WEBSITE đã NGỪNG nạp LT bằng MOMO và ZALOPAY, mọi người CHUYỂN KHOẢN NGÂN HÀNG nhé.
Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 827: Bộc Nghị Chi Tranh (1)

Chương 827: Bộc Nghị Chi Tranh (1)




Dịch: lanhdiendiemla.

Viên Vĩ run run đưa tay ra, mở bản tấu chương, chỉ thấy trên đó dùng khẩu khí của ông ta, đàn hặc Trương Cư Chính thái độ không đoan chính, xem thường công việc, còn dùng ngôn từ mập mờ, thể hiện bất mãn với việc hoàng đế quá mức đề cao cha mẹ ruột, những lại xử tệ với Trương thái hậu...

Đương nhiên một lá đơn vu cáo, tuyệt đối không thể hoàn toàn bịa đặt, mà phải kết hợp với ba phần sự thực, mới làm bảy phần kia thành sự thực.

Nghiêm Thế Phiên hiển nhiên đã theo dõi Trương Cư Chính rất lâu, tìm ra sơ hở trong văn chương ca ngợi công tích mà hắn biên soạn.

Bài văn đó khen Gia Tĩnh đế hiếu lễ, đồng thời luận chứng bất kỳ nhi tử có hiếu nào gặp phải tình huống đó đều đưa ra lựa chọn tương tự, hoàng đế cũng không ngoại lệ.

Đáng lý điều này đúng lòng đế vương, Gia Tĩnh đế khi đó xem xong còn long nhan hớn hở, khoan khoái vô cùng.

Nhưng Nghiêm Thế Phiên tìm được điều công kích trong đó. Khi Trương Cư Chính luận chứng, lấy Anh Tông Bắc Tống làm ví dụ. Còn nhắc tới hai chữ "bộc nghị"...

Tống Anh Tông tên Triệu Thự, nguyên danh Tông Thật, là cháu của Bộc vương Triệu Nguyên Phân đệ đệ Tống Nhân Tông.

Nhân Tông là hoàng đế đời thứ ba của triều Tống, là đường thúc của Triệu Thự. Đáng lý ra Triệu Thự vô duyên với hoàng vị, nhưng Chân Tông không có con trai, hoàng vị liền rơi lên người hắn, vận mệnh nghe sao mà tương tự với Gia Tĩnh.

Hơn nữa hai vị hoàng đế số đỏ này còn cùng một loại người, đều vô cùng thông minh, lại vô cùng cố chấp, vì cùng một sự kiện mà phát sinh xung đột mãnh liệt với triều thần.

Đó là hiếu đáo một cách cố chấp, đăng cơ không lâu, cả hai đều diễn một vở hài kịch truy tặng danh phận cho phụ thân làm chân động triều đình.

Gia Tĩnh đế không cần nói, "đại lễ nghị" diễn ra oanh liệt được đưa vào sử sách, Anh Tông cũng chẳng chịu kém, "bộc nghị chi tranh" kéo dài cả nửa đời làm hoàng đế, cũng viết vào sử sách.

Nhân Tông qua đời, Anh Tông kế vị, triều đình thảo luận vấn đề xưng hô của Bộc vương cha Anh Tông.

Khi đó Nhân Tông mới qua đời 14 tháng, Anh Tôn hạ chỉ, đợi Nhân Tông tang tròn 24 tháng hẵng nói. Đó không phải là vì tôn kính Nhân Tông, mà là kế hoãn binh giảm bớt cản trở việc truy phong.

Khi đó Vương Khuê cầm đầu lưỡng chế cho rằng, Anh Tông kế thừa hoàng vị của Nhân Tông, phải gọi cha đẻ Bộc vương là hoàng bá. Còn Hàn Kỳ, Âu Dương Tu vì đón ý hoàng thượng, cho rằng Anh Tông nên gọi cha là Hoàng khảo, bọn họ thỉnh cầu Anh Tông đem cả hai phương án ra cho bách quan thảo luận:

*

khảo: Cha, mẹ đã mất.

Khi đó Anh Tông và tế tướng cho rằng, các đại thân nhất định có người tán đồng chủ trương bọn họ, nào ngờ tình hình trái ngược hoàn toàn, bách quan cực lực phản đối chuyện này, đa số tán đồng kiến nghị của quan viên lưỡng chế.

Nhưng Anh Tông dự mưu đã lâu, sao chịu thay đổi? Liền gây áp lực để bách quan thay đổi suy nghĩ. Có điều vì Tống triều không có đình trượng, mà hoàng đế không thể giết sĩ đại phu, cho nên Anh Tông cũng cảm thấy áp lực rất lớn, rất vất vả.

Đúng lúc đó nguyên phối của Nhân Tông hoàng đế là Tào thái hậu hay tin, đích thân viết chiếu thư nghiêm khắc chỉ trích đám Hàn Kỳ, Âu Dương Tu.

Cho rằng Anh Tông được kế vị, bởi vì là hắn làm con nuôi thừa tự của Nhân Tông, không thể gọi Bộc vương là cha nữa, cho nên không thể gọi là hoàng khảo, tức thì việc được định đoạt.

Con đường nhận cha của Anh Tông dường như thành vô vọng.

Thấy tình thế bất lợi cho mình, Anh Tông đành hoãn thảo luận việc này, nhưng ông ta không từ bỏ. Mà ngược lại, thông qua thời gian dài tranh luận, ông ta nhận thức được, muốn giành thắng lợi, chỉ có cách tranh thủ ủng hộ của thái hậu, mới cho bách quan một đồn trí mạng được.

