt ngày đọc sách Thánh hiền, miệng nói những lời sáo rỗng, nước sắp mất mà chỉ có thể giơ mắt ra nhìn.

Trên thực tế sự cường thịnh của bản triều, sự phồn vinh của Đại Minh, cũng gắn với giai đoạn quốc giám thực hiện tốt chế độ giáo dục này.

Nhưng sau biến Thổ Mộc Bảo, quốc lực bản triều suy yếu, tài chính quốc gia xuất hiện nguy cơ, cho nên đành thực hiện bán thân phận giám sinh cho nhà giàu, gọi là lệ giám... Chính là đại hộ dùng tiền mua tư cách giám sinh, dẫn đến số sinh viên quốc giám tăng mạnh, nhưng chất lượng lại giảm xuống thê thảm, rất nhiều giám sinh mất đến hàng chục năm cũng không hoàn thành bài học; bên cạnh đó triều đình cũng không có cách nào gánh vác được phí dạy học ngày càng cao, cho nên yêu cầu quốc giám giảm tiêu chuẩn tốt nghiệp, rút ngắn thời gian giám sinh ở quốc giám. Vì để tiết kiệm tiền, thậm chí còn phải để cho giám sinh về nhà đọc sách, cho nên chất lượng dạy học không thể nào nhắc đến.

Kết quả giám sinh ngày càng chán nản, thậm chí việc tộc đệ đại thế gia mượn người thực tập thay mình đã trở nên phổ biến, khảo hạch giờ cũng chỉ là hình thức, điều này khiến mọi người không thể nào tưởng tượng nổi, không như những năm cuối thời Thái tổ, đại thần trong triều đều có xuất thân từ giám sinh mà ra.

Nhưng Thẩm Mặc từng nhiều lần đảm nhiệm chức phó hiệu trưởng quốc giám, cho nên hiểu rất rõ mọi chuyện về quốc giám. Nguyên nhân của nó càng biết càng đau lòng, cho nên ý nghĩ cải cách quốc giám, khôi phục lại hào quang năm xưa, Thẩm Mặc đã nung nấu trong lòng nhiều năm qua. Năm xưa khi còn đảm nhiệm Ti nghiệp, y đã cùng Tế tửu Cao Củng, Ti nghiệp Trương Cư Chính cùng nhau thảo luận qua vấn đề này. Hai người đều cho rằng, ý nghĩ của y là hoàn toàn đúng đắn, là cần thiết, cũng có khả năng để thực hiện... Trước tiên điều này đã được tổ tông áp dụng, cho nên chỉ cần là người nắm quyền là có thể mạnh mẽ tiến hành, thì sẽ không ai dám công khai phản đối, chỉ cần trụ được một khoảng thời gian, chờ tới khi các giám sinh có thành tựu, thì sẽ thành tiêu chuẩn không thể thay đổi. Thứ nữa là số quan lại của bản triều, có thể nói các triều đại chỉ có thiếu, chứ chưa từng tồn tại việc thừa quan viên, thậm chí mỗi một nha môn, mỗi một phủ huyện ở địa phương, đều có hiện tượng thiếu quan viên trầm trọng, nếu như muốn nâng cao năng lực hành chính của triều đình, thì phải tăng số quan lại... Mà chuyện này từ trước đến nay giới quan lại cũng không hề phản đối... Cho nên không cần tăng số lượng chức quan, thì cũng có đủ vị trí cho giám sinh ưu tú làm, điều này cũng không quá động chạm tới lợi ích của đội ngũ tiến sĩ, cho nên việc này có thể làm.

[HOÀN THÀNH]Quan cư nhất phẩm - Lịch sử quan trường

Trả lời kèm theo trích dẫn Kèm theo bài viết này trong trích dẫn của bài trả lời Trả lời nhanh trong Chủ đề này

The Following 13 Users Say Thank You to htph For This Useful Post:

Hiện/ Ẩn Danh sách các thành viên đã xem!




trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch