Nói đến chuyện này, Dư Thụ cũng tức giận, nói: “Viên kẹo đường đó rõ ràng là nương tử Tú tài cho đệ, nói đến cùng thì còn chẳng phải là cha nương nộp học phí cho nương tử tú tài giúp đệ, nhưng Quyên Nhi lại lấy việc đó để uy hiếp đệ nói với bà.”
Nương tử tú tài là vợ của Lâm tú tài. Lâm tú tài vốn là một người có tiền đồ, tài học cũng tốt, nhưng bởi vì mắc bệnh cảm lạnh, còn đã thâm nhập vào đến nội tạng.
Sau đó ông ta lại bị què, khó khăn lắm mới khỏi bệnh, nhưng bởi vì què chân, không thể đi thi cử nhân được nữa nên mới nhận được việc dạy học ở trấn Ngự Kiều.
Vốn dĩ Lâm tú tài còn có một căn nhà ở trên trấn, nhưng bởi vì đi khám bệnh tốn khá nhiều tiền nên căn nhà đó cũng bị bán đi.
Sau đó ông ta mới chuyển về sinh sống ở thôn Sa Hà. Cho dù là như vậy, gia đình nhà Lâm tú tài cũng sống tốt hơn không ít người ở thôn Sa Hà.
Là người cùng thôn nên hai vợ chồng Trương thị dành chút thời gian đi đến nhà vợ tú tài nói về chuyện này. Trương thị luôn thiên vị đại phòng nhất, nhân tiện nộp luôn học phí chính vì muốn Lâm tú tài có thể giúp đỡ giữ lại một vị trí tốt.
Bánh gạo có vị ngon hơn kẹo đường. Dư Thụ vui vẻ ăn. Con nít chính là như vậy, có đồ ăn sẽ quên đi những chuyện không vui.
Hai ba ngày sau, Dư Dung đại khái đã thêu được đường viền. Nhà chính bên ngoài lại nhộn nhịp cả lên.
Hóa ra là ông cụ Dư và bà cụ Dư đã về. Bà cụ Dư mặc bộ quần áo rất lụa là, trông không hề lớn tuổi. Ông cụ Dư thì ăn mặc chỉnh tề hơn một chút, đặc biệt là đôi giày trông càng giống như người sống ở trên trấn vậy.
Ông ba Dư bước lên trước, cười hỏi: “Tam Lang không về cùng sao?”
Ông ba Dư là người thường xuyên chạy việc cho bà cụ Dư, càng tinh thông lanh lợi hơn ông hai Dư thật thà.
Nhắc đến chuyện này, bà cụ Dư tối sầm cả mặt: “Đồ ngu ngốc nhà ngươi, mong cháu ngươi có chuyện xấu đúng không.”
Lý thị vừa nghe xong càng lo lắng thêm. Dù sao Dư Tam Lang cũng là con trai bà ta, hơn nữa còn là đứa con trai giỏi giang nhất trong nhà họ Dư.
Bà cụ Dư có thể giữ bốn đời sống chung mà không phân ra ở riêng cũng chính vì Dư Tam Lang.
“Nương, rốt cuộc là thế nào rồi? Nhà họ Tiền không đồng ý sao?”
Bà cụ Dư lạnh lùng hừ một tiếng: “Đồng ý thì cũng đồng ý, nhưng chỉ riêng sính lễ đã cần năm mươi lượng, còn muốn phải có nhà ở trên trấn. Quả thật là được voi đòi tiên mà.”
Bà cụ Dư là người nắm giữ tiền của trong gia đình. Đừng thấy trong nhà có mười lăm mẫu đất, nhưng mỗi năm tối đa chỉ có thể mua thêm một vài quyển sách đã như trứng chọi đá.
Càng huống hồ, hôn sự của Dư Đào cũng sắp được tổ chức. Ngay sau đó, những cô con gái đều đã lớn, không thể tay không xuất giá được!
Lý thị suýt nữa ngất đi. Nhà họ Tiền mở một tiệm tơ lụa ở trên trấn. Mặc dù không kiếm được nhiều tiền, nhưng họ cũng làm ăn rất phát đạt.
Đặc biệt là nhà họ Tiền chỉ có hai người con gái, cho nên của hồi môn cũng rất phong phú.
Lý thị nghĩ đến con trai nhà mình, vẻ ngoài tuấn tú lịch sự, còn trẻ tuổi đã là đồng sinh. Nhà họ Tiền không bám víu lấy thì thôi lại còn dám đối xử với con trai bà ta như vậy.
Trương thị cười nhạo trong lòng. Điền thị ôm lấy Dư Bội, tiến lên trước mặt bà cụ Dư, khuyên nhủ: “Ắt sẽ có lúc bọn họ hối hận. Nương, mấy ngày nay Bội Bội xa người nên nhớ người lắm đó.”
Bà cụ Dư gọi cục cưng. Dư Dung nhìn về phía Dư Bội. Cô nhóc mới bảy tuổi, đôi môi đỏ, răng trắng, nhìn chẳng giống như một đứa trẻ ở dưới quê cả. Hơn nữa, giày cô bé còn là giày vải, vừa nhìn là biết đã bỏ ra rất nhiều công sức.
Đừng thấy cô nhóc này nhỏ tuổi, nhưng quần áo cô bé mặc trên người còn tốt hơn Dư Mai nhiều.
Bà cụ Dư có rất nhiều cháu trai cháu gái. Bà ta không quan tâm gì đến người của chi thứ ba, nhìn thấy Trương thị thì chẳng thèm ngó ngàng.
Trương thị cũng không nói gì, kéo theo Dư Dung quay về phòng. Bà âm thầm thề rằng, nhất định sẽ khiến con cái của bà trở nên vượt trội.
...
Bà cụ Dư ôm Dư Bội vào lòng, sau đó lấy ra một gói điểm tâm từ trong lòng, đưa cho Dư Bội: “Nhanh ăn nào Bội nha đầu, con sống ở nhà tổ của con thế nào?”
Dư Bội lấy điểm tâm đẩy vào miệng bà cụ Dư trước: “Bà, bà ăn đi.”
Bà cụ Dư cảm thán với Điền thị: “Nhiều cháu trai cháu gái như thế, chỉ có Bội nha đầu còn nhớ đến bà già này.”
Điền thị đứng cạnh cũng được thơm lây: “Nương nói phải, nha đầu này lúc nào cũng nhớ đến nương, ở bên nhà tổ đã quấy đòi về. Cuối cùng con đoán nương sắp trở về rồi nên lúc này mới đưa cháu về.”