Báo lỗi, nhờ hỗ trợ, yêu cầu cập nhập.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 1489: Quan Trường Như Cái Chợ (1)

Chương 1489: Quan Trường Như Cái Chợ (1)




Dịch: lanhdiendiemla.

Nhưng trong nội các thủ phụ và Trần Dĩ Cẩn chỉ là hạng thư sinh, nói thì vô địch, làm thì vô dụng...

Thái bình thịnh thế nắm quốc sự còn xứng chức, nhưng giờ bảo bọn họ lèo lài con thuyền thủng, buồm rách Đại Minh vượt giông tố, e ngay bọn họ cũng không dám nói làm được.

Cho nên phải để người có năng lực có trách nhiệm gánh lấy cái quốc gia này.

Người như thế không nhiều, nội các chỉ có hắn, Thẩm Mặc, và Cao Củng ở dân gian. Ít nhất trong vòng mấy năm nữa, hắn không còn ý nghĩ tranh hùng với hai vị này, nhưng hắn biết hai vị này sẽ không để quốc gia đi xuống nữa, nhất định chủ trì cải cách dứt khoát.

Khác biệt duy nhất nếu Cao Củng nắm quyền, ông ta chắc chắn sẽ đích thân ra trận, vung đao cải cách. Còn nếu là Thẩm Mặc, y sẽ ngồi vững trên đài cao, chỉ huy người khác đi làm.

Bất kể là ai cũng tốt hơn tình cảnh dở nóng dở lạnh chẳng khác gì uống thuốc độc phát tác chậm này.

Nhưng lời của hắn khiến đám thanh lưu khó chịu, cái gì mà "bớt tranh luận", không cho người ta nói nữa à? Muốn độc tài à? Ngươi mà xứng sao? Không chỉ ngôn quan ghét hắn, mà rất nhiều đại thần cũng ngứa mắt với hắn.

Triệu Trinh Cát là người ghét hắn nhất, từng nói một câu chua lè:

- Kẻ này chỉ giỏi nịnh vua.

Kết quả Trương Cư Chính đợi mãi, đợi mãi không thấy hoàng đế có phản ứng gì, lại được tin Triệu Trinh Cát nhập các, đúng là không bắt được hồ ly lại hôi cả người.

Từ khi Triệu Trinh Cát vào nội các, hắn suốt ngày bị Triệu lão phu tử sai bảo như nha hoàn, nếu như bên cạnh mà không có ti trị lang hầu hạ, là ông ta gọi Trương Cư Chính:

- Trương Tử, rót cho cốc trà.

- Trương Tử, hết giấy rồi, lấy ra đây một ít.

Đường đường Trương các lão, từ nhỏ nổi danh thần đồng, từ trước tới nay bao người dày công cẩn thận chăm sóc bảo vệ hắn, chưa bao giờ nhục nhã như thế.

Nhưng hắn không thể xung đột với vị nguyên lão Từ đảng này, nên ngó lơ ông ta, Triệu Trinh Cát liền cười khẩy:

- Hiện giờ người trẻ tuổi đúng là thiếu giáo dưõng.

Lần sau vẫn cứ sai bảo hắn như cũ.

Trương Cư Chính hoài nghi, nếu Triệu Trinh Cát cứ thế này mình liệu có "xuất sư chưa thành thân đã chết" hay không? Còn là tức chết...

Vì thế hắn lại lần nữa dâng thư xin Cao Củng xuất sơn.

Kỳ thực Long Khánh sớm có ý này, chỉ là thấy Từ Giai vừa mới đi, mình lại gọi tử địch của ông ta về, rõ ràng là tát vào mặt Từ Giai. Long Khánh là người hiền hậu, thấy Từ Giai đi thống khoái như vậy, cho rằng mình nhầm, sinh áy náy, nên chiếu cố tới cảm thụ của ông ta.

Vốn Long Khánh định đợi hết năm nay hẵng hay, nhưng Trương Cư Chính thuyết phục rất thành công, làm hắn bắt đầu dao động, vì thế phải người đi hỏi kế Thẩm Mặc.

Mấy tháng qua, Thẩm Mặc đã an bài xong nhân sự trọng yếu, Cao Củng khi nào về, không ảnh hưởng gì tới tập đoàn lợi ích của y, nhưng lại ảnh hưởng cực lớn tới quốc sách...

Sự cương mãnh của lão Triệu, y thật không chịu nổi nữa, tháng 4 năm nay Yêm Đáp phạm biên cương, Thẩm Mặc lệnh đám Vương Sùng Cố tăng cường phòng thủ, với binh lực của Tuyên Đại, dù không thể ngăn Yêm Đáp bên ngoài, cũng có thể khiến hắn ném chuột sợ vỡ đồ không dám xâm nhập.

Thẩm Mặc định giả yếu khiến kẻ địch lơ là, để sáng tạo cơ hội lần sau xuất kích. Không hạ lệnh cho các quân trọng xuất động, điều này đã qua thương lượng bí mật với bình bộ...

Song Triệu Trinh Cát sau khi hay tin đùng đúng nổi giận, yêu cầu y lập tức giới nghiêm kinh thành, điều động binh mã vào thành cần vương.

Thẩm Mặc kiên nhẫn giải thích cho ông ta, nhưng Triệu Trinh Cát cho rằng y là thư sinh đàm binh, là đạo vong quốc, phản bác:

- Khi ngươi còn chưa dứt sữa ta đã đánh Thát Đát rồi.

Lại bảo Lý Xuân Phương:

- Chuyện binh gia đại sự, chốn sinh tử, sao có thể giao cho nhãi con quyết định?

Cố chấp muốn làm theo ý mình.

Thẩm Mặc bụng đầy kinh luân, cũng chẳng làm gì được lão Triệu tính cách biến đổi sau khi nhập các, bất kỳ chuyện gì cũng ngoan cố ý mình, tuyệt không bị tên tiểu tử y thuyết phục.

Trương Cư Chính ở bên ngứa mắt, lập tức cãi nhau với Triệu Trinh Cát, Lý Xuân Phương khống chế không được cục diện, mọi người cãi nhau mãi cuối cùng giơ tay biểu quyết. Thẩm Mặc và Trương Cư Chính một bên, Lý Xuân Phương và Triệu Trinh Cát một bên, vì thế họ Lý lấy quyền thủ phụ yêu cầu giới nghiêm cần vương.

Cuối cùng ngay cả cái bóng Yêm Đáp cũng chẳng thấy đâu, kinh thành sau khi phòng thủ hơn một tháng, giải giới nghiêm tiêu mất mấy chục vạn lượng vô nghĩa.

Chuyện này làm Thẩm Mặc triệt để thất vọng... Thật khó tưởng tượng quốc gia lớn nhất thế giới lại do một đám phế vật quản lý, một chiến dịch biên cảnh nho nhỏ mà làm TW náo loạn, còn mặt mũi nào mà dám xưng thiên triều thượng quốc.

Ở dưới bối cảnh đó, Thẩm Mặc tán đồng Cao Củng lập tức trở về.

Thấy hai học sinh của Từ Giai đồng ý rồi, Long Khánh tất nhiên không cố kỵ gì nữa, lập tức phái người truyền chỉ, Cao Củng hỏa tốc về kinh.

Tháng 7 gọi là quỷ nguyệt, 15 tháng 7 gọi là quỷ tiết, vào thời đại con người ta còn rất mê tin đó, cá tháng này có trăm ngàn điều cấm kỵ, sợ khi âm phủ mở cửa, chọc giận đám đầu trâu mặt ngựa, bị chúng lôi đi.

Trong cái ngày mà có ma tới gõ cửa cũng làm người ta không thấy là tin dữ đó, khắp kinh thành lan truyền -- "Cao các lão đã về".

Kỳ thực trước đó tin tức này đã xôn xao kinh thành trước đó rồi, nhưng chưa thấy người, đám quan viên từng đắc tội với Cao Củng vẫn ôm chút hi vọng mong manh...

Cả đám cho rằng, kinh quan quá nửa đắc tội với Cao Củng, các quan lớn ắt kháng cự tới cùng, không để chuyện này thành thực. Về sau nghe nói thánh chỉ tới, Cao Củng từ chối, mặc dù mọi người biết ông ta làm ra vẻ cho có, tránh bị nói này nói nọ, nhưng vẫn an ủi mình... Cao Củng biết Bắc Kinh không hoan nghênh, nên biết khó mà lui rồi.

Nhưng ngày hôm nay tin tức Cao các lão đã rời nhà, chẳng bao lâu sẽ tới kinh truyền ra, làm ảo tưởng của bọn chúng tan vỡ, thay vào đó mà mây mù mờ mịt.

Ai cũng biết lần này Cao Củng về là hổ xổ lồng, sắp ăn thịt người. Tức thì lòng người hoảng loạn, không biết tiền đồ của mình lành hay dữ.

Ông trời cứ như còn sợ khí thế chưa đủ, lúc này còn gây thêm loạn, cùng buổi chiều ngày hôm đó, tướng sĩ sắp đóng cửa thì có một đội nhân mã mặc hiếu phục phỏng thẳng qua, tới phủ thiên quan.

Người ở phủ vừa mới treo đèn lên thì thấy đội kỵ sĩ đó phóng tới dừng cương ở cửa.

Gác cửa nhìn kỹ lại, giật mình:

- Úi, đây chẳng phải Nhị thiếu gia sao?

Người đó chính là Dương Đỗ nhị nhi tử của Dương Bác, ở lại Bồ Châu chiếu có thái phu nhân, quản gia cũng tới với hắn vừa đỡ nhị thiếu gia mỏi mệt quá độ xuống ngựa, vừa khóc nói:

- Mau bẩm báo với lão gia, có tang...

Gác cửa run rẩy:

- Ai, ai mất?

- Thái phu nhân..

Đèn lồng đỏ vừa treo lên liền bị gỡ xuống thay bằng đèn trắng đại biểu có tang...

Vừa nghe tin dữ, Dương Bác thương tâm ngất xỉu, cả phủ khóc loạn lên.

Khi ông ta tỉnh lại, đám nhi tử đều quây quanh giường, xa hơn một chút đám cốt cán Tấn đảng cũng có mặt, ai nấy như mất cha mất mẹ.

Dương Bác rơi nước mắt nói:

- Từ sau khi tiên quân qua đời, sức khỏe thái phu nhân không tốt, nhưng cũng không thể nói mất là mất được...

Nói rồi cố gượng xuống giường, gạt đám con cháu muốn đỡ, dập đầu về hướng tây nam khóc rống lên:

- Mẫu thân, nhi tử bất hiếu...

Mọi người khó khăn lắm mới đỡ được ông ta lên, Vương Quốc Quang khuyên:

- Thái phu nhân vô bệnh vô tai, hưởng hết 84 năm dương thọ, là phúc bao nhiêu người tu không được, Dương công kiềm chế bi thương..

- Đúng thế, đây là hỉ tang..

Chiêm sựu Mã Tự Cường nói:

Tại lúc phong vân biến ảo này, mẹ già của Dương Bác qua đời, nhân vật linh hồn của Tấn đảng phải lập tức về đình ưu, đối với Tấn đảng mà nói, đây là chuyện liên quan tới hưng suy. Cho nên hai người ra sức khuyên Dương Bác bình tĩnh lại tìm đối sách rồi hẵng hay.


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
Tải APP đọc truyện OFFLINE và nghe AUDIO khi mua combo. Điểm danh hàng ngày nhận Lịch Thạch