Cuối cùng dùng một chiêu không sao tin nổi, ông ta sai Âu Dương Tu viết sắc chiếu thư "Bộc vương xưng hoàng khảo", giấu trên người, sau đó mời thái hậu ăn cơm, trong bữa ăn khóc lóc, bày tỏ mình đã nhận thức được sai lầm, muốn thay đổi cong người, không đòi hỏi gì nữa.

Quan hệ giữa Tào thái hậu và Anh Tông rất tệ, nhưng nghe nhưng lời chân tình tha thiết đó, lại nghĩ tương lai còn phải dựa vào Anh Tông, thái độ mềm xuống, bị Anh Tông dùng lời ngon ngọt chuốc say, sau đó lấy chiếu thư ra, lừa Tào thái hậu hồ đồ đóng dấu vào.

Hôm sau, Tào thái hậu tỉnh rượu mới biết nội dung chiếu thư, nhưng hối hận thì đã muộn, vì Anh Tông đã công bố thiên hạ, lập miếu hiệu cho Bộc vương, cấp vinh diệu hoàng đế.

Nhưng quyết định này bị triều thần kiên quyết kháng cự, quan viên can gián bao gồm cả Tư Mã Quang, thậm chí cả người trợ tá cho Bộc vương cũng đứng ra phản đối, làm Anh Tông không ngờ.

Đối diện tình thế không lường trước đó, Anh Tông không nhận nhịn nữa, hạ chiếu cấm thảo luận, đầy ba đại thân khỏi kinh sư, đồng thời lôi kéo phái phản đối, hứa cho chức vị chấp chính, cuối cùng dùng cả biện pháp cả cứng lẫn mềm. Trải qua ba năm giành được danh phận cho phụ thân.

Anh Tông tại vị được 5 năm nên tỉ lệ so ra còn cao hơn Gia Tĩnh.

~~~~~~~~~~~~~~

Văn chương dùng một vị hoàng đế tương tự Gia Tĩnh, vốn ý muốn chứng minh Gia Tĩnh không phải độc đoán cố chấp.

Nhưng Trương Cư Chính quên đôi huynh đệ đồng bệnh tương lân này có một chỗ làm người ta lên an giống nhau, bất kính với thái hậu.

Đương nhiên Gia Tĩnh đế không thừa nhận hành vi của mình.

Nhưng Anh Tông từng vì thiên tai mà hạ chiếu trách tội mình, điều đầu tiên là "nghe lời sàm ngôn, bất kính với Tào thái hậu", người ta tự nhận rồi.

Vì thế Nghiêm Thế Phiên nói Trương Cư Chính lấy Anh Tông làm ví dụ, tức là biểu thị cái nhìn là cả hai đều bất kính với thái hậu, đứng ở phía đối lập với bách quan...

Cuối cùng Nghiêm Thế Phiên lấy ra bản lĩnh hãm hại Trương Kinh, viết cuối tấu chương đàn hặc:" Thần nghe nói, xưa nay đứng ở phía đối lập với bách quan đều là hôn quan, mà hoàng thượng anh minh thần võ, bốn phương bái phục, bách tính an cư lạc nghiệp, không ai không cho rằng là đấng minh quân hiếm có. Trương Cư Chính dám nói xấu hoàng thượng như thế, không biết có mưu đồ gì?"

Thế nào gọi là từng chữ như thuốc độc? Chính là bản tấu này đây, Viên Vĩ chỉ mới xem thôi mà sợ tới mồ hôi ra đầy đầu, ông ta quanh năm bên vua, biết Gia Tĩnh đế độc đoán tự phụ, kẻ nào tới trước hưởng lợi, vì Gia Tĩnh dễ có việc làm kích động.

Ví dụ Hạ Ngôn, Tằng Tiến Trương Kinh năm xưa, không ai là không bị hại, mặc dù về sau Gia Tĩnh bình tĩnh nghĩ lại thấy hối hận, nhưng kim khẩu đã phát ra khó thu lại, chỉ đành sai tới cùng.

Viên Vĩ dám khẳng định, phong thư đụng chạm vảy ngược thiên tử này đưa lên, Gia Tĩnh đế sẽ nổi giận, không cần biết trắng đen phải trái, hạ lệnh đem Trương Cư Chính vào ngục tra khảo.

Tức là thứ này đưa lên Trương Cư Chính xem như xong đời.

Nhưng Trương Cư Chính là ai cơ chứ? Học trò đích hệ thân cận nhất của Từ các lão, là thứ nâng niu trong tay sợ rơi, ngậm trong miệng sợ tan, cho dù năm ngoái hai đảng đấu tranh quyết liệt, thiếu chút nữa Từ các lão đích thân ra trận, cũng không nỡ để hắn lên ngựa.

Có thể thấy rằng, nếu ông ta dám đưa tấu chương này lên, Từ Giai sẽ không tha cho tông ta. Hôm qua hai bên còn vui vẻ rượu chè, hôm nay đã đâm cho một đao ứa máu, đoán chừng Từ Giai sẽ hận ông ta tới tận xương tủy.

Viên Vĩ nhớ tới khi xem tiểu thuyết phố phường, khi phần tử hắc bang, muốn khiến kẻ hai mặt phải hoàn toàn ngả về một phía, thường thường ép hắn triệt để đắc tội với một bên.

Như thế kẻ hai mặt chỉ còn lựa chọn theo hoặc không theo, theo thì triệt để trở mặt với bên kia, không theo thì bị Hắc bang đào hố chôn sống.

Ông ta cho rằng Nghiêm Thế Phiên khác đầu sỏ Hắc bang ở điều duy nhất, là không đào hố chôn mình, tối đa chỉ làm ông ta thân bại danh liệt.

-o0o-


















trước sau

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc A/D để lùi/sang chương.
WEBSITE đã NGỪNG nạp LT bằng MOMO và ZALOPAY, mọi người CHUYỂN KHOẢN NGÂN HÀNG nhé.