- Trời sinh ra một người, là có nhân cách của người đó, dựa vào người khác mà sống, nhân cách của ngươi ở đâu? Đúng sai của tiền nhân là quá khứ, còn ngày nay không phải ngày xưa nữa, làm sao có thể hoàn toàn lấy theo tiêu chuẩn của ngày xưa để đánh giá ngày nay?
Đại bộ phận với lời hắn tỏ ra mơ mơ hồ hồ, nhưng có không ít sinh viên trầm tư, cảm giác hắn nói có đạo lý.
Nhưng bất kẻ thế nào mọi người đều có một suy nghĩ chung, vị tiên sinh này không tầm thường. Mấy tên vệ đạo sợ bẩn tai bỏ đi, nhưng tuyệt đại đa số vẫn ở lại. Bọn họ chẳng quan tâm Lý Chí coi Khổng Tử như thế nào, chỉ cần có thể giúp bọn họ thi đỗ, cho dù Lý tiên sinh ngày ngày đái lên tượng thánh nhân, mọi người cũng chỉ nói:" Ướt quá, ướt quá."
Một khảo sinh trung niên ngồi bên cạnh Thẩm Mặc hỏi:
- Ngươi có báo danh không?
Buổi trưa Thẩm Mặc đã thay áo quan, lúc này bị người ta hiểu lầm là cũng hâm mộ Lý tiên sinh mà tới. Y cười nói:
- Không biết có hiệu nghiệm hay không, nên chưa quyết định được. Huynh đài quyết định sau này theo Lý tiên sinh học?
- Đúng thế.
Khảo sinh đó ủ rũ nói:
- Thi bao nhiêu năm trời không trúng, nếu còn trượt nữa ta chỉ có cách treo cổ. Cho dù có làm trâu làm ngựa, ta cũng phải đi theo Lý tiên sinh.
Tan học, từ trường tư thục đi ra thì đã là giờ thân rồi, mùa hè ngày dài, không trung ráng đỏ rực rỡ, trời còn sáng lắm.
Thẩm Mặc cười nói:
- Chúc mừng Hoành Phủ huynh khai pháo thành công.
Hò hét kêu gào cả buổi chiều, Lý Tán có chút mỏi mệt, nghe vậy cười nói:
- Đại nhân đúng là sao may mắn của tại hạ, vốn ban đầu đi đến đâu cũng đụng đầu vào tường kết quả là vừa gặp đại nhân, chuyện gì cũng thuận lợi... Sao tại hạ không gặp đại nhân sớm hơn nhỉ?
Thẩm Mặc cười đầy thâm ý:
- Hiện giờ gặp cũng chưa muộn mà.
Lý Tán nghe ra ý khác trong lời của y, nói:
- Ngày khác bọn họ nộp tiền, tại hạ sẽ mời đại nhân và Lục đại nhân uống rượu, hai vị phải nể mặt nhé.
- Nhất định, nhất định... Có điều hôm nay hãy để ta mời, chúng ta tìm tửu lâu uống chút rượu đi.
Lý Tán nhìn sắc trời, có chút khó xử nói:
- Ra ngoài cả ngày trời, chẳng biết trong nhà đã ăn gì chưa, thật không yên tâm nổi.
- Bên ta thì không sao? Ngày sau của chúng ta còn dài.
Thẩm Mặc không muốn làm khó hắn, vội an ủi:
- Hoành Phủ huynh nên trở về nhà trước đi.
- Đa tạ đại nhân thông cảm.
Lý Tán chắp tay nói, mặc dù bình thường hắn luôn khinh thường người khác, nhưng không tới mức không biết tốt xấu.
Thẩm Mặc quan tâm hỏi:
- Trong nhà Hoành Phủ huynh còn những ai nữa?
- Lão nương, lão bà, với cả ba cái tàu há mồm.
Lý Tán thở dài một tiếng:
- Một mình tại hạ phải nuôi sáu cái mồm.
- Vậy ta tới bái phỏng lão bá mẫu...
- Không cần, không cần.
Lý Tán vội vàng ngăn cản:
- Hiện giờ tạm thời chưa nên, chỗ tại hạ ở là con ngõ nhỏ vừa hẹp vừa bẩn, kiệu không thể vào được... Nhà nghèo chẳng có lấy chỗ ngồi, đại nhân tới bây giờ không phải làm tại hạ thêm vinh dự, mà là khiến tại hạ bêu xấu. Để sau này hẵng nói.
Người này nói chuyện còn thẳng thắn hơn cả người phương bắc, chẳng biết là chuyện xấu hay chuyện tốt.
Thẩm Mặc bị Lý Tán nói cho hết cách, liền không nhắc tới chuyện này nữa, dặn dò Tam Xích bên cạnh vài câu, bảo hắn mau chóng trở về, sau đó nói với Lý Tán:
- Chúng ta ngồi bên sông một chút, thế nào cũng không tới một khắc, không làm lỡ thời gian của huynh đâu.
Thẩm Mặc đã nói thế rồi, Lý Tán còn thế nào được nữa? Đành theo y tới bên sông, kiếm một miệng đá xanh sạch sẽ ngồi xuống, trong lòng còn lầm bẩm:" Ta cũng có đẹp trai gì đâu, lại vừa gầy vừa nhỏ, sao bị y nhìn trúng nhỉ?"
Vì bên Phúc Kiến có cái tục "nhận khế đệ" cho nên Lý Tán rất dễ suy nghĩ tới phương diện đó.
*
Khế đệ: Đồng tính, khế là tương hợp.
Không phải là tâm tư Lý Tán xấu xa, mà hắn là người trưởng thành nếm đủ phong sương rồi, không tin trên đời này có ai vô duyên vô cớ đối xử tốt với người khác ---
Loại quý nhân như Thẩm Mặc, cho dù nhất thời nhàn rỗi không có việc gì làm cũng không thể cả ngày theo đít mình được, chẳng lẽ chỉ vì khảo sát điều kiện sống của thuộc cấp thôi sao?
Trong lòng liên tưởng Thẩm Mặc với Long Dương quân, Lý Tán cảm thấy buồn nôn, vội vàng nhích mông ra ngoài, cho dù chỉ là cách nửa cái mông, cũng phải kéo giãn cự ly với y.
Thẩm Mặc đang vắt óc suy nghĩ xem phải thể hiện điều mình muốn diễn đạt ra sao, không để ý tới sự khác thường của hắn, nghĩ nửa ngày trời mới hỏi:
- Hoành Phủ huynh, hỏi huynh một câu, mong huynh phải trả lời đúng sự thực.
- Mời đại nhân.
Lý Tán hơi run đáp.
Thẩm Mặc nhìn chăm chú vào hai mắt của hắn:
- Trong thân thể huynh, phải chẳng có chưa một linh hồn khác, ý ta nói, kỳ thực huynh có ký ức mấy trăm năm sau, đúng không?
- Ặc...
Lý Tán há hốc mồm ra, thầm nghĩ:" Trời chưa tối mà đã kể chuyện ma rồi à?" Đầu óc xoay chuyển một cái, đáp:
- Ý của đại nhân là, ngôn luận của tại hạ quá sức khó tưởng tượng, không giống người thời đại này?
- Có thể nói như thế.
Thẩm Mặc gật vội đầu:
- Tại hạ cũng biết tử tưởng của mình có chút nổi loạn.
Lý Tán gãi đầu cười:
- Nhưng tại hạ không thể phản bội nội tâm của mình, tại hạ nghĩ như thế nào thì phải nói như thế.
Hắn chìm vào trong hồi ức:
- Người già nói, một thứ gạo nuôi trăm dạng người, có lẽ tại hạ là dạng thứ một trăm linh một. Từ nhỏ đã nghĩ vấn đề khác với người ta rồi, còn nhớ năm mười tuổi, theo tiên sinh học luận ngữ, tới chương "Phiền trì thỉnh học giá",....
Người đọc sách trong thiên hạ đều biết "phiền trì thỉnh học giá" từ thiên Tử Lộ của Luận Ngữ. Nói một cách đơn giản là, Phiền Trì học sinh của Khổng Tử khác với người thường, xin Khổng phu tử dạy trồng trọt. Khổng Tử liền nói:" Ta không bằng lão nông", hai ngày sau Phiền Trì lại tới hỏi cách làm vườn, Tử lại nói:" Ta không bằng người làm vườn."
Liên tiếp hai lần bị sượng mặt, Khổng Tử có chút tức giận, đợi Phiền Trì đi rồi, liền nói với học sinh:" Phiền Trì là hạng tiểu nhân thôi. Cứ học tốt lễ nghĩa là dân nó không dám không kính trọng, trồng trọt làm cái gì?"
Khổng Tử chửi luôn miệng hồi lâu, toàn lời lảm nhảm lặp đi lặp lại, cô đọng lại thì tư tưởng trung tâm của nó là:" Thằng họ Phiền râu rậm kia là thứ tiểu nhân! Ta có bao nhiêu bản lĩnh ngươi không học, lại cứ đi hỏi thứ trồng rau làm vườn, toàn việc lấm lem bần thỉu, người đọc sách chúng ta không thèm bận tâm."
Câu chuyện này Thẩm Mặc tất nhiên là thuộc lòng, nhưng trước nay không thấy có gì không ổn, nhiều lắm thì khinh bỉ Khổng Tử có cái thói xấu là nói sau lưng người khác.
Nhưng có sao đâu, Khổng Tử chỉ là người thôi, đâu phải là thánh, trên đời này căn bản không có thánh.
Y mặc dù mang tư tưởng khác người, nhưng hành động lời nói thì lại là chuẩn mực, càng không đem quan điểm viết thành giấy trắng mực đen.
Nhưng Lý Chí thì không, hắn chẳng những viết ra, mà còn đi sâu vấn đề vì sao Phiền Trì lại quan tâm tới vấn đề Tam Nông.
Kết quả cũng chính từ thiên Vi Tử - Luận Ngữ, hắn tìm được nguyên nhân. Thì ra Khổng Tử dẫn học sinh chu du các nước, chẳng hiểu vì sao đám học sinh lại lạc mất sư phụ, mọi người cuống lên, Tử Lộ liền hỏi một người nông dân vác cuốc tung tích của sư phụ.
Ai ngờ người thời đó rất có cá tính, người nông dân kia trào phúng Khổng Tử:" Tay chân lười nhác, không phân biệt nổi ngũ cốc mà cũng gọi là sư phụ à?" Nói xong tiếp tục làm việc trong ruộng.
Tử Lộ choáng vàng, thi lễ rời đi, nhưng bị lão nông gọi lại, mang về nhà giết gà đãi rượu, chiêu đãi một ngày, hôm sau mới cho đi.
Sau khi tìm được Khổng Tử, Tử Lộ kể chuyện đã xảy ra cho sư phụ nghe, Khổng Tử khó chịu lắm, nhưng chỉ đành an ủi bản thân:" Lão nông đó là một ẩn sĩ" rồi sai Tử Lộ quay lại tìm.
Vì sao lại bảo hắn quay lại tìm? Theo phân tích của Lý Chí, Khổng Tử vì lạc học sinh một ngày một đêm, thêm vào năng lực tự chăm lo cho bản thân cực kém, nên lúc này bụng lép kẹp rồi:" Các ngươi ăn no uống say, không biết tới vi sư à?" Còn không mau quay lại kiếm cơm cho ta?"
Kết quả là người ta đã chuyển nhà rồi.
Vì trên đường gặp chuyện xui xẻo hơn thế nhiều lắm, cho nên chuyện qua rồi thì cũng bỏ qua, mọi người không nghĩ tới nữa.
Nhưng Phiền Trì ngoài râu rậm ra còn có một đặc điểm nữa là chất phác, hắn nhớ kỹ lời lão nông kia, về sau suốt ngày nghiền ngẫm, thấy lão nông kia nói đúng, liền đi thỉnh giáo Khổng phu tử.
Kết quả Không Tử cho rằng tên tiểu tử này cố ý bới lại chuyện xấu của mình, tất nhiên điên lên chửi cho sướng cái miệng.
Vì thế khi đó Lý Chí 12 tuổi đưa ra một kết luận -- Khổng Tử lòng dạ hẹp hòi.
Hắn nói, vì sao người ngoài phê bình ông thì ông khen người ta là cao nhân xuất thế, nhưng học sinh nhắc tới thì ông lại réo cha người ta ra chửi? Đó chẳng phải là khinh yếu sợ mạnh thì là cái gì? Bằng vào loại tư tưởng đó mà xưng là thánh nhân thì thánh nhân rẻ rúng lắm lắm!
Nghe xong câu chuyện này Thẩm Mặc hiểu ra, người này không phải có hai kiếp làm người, mà trời sinh khác người, cơ bản là một loại giống với Từ Vị, Hà Tâm Ẩn, căm đời ghét tục, hận quyền uy, lễ giáo trói buộc con người. Nhưng mức độ và phương thức biểu đạt khác nhau mà thôi.
Mặc dù trong lòng đa phần là tiếc nuối, nhưng Thẩm Mặc vẫn cảm thấy chút vui sướng, y không sợ gặp phải người có tư tưởng lạ, mà sợ cả thế giới này u u mê mê, nghìn người như một.
Nếu là như thế thì y khỏi phải tốn công, về ôm vợ ngủ cho sướng, vì chuyện y định làm nhất định là uổng công vô ích.
Nếu như lòng người có kẻ mang suy nghĩ khác, y thậm chí không cần lo lắng bên trong, chỉ cần làm tốt hoàn cảnh bên ngoài, thời đại tự nó sẽ tiến tới. Sứ mạng của y sẽ hoàn thành một cách dễ dàng.
Cho nên mặc dù Lý Chí không phải là người cùng thời với y, nhưng Thẩm Mặc vẫn vui kẻ kết giao và bảo vệ một "dị loại" như thế, để y còn bồi dưỡng ra nhiều thứ dị loại hơn nữa